Giáo án Trao duyên (Kết nối tri thức 2024) | Ngữ văn 11

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Trao duyên sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 179 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 70k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11: Trao duyên

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Hiểu được tâm trạng đầy mâu thuẫn, bế tắc, đau đớn của Thúy Kiều trong đêm trao duyên cho Thúy Vân, nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng

- Thấy được nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật: độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bac học, ngôn ngữ bình dân.

- Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du với con người, đặc biệt là những người tài hoa bạc mệnh như Kiều.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù

- Vận dụng được những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Du và các kiến thức được giới thiệu trong bài học trước Tác gia Nguyễn Du để hiểu đoạn trích theo đặc trưng của thể loại truyện Nôm.

- Nhận biết sự tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm so với truyện thơ dân gian.

- Phân tích và đánh giá được vị trí của đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

3. Phẩm chất

- Trân trọng những di sản văn học; đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thống của dân tộc.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra gợi ý:

- GV dẫn dắt vào bài: Khi khái quát về số phận của Thúy Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân từng viết: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi’. Quả thực, trong suốt 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều đã trải qua rất nhiều nỗi đau với vô vàn bi kịch của một kiếp người hồng nhan mà bạc mệnh. Và, bi kịch mở đầu cho cõi đời lưu lạc đó chính là gia đình li tán, tình yêu tan vỡ. Bi kịch này được thể hiện rất rõ trong đoạn trích Trao duyên – bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. Mời các bạn vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét khái quát và quan trọng về đoạn trích Trao duyên.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến .

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS:

+ Trình bày những nét chung và hiểu biết của em về đoạn trích Trao duyên (Vị trí cũng như bố cục đoạn trích)

+ Nhan đề trao duyên gợi cho em những suy nghĩ gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi đại diện các nhóm phát biểu.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

- GV bổ sung:

- Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương. Tai vạ ập đến khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Bọn sai nha ập đến nhà Kiều “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”, Vương ông và Vương Quan bị bắt, bị đánh đập, tra khảo tàn nhẫn. Đứng trước cơn gia biến, Kiều buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em. Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh, việc nhà xong xuôi Kiều thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu:

“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu trong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

Rồi nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa với Kim Trọng.

-   Nhan đề đoạn trích là “Trao duyên” nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, 'Trao duyên', ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều. Sau khi chập nhận làm lẽ Mã Giám Sinh với giá: “Vàng ngoài bốn trăm”,  Thúy Kiều “Một mình nàng ngọn đèn khuya/ Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu” Thúy Vân chợt tỉnh giấc, hỏi chuyện chị, lúc này Thúy Kiều mới dãi bày hết tâm sự và ý nguyện của mình với em những mong sẽ nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ người em gái.

1. Vị trí đoạn trích

- Trao duyên sau khi bán mình → tình thế éo le → nỗi đau đớn, bất lực, vẻ đẹp phẩm chất của Kiều.

- Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756, thuộc phần 2 Gia biến và lưu lạc.

→ Vị trí đặc biệt: khép lại những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc, mở ra cuộc đời lưu lạc bất hạnh.

2. Bố cục

- Phần 1: 24 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

- Phần 2: 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.

- Phần 3: 10 câu cuối: Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng.

3. Nhan đề

- “Duyên”: Điều trời định sẵn, trao cho con người, bởi vậy người xưa mới có câu “ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên”.

- “Trao”: Hành động dành tặng một cách trang trọng, biết ơn

=> Kiều “trao duyên” cho Vân là làm trái với quy luật tình cảm, quy luật thiên mệnh trong quan niệm dân gian

=> Nhan đề đã hé mở tâm trạng đau đớn tột cùng, là sóng gió đầu tiên của Thúy Kiều. Tâm trạng của nàng bắt đầu bị giằng xé dữ dội bởi chữ tình – chữ hiếu hay chữ tình – chữ duyên.

🡪 Đoạn trích “Trao duyên” có vị trí đặc biệt trong “Truyện Kiều” vì nó mở kết thúc cho chuỗi ngày êm đềm, mở ra những ngày tháng truân chuyên, đầy sóng gió của đời Kiều. Nhan đề đã hé mở phần nào tâm trạng đau đớn tột cùng của Kiều khi phải lựa chọn trao duyên cho Vân.

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây đã trình bày 5 trang đầu Giáo án Ngữ văn 11 Trao duyên Kết nối tri thức

Để mua Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

1 179 lượt xem
Mua tài liệu