Giáo án Trí thông minh nhân tạo (Kết nối tri thức 2024) | Ngữ văn 11

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Trí thông minh nhân tạo sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 423 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 70k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11: Trí thông minh nhân tạo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các dấu hiệu nổi bật về hình thức trình bày văn bản thông tin như nhan đề, đề mục, sơ đồ, infographic…

- Xác định được đề tài, chủ đề của văn bản, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.

- Nhận biết và đánh giá được thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện trong văn bản

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù

- Tạo mối liên hệ giữa những thông tin trong văn bản với đời sống và với những văn bản khác.

- Phân tích được các văn bản cùng thể loại VB thông tin.

3. Về phẩm chất

- Trung thực, trách nhiệm; trân trọng những đóng góp lớn của các nhà khoa học, những nỗ lực không ngừng của con người trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia HS thành các nhóm (5 - 6HS) thực hiện 02 yêu cầu sau:

Câu 1: Quan sát các hình ảnh sau và tìm chủ đề:

Giáo án Trí thông minh nhân tạo | Kết nối tri thức Ngữ văn 11 (ảnh 1)

Câu 2: Chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết về trí thông minh nhân tạo.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận, trao đổi với các thành viên trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Câu 1: GV gọi đại diện 01 nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.

Câu 2: GV gọi đại diện 1-2 nhóm chia sẻ về những điều HS đã biết và muốn biết về trí thông minh nhân tạo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

Câu 1: Từ khóa: Trí thông minh nhân tạo/Trí tuệ nhân tạo (AI)

Câu 2: HS tự do chia sẻ, GV mở rộng.

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, … Một số ví dụ phổ biến về AI có thể kể đến ô tô tự lái, phần mềm dịch thuật tự động, trợ lý ảo trên điện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện thoại. 

Những điều chưa biết: Hẳn các bạn đã từng nghe nói đến Sophia, robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới, được thiết kế và phát triển bởi 1 công ty công nghệ của Mỹ và được kích hoạt lần đầu tiên năm 2015. Sophia được thiết kế để suy nghĩ và cử động sao cho giống với con người nhất đồng thời được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo. Mục đích chế tạo Sophia - theo nhà sản xuất - là nhằm phát minh ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo và có khả năng hoạt động như bất kỳ con người nào để giúp đỡ chính con người trong các vấn đề cuộc sống thường ngày như: phục vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị y tế, giáo dục cùng nhiều các dịch vụ khác…

- GV dẫn vào bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được tác dụng của các dấu hiệu nổi bật về hình thức trình bày văn bản thông tin như nhan đề, đề mục, sơ đồ, infographic.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến .

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những thông tin cơ bản về tác giả và văn bản đọc.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

1. Tác giả

Ri- sát Oát-xơn sinh năm 1961, là nhà tương lai học và giảng viên đại học người Anh.

Đồng thời, là cây bút nổi tiếng về các phát minh, sang chế và là người phân tích, dự đoán các xu hướng toàn cầu trong tương lai.

- Các cuốn sách đã xuất bản: SGK (Trang 74)

2. Văn bản

- Văn bản “Trí thông minh nhân tạo” được trích trong cuốn sách “50 ý tưởng về tương lai” (năm 2012).

- Nội dung: Cuốn sách đưa ra những dự báo nhiều mặt về tương lai nhân loại như sự phát triển của kĩ thuật số, sự cạn kiệt của tài nguyên, công nghệ nano, trí tuệ ngoài hành tinh, hiểm họa sinh học và dịch bệnh… khiến cho người đọc phải suy tư về những lựa chọn và hành động của mình trong hiện tại.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

a. Mục tiêu: Xác định được chủ đề của văn bản, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây đã trình bày 5 trang đầu Giáo án Ngữ văn 11 Trí thông minh nhân tạo Kết nối tri thức

Để mua Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

1 423 lượt xem
Mua tài liệu