Giáo án Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng (Kết nối tri thức 2024) | Ngữ văn 11

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 296 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 70k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí.

- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Cây diêm cuối cùng.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ văn học: Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc.

- Vận dụng các kiến thức đã học về truyện kí để đọc hiểu văn bản Cây diêm cuối cùng.

3. Về phẩm chất

- Biết yêu mến cảnh quan thiên nhiên, các sắc màu văn hóa của đất nước; thấu hiểu và cảm thông với con người ở những cảnh ngộ khác nhau.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản đã học trong Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Bài tập của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS xem lại các văn bản đã học trong Bài 7 và vận dụng kiến thức về truyện kí để hoàn thành bài tập.

1. Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết các yếu tố trữ tình trong ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Và tôi vẫn muốn mẹ..., Cà Mau quê xứ.

2. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tưởng nhận thấy dòng sông Hương “không bao giờ tự lập mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Hãy phân tích sự độc đáo trong cảm hứng của chính tác giả về sông Hương qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

a. Lập dàn ý cho bài viết.

b. Chọn hai ý và triển khai thành hai đoạn văn có liên kết với nhau.

3. Để thành công, dứt khoát phải dựa vào nội lực, không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.

a. Chuẩn bị nội dung thảo luận, tranh luận về đề tài trên.

b. Tổ chức tập thảo luận, tranh luận trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị.

4. Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.

Câu 1

Nội dung

Văn bản

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Và tôi vẫn muốn mẹ...

Cà Mau quê xứ

Dấu hiệu nhận biết yếu tố trữ tình

cái tôi mê đắm, tài hoa, uyên bác và có tình yêu say đắm quê hương, xứ sở, đặc biệt với Huế và Hương giang.

thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi.

Chất trữ tình đã được thể hiện rất rõ ràng trong bài tản văn thông qua những cảm giác và tình cảm của tác giả giành cho thiên nhiên và con người mũi Cà Mau. Dù đã rời khỏi vùng đất đó nhưng những kí ức của ông với nơi đây vẫn còn nguyên vẹn, đó là thứ níu kéo tình cảm của ông, làm ông lưu luyến không rời để rồi nhớ nhung.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây đã trình bày 3 trang đầu Giáo án Ngữ văn 11 Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng Kết nối tri thức

Để mua Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

1 296 lượt xem
Mua tài liệu