Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 112 (Kết nối tri thức 2024) | Ngữ văn 11
Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 112 sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 70k cho 1 giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 112
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được các lỗi dùng từ, lỗi trật tự từ trong câu và biết cách sửa lỗi.
- Phân biệt được lỗi dùng từ, lỗi trật tự từ trong câu với một số biện pháp tu từ thường được dùng trong các văn bản văn học.
- Biết cách tra từ điển để hiểu nghĩa của từ, tránh được những lỗi sai khi dùng từ.
- Biết được bối cảnh giao tiếp để từ đó biết cách dùng từ, đặt câu hợp lí.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận biết lỗi về thành câu và cách sửa.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
3. Về phẩm chất
- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã gặp phải lỗi dùng từ nào trong quá trình viết văn chưa hoặc đọc một bài văn, một câu chuyện cười về lỗi dùng từ? Hãy chia sẻ về lỗi em đã gặp đó.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 3 HS trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong quá trình viết hoặc nói, chúng ta có thể gặp một số lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ. Vậy những lỗi thường gặp đó là gì và cách sửa như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức lỗi về thành phần câu và cách sửa.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi: + Nêu các lỗi cơ bản về thành phần câu và cách sửa.. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Thiếu thành phần nòng cốt - Câu thiếu chủ ngữ Ví dụ: Với tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy. “Với tác phẩm này” là thành phần trạng ngữ. Có thể người viết nhầm đó là chủ ngữ. Cách sửa thứ nhất: Dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp. Chẳng hạn: Với tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy. Cách sửa thứ hai: Lược bỏ quan hệ từ ở đầu cây để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ: Tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy. - Câu thiếu vị ngữ Ví dụ: Lục bát, một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt. Trong câu trên, có thể coi “lục bát” là chủ ngữ, “một thể thơ” có từ lâu của người Việt” là thành phần chêm xen, giải thích cho đối tượng được nói đến ở chủ ngữ chứ không phải là vị ngữ. Kiểu lỗi này có thể do người viết nhầm thành phần chêm xen là vị ngữ. Cách sửa thứ nhất: Thêm từ “là” để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ: Lục bát là một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt. Cách thứ hai: Giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp: Lục bát – một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt – đã được tác giả sử dụng hết sức nhuần nhuyễn. - Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế. Đây mới chỉ là một cụm từ, chưa hề có nội dung thông tin, vì thế, chưa phải là câu. Cách sửa: Dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt để hoàn thành câu. Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế, tôi không thể chần chừ. 2. Sắp xếp lại vị trí thành phần câu Trong câu tiếng Việt, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Nhưng để phục vụ cho mục đích nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ có thể đảo vị trí của hai thành phần này. Ví dụ: Nơi đây sống một người tóc bạc (Nguyễn Đình Thi, Quê hương Việt Bắc) Tuy nhiên, trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, việc đảo vị trí các thành phần câu như vậy rất khó được chấp nhận. Chẳng hạn, không thể nói: Đang hành quân trong rừng một đơn vị bộ đội. Ở trường hợp này, người nói nhất thiết phải trả chủ ngữ (một đơn vị bộ đội) và vị ngữ (đang hành quân trong rừng) về với trật tự quen thuộc mới được xem là nói đúng: Một đơn vị bộ đội đang hành quân trong rừng. 3. Thiếu vế câu Trong câu văn tiếng Việt, có một số quan hệ từ luôn đòi hỏi được kết hợp với một quan hệ từ khác để tạo thành cặp như: vì... nên...; chẳng những... mà còn...; tuy... nhưng...; càng... càng...;... Nếu không chú ý đến đặc điểm này, câu dễ bị mắc lỗi thành phần. Ví dụ: |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 11 trang, trên đây đã trình bày 5 trang đầu Giáo án Ngữ văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 112 Kết nối tri thức
Để mua Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.