Giáo án Con đường mùa đông (Kết nối tri thức 2024) | Ngữ văn 11

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Con đường mùa đông sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 151 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 70k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11: Con đường mùa đông

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung bài thơ và cảm xúc của của tác giả.

- Nắm được cấu tứ bài thơ và các yếu tố tượng trưng trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc, yêu cái đẹp và luôn tin tưởng mình có thể vượt lên trên số phận.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài.

b. Nội dung: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm: Hình vẽ trên màn hình máy chiếu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trước khi đọc:

Hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Theo bạn, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV cũng có thể chia sẻ cùng HS về trải nghiệm của chính mình, kết nối với bài đọc.

- GV khơi gợi những vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.

 

 

 

 

HS chia sẻ trải nghiệm của mình.

2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh nhận biết được thể thơ, cấu tứ và các yếu tố tượng trưng trong thơ; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu qua đó nắm được tình cảm của tác giả.

- Kết nối văn bản trải nghiệm với cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tinh thần vượt qua khó khăn trở ngại.

b. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ..

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập.

d. Nội dung thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

GV hướng dẫn HS đọc hiểu khái quát

Giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn, GV định hướng cho HS ghi lại những ý chính.

- Hãy nêu vài nét về tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân

GV quan sát hỗ trợ những HS gặp khó khăn.

Báo cáo thảo luận:

GV gọi 2 – 3 HS trả lời.

Phân tích kết luận:

GV nhận xét và đưa ra kết luận.

 

 

 

 

- GV giúp HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, cách phân chia bố cục hợp lý. Nêu được đại ý của từng phần.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799 – 1837) là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

- Pu-skin được xem là “mặt trời của thi ca Nga”.

- Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, những cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp).

- Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga → Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

- Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

2. Tác phẩm

Tháng 12 năm 1825, một cuộc khởi nghĩa do đông đảo những người trí thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo chống lại chế độ nông nô chuyên chế đã nổ ra rộng khắp trên nước Nga. Đầu năm 1826, cuộc khởi nghĩa bị Nga hoàng dập tắt. Vào mùa đông năm ấy, nỗi buồn của riêng nhà thơ nơi đày ải, nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa, cùng ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút buồn tủi trong hành trình cuộc sống riêng tư, cung như của dân tộc, đã trở thành nguồn cảm hứng để Pu-skin sáng tác nên bài thơ Con đường mùa đông.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 12 trang, trên đây đã trình bày 4 trang đầu Giáo án Ngữ văn 11 Con đường mùa đông Kết nối tri thức

Để mua Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

1 151 lượt xem
Mua tài liệu