Câu hỏi:

40 lượt xem
Tự luận

a) Trong Hình 9, hình nào có tâm đối xứng? Tìm tâm đối xứng (nếu có).

Thực hành 3 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo

b) Nêu tên một hình có vô số tâm đối xứng.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a) ⦁ Hình 9a:

Ta đặt hình bình hành ở Hình 9a có các đỉnh là A, B, C, D (hình vẽ).

Thực hành 3 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo

Hình bình hành ABCD có tâm O là giao điểm hai đường chéo.

Suy ra O là trung điểm của AC, do đó C = ĐO(A) và A = ĐO(C).

Chứng minh tương tự, ta được B = ĐO(D) và D = ĐO(B).

Do đó ảnh của hình bình hành ABCD qua ĐO là chính nó.

Vậy O là tâm đối xứng của Hình 9a.

⦁ Hình 9b:

Thực hành 3 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo

Giả sử I là một điểm trên Hình 9b (hình vẽ).

Lấy điểm A bất kì trên Hình 9b sao cho A ≠ I.

Khi đó ta luôn xác định được một điểm A’ trên Hình 9b sao cho A’ = ĐI(A).

Lấy điểm B trùng I. Khi đó B = ĐI(B).

Tương tự như vậy, ta chọn các điểm bất kì nằm trên Hình 9b, ta đều xác định được ảnh của các điểm đó qua ĐI trên Hình 9b.

Vậy I là tâm đối xứng của Hình 9b.

⦁ Hình 9c:

Chứng minh tương tự Hình 9b, ta được G là tâm đối xứng của Hình 9c.

Thực hành 3 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo

⦁ Hình 9d không có tâm đối xứng.

b) Hình có vô số tâm đối xứng là:

– Đường thẳng: do đường thẳng không có điểm đầu và điểm cuối nên mỗi điểm bất kì nằm trên đường thẳng đều là tâm đối xứng của đường thẳng đó;

– Hình gồm hai đường thẳng song song: tâm đối xứng của hình gồm hai đường thẳng song song luôn di động trên một đường thẳng cố định, đường thẳng đó là trục đối xứng của hai đường thẳng đã cho.

Cụ thể, giả sử O là tâm đối xứng của hai đường thẳng song song a và b. Khi đó O di động trên đường thẳng c là trục đối xứng của hai đường thẳng a và b.

Thực hành 3 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ