Giáo án Tràng giang (Kết nối tri thức 2024) | Ngữ văn 11

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tràng giang sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 135 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 70k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11: Tràng giang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của bức tranh “Tràng giang” và tâm trạng của nhà thơ.

- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí….

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài.

b. Nội dung: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm: Hình vẽ trên màn hình máy chiếu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Giao nhiệm vụ:

GV nêu nhiệm vụ:

- Trình chiếu tranh ảnh, cho HS xem tranh ảnh (CNTT)

- Chuẩn bị bảng lắp ghép.

Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nhìn hình đoán tác giả Huy Cận

- Lắp ghép tác phẩm với tác giả

Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày đôi nét về tác giả Huy Cận.

Kết luận, nhận định:

GV kết luận và khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.

Trong tập thơ “Lửa thiêng” nhà thơ Huy Cận có lần tự họa chân dung tâm hồn mình:

“Một chiếc linh hồn nhỏ

Mang mang thiên cổ sầu”

Nỗi sầu ấy có bao trùm cả tập “Lửa thiêng” và hội tụ ở bài “Tràng giang”- một trong những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.

 

 

 

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh nhận biết được thể thơ, cấu tứ và các yếu tố tượng trưng trong thơ; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu qua đó nắm được tình cảm của tác giả.

- Kết nối văn bản trải nghiệm với cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người.

b. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập.

d. Nội dung thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

GV hướng dẫn HS đọc hiểu khái quát

Giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn, GV định hướng cho HS ghi lại những ý chính.

- Hãy nêu vài nét về tác giả Huy Cận

- GV giúp HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, cách phân chia bố cục hợp lý. Nêu được đại ý của từng phần.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân

GV quan sát hỗ trợ những HS gặp khó khăn.

Báo cáo thảo luận:

GV gọi 2 – 3 HS trả lời.

Phân tích kết luận:

GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Huy Cận (1919 – 2005)

- Quê ở làng Ân Phú,huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnh.

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu chất suy tưởng triết lí.

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: “Lửa thiêng”

- Hoàn cảnh sáng tác:Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.

2. Khám phá văn bản

a. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa nhan đề và lời đề từ.

Giao nhiệm vụ:

- HS đọc văn bản, chú ý những thẻ chỉ dẫn trong văn bản.

- GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập và cho biết ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của bài thơ.

- GV yêu cầu HS trao đổi những từ ngữ khó trong văn bản.

Thực hiện nhiệm vụ:

- HS trả lời câu hỏi

- HS đọc diễn cảm bài thơ, chú ý sử dụng các thẻ gợi dẫn.

- Tìm hiểu nghĩa của các từ khó, ghi lại những từ chưa hiểu; vận dụng các câu hỏi trong khi đọc để hiểu VB.

Báo cáo, thảo luận:

HS trả lời câu hỏi, thảo luận.

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận về nhan đề, lời đề từ.

b. GV hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ thơ đầu

Giao nhiệm vụ

GV nên đặt câu hỏi cho HS đi theo từng khổ thơ để thấy được sự thay đổi của cảnh và tâm trạng con người.

* Khổ 1.

- Phân tích những hình ảnh: sông nước, thuyền, cành củi khô để thấy được biểu hiện tâm trạng của tác giả?

- Nhận xét về hình ảnh, nhạc điệu, cách gieo vần của khổ thơ.

* Khổ 2.

- Cảnh sông nước được miêu tả như thế nào?

- Suy nghĩ của em về âm thanh được nói đến trong đoạn thơ?

- Thủ pháp nghệ thuật tương phản phát huy tác dụng gì?

- Tâm trạng của tác giả được biểu hiện như thế nào?

* Khổ 3

- Hình ảnh cánh bèo mang tính ước lệ tượng trưng cho điều gì?

- Câu hỏi tu từ cho ta thấy gì về sự giao kết tình người?

Thực hiện nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện thảo luận 1 khổ thơ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS

Báo cáo, thảo luận:

Đại diện mỗi nhóm trình bày. Các nhóm theo dõi và nhận xét.

Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá; chốt lại kiến thức.

- GV kết nối với phần Tri thức ngữ văn để HS hiểu hơn về những chi tiết, yếu tố nghệ thuật của bài thơ.

- GV liên hệ thực tế.

 Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người,mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.

c. Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ thơ cuối

Giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp buổi chiều qua miêu tả của nhà thơ.

 

2. Khám phá văn bản

a. Nhan đề bài thơ và lời đề từ

* Nhan đề

- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) → gợi không khí cổ kính.

- Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.

→ Gợi không khí cổ kính, khái quát → nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.

* Lời đề từ

- Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát

+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn,tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm

- Câu này là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

 

 

 

 

 

 

b. Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ

* Khổ 1

- Hình ảnh : sóng gợn, thuyền, nước song song → cảnh sông nước mênh mông, vô tận, bóng con thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoang vắng hơn.

- Củi 1 cành khô >< lạc trên mấy dòng nước → sự chìm nổi cô đơn ,biểu tượng về thân phận con người lênh đênh,lạc loài giữa dòng đời

-Tâm trạng: buồn điệp điệp → từ láy gợi nỗi buồn thương da diết,miên man không dứt.

 Với khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.

* Khổ 2

- Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu gợi lên cái vắng lặng , lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp

- Âm thanh:Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người

- Hình ảnh:Trời sâu chót vót ? cách dùng từ tài tình,ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn,khoáng đãng hơn

- Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu ? Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng, cô đơn

→ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.

* Khổ 3

- Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi.

- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ,lạc loài của kiếp người vô định

- Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối đôi bờ ? niềm khao khát mong chờ đau đáu dấu hiệu sự sống trong tình cảnh cô độc.

 

c. Khổ 4: Tình yêu quê hương

- Hình ảnh ước lệ,cổ điển: Mây, chim…

? vẽ lên bức tranh chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả, thơ mộng.

- Tâm trạng: Không khói.... ? âm hưởng Đường thi nhưng tính chất thể hiện mới. Nỗi buồn trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn ở Huy Cận không cần nhờ đến thiên nhiên, tạo vật mà nó tìm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng.

 Đằng sau nỗi buồn,nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ,bế tắc trước cuộc đời.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 12 trang, trên đây đã trình bày 5 trang đầu Giáo án Ngữ văn 11 Tràng giang Kết nối tri thức

Để mua Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

 

1 135 lượt xem
Mua tài liệu