Giáo án Nhớ đồng (Kết nối tri thức 2024) | Ngữ văn 11

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Nhớ đồng sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 149 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 70k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11: Nhớ đồng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được thông tin về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Nắm được cấu tứ và các yếu tố tượng trưng trong bài thơ.

- Hiểu được bài học và thông điệp mà văn bản muốn truyền tải.

2. Kĩ năng

- Biết làm bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ (tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm)

- Thông thạo các bước làm bài nghị luận

3. Thái độ

- Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài của niềm khát khao yêu cuộc sống.

- Tâm tư và khát vọng của một chàng trai về một tình yêu chung thủy với cả niềm yêu thương, trách móc, hờn giận, mong mỏi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu

Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị

Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài.

b. Nội dung: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm: Hình vẽ trên màn hình máy chiếu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trước khi đọc:

1. Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?

2. Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV cũng có thể chia sẻ cùng HS về trải nghiệm tuổi thơ của chính mình, kết nối với bài đọc.

- GV khơi gợi những vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.

1.

- Nỗi nhớ thường khởi đầu bằng việc ta yêu quý, ấn tượng về một điều gì đó mà phải xa cách nhau.

- Nỗi nhớ phát triển khi tình cảm ấy ngày càng lớn, khi ta nhớ lại những ký ức được thúc đẩy bởi các mối quan hệ tinh thần.

2. Nếu em mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân thì đối tượng của nỗi nhớ sẽ được nói đến trước hết vì để người đọc hình dung và ấn tượng với nỗi nhớ được đề cập tới trong sáng tác.

 

2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh nhận biết được thể thơ, cấu tứ và các yếu tố tượng trưng trong thơ; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu qua đó nắm được tình cảm của tác giả.

- Kết nối văn bản trải nghiệm với cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người.

b. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ..

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập.

d. Nội dung thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung

Giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu (HS đã chuẩn bị ở nhà,)

- Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Nhớ đồng: Em đã biết thế nào là thơ trữ tình, cấu tứ và yếu tố trưng trong thơ… Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản “Nhớ đồng”?

- Yêu cầu HS trình bày về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nhớ đồng.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân

GV quan sát hỗ trợ những HS gặp khó khăn.

Báo cáo thảo luận:

GV gọi 2 – 3 HS trả lời.

Phân tích kết luận:

GV nhận xét và đưa ra kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khám phá văn bản

a. Hướng dẫn HS tìm hiểu về thể thơ, chủ đề và cấu tứ bài thơ.

Giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS dựa vào phần đã chuẩn bị ở nhà và cho biết thể thơ, chủ đề và cấu tứ bài thơ.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.

Thực hiện nhiệm vụ:

- HS trả lời câu hỏi.

- HS đọc diễn cảm bài thơ, chú ý sử dụng các thẻ chỉ dẫn đọc ở bên phải văn bản.

Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận, đọc diễn cảm.

- HS giải thích nghĩa của các từ được chú thích trong SGK, nêu những từ khó mà chưa được chú thích.

b. Hướng dẫn HS tìm hiểu về các yếu tố tượng trưng trong bài thơ

Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm để tìm hiểu về các yếu tố tượng trưng trong thơ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành sản phẩm cá nhân, thống nhất kết quả của nhóm, ghi câu trả lời vào phiếu học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS. 

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Tố Hữu (1920 – 2000)

- Là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam.

- Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.

- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.

b. Hoàn cảnh sáng tác văn bản

- 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.

- 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ ? sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng q938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.

2. Khám phá văn bản

a. Thể thơ, chủ đề và cấu tứ bài thơ

- Thể thơ: 7 chữ

- Chủ đề: Nỗi nhớ nhung da diết của người cộng sản trong tù ngục với cuộc sống ngoài nhà tù.

- Cấu tứ: Nỗi nhớ của người tù cộng sản xuyên suốt bài thơ:

+ Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù.

+ Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng tự do.

+ Nỗi nhớ triền miên với thực tại bị giam cầm.

 

 

 

 

 

 

b. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ

- Hệ thống hình ảnh giúp bộc lộ tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, khao khát được tự do.

- Đầu tiên là những cụm hình ảnh về bức tranh đồng quê, sau đó là cụm hình ảnh về những người nông dân lao động cần cù, tiếp theo là cụm hình ảnh về những người đồng đội, cuối cùng là tác giả nhớ chính mình ở những ngày xưa đã xa. => Tác giả diễn tả nỗi nhớ đi theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.

- Hình ảnh trong bài thơ mang tính tượng trưng, rõ nét hơn cả là: Hình ảnh tiếng hò quê hương.

- Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương.
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng => Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.

- Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ át vọng tự do.

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 9 trang, trên đây đã trình bày 4 trang đầu Giáo án Ngữ văn 11 Nhớ đồng Kết nối tri thức

Để mua Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

1 149 lượt xem
Mua tài liệu