Ngữ Pháp Tiếng Anh THPTQG

Sinx.edu.vn giới thiệu bạn đọc bộ tài liệu Ngữ Pháp Tiếng Anh THPTQG được biên soạn đúng cấu trúc, chi tiết giúp các bạn ôn luyện đạt được kết quả cao trong bài thi môn Tiếng Anh.

1 32 lượt xem


60+ Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Anh Thi THPT Quốc Gia Thường Gặp

12 thì tiếng Anh cơ bản (Tenses)

Thì (Tenses) là chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhất, thí sinh cần ưu tiên học kĩ các cấu trúc khẳng định, phủ định, câu hỏi của 12 thì.

12 thì được chia thành 3 nhóm chính theo thời gian: 

Nhóm thì ở Quá khứ

  • Quá khứ Đơn
  • Quá khứ Tiếp diễn
  • Quá khứ Hoàn thành
  • Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễn

Nhóm thì ở Hiện tại

  • Hiện tại Đơn
  • Hiện tại Tiếp diễn
  • Hiện tại Hoàn thành 
  • Hiện tại Hoàn thành Tiếp diễn

Nhóm thì ở Tương lai

  • Tương lai Đơn
  • Tương lai Tiếp diễn
  • Tương lai Hoàn Thành
  • Tương lai Hoàn thành Tiếp diễn

Danh động từ (V-ing)

Danh động từ là các động từ được thêm đuôi (-ing). Tức là một phương thức biến đổi động từ, để nó trở thành danh từ.

Cũng như Danh từ, Danh động từ có thể đảm nhận những vai trò sau đây trong câu: Chủ ngữ, Tân ngữ, Nội dung miêu tả, Cụm giới từ (đứng sau giới từ).

Drinking wine is harmful to your health

Mệnh đề (Clauses)

Mệnh đề là một đoạn thông tin có chứa hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. 

Có 3 loại mệnh đề phổ biến:

  • Mệnh đề tính ngữ (mệnh đề quan hệ) 
  • Mệnh đề danh ngữ 
  • Mệnh đề trạng ngữ 

Đại từ quan hệ (Relative pronouns)

  1. Đại từ quan hệ who

Giữ vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu. Thay thế cho danh từ chỉ người.

…. N (chỉ người) + who + V + O

hoặc ….N (chỉ người) + who + S + V

  1. Đại từ quan hệ whom

Giữ vai trò tân ngữ trong câu. Thay thế danh từ chỉ người

… N (chỉ người) + whom + S + V

  1. Đại từ quan hệ which

Giữ vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu. Thay thế cho danh từ chỉ vật

….N (thing) + Which + V + O

hoặc ….N (thing) + Which + S + V

  1. Đại từ quan hệ that

That có thể thay thế cho các đại từ Who, Whom, Which trong mệnh đề quan hệ xác định

That không dùng trong câu mệnh đề quan hệ chưa xác định và không đứng sau giới từ

  1. Đại từ quan hệ whose

Được dùng để chỉ sở hữu cho các danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật. Thay thế cho các tính từ sở hữu như her, him, our, their,…

…N (chỉ người, vật) + Whose + N + V

Mạo từ (Article)

Mạo từ đứng trước danh từ để biểu thị rằng danh từ đó đã xác định hay chưa xác định

Có hai loại mạo từ:

  • Mạo từ xác định (The): Đứng trước danh từ xác định (Người nói/ người nghe đều biết danh từ chỉ người/ vật đang được nhắc đến là ai/ cái gì)
  • Mạo từ không xác định (A, An): Đứng trước danh từ không xác định (Người nói/ người nghe đều chưa rõ danh từ chỉ người/ vật đang được nhắc đến là ai/ cái gì)

Liên từ (Conjunction)

Liên từ được dùng để liên kết 2 từ, 2 cụm từ hoặc 2 mệnh đề với nhau.

  1. Liên từ kết hợp

Bao gồm: and, but, or, nor, so, for,…

Liên từ kết hợp được dùng để liên kết hai từ, hai cụm từ có tính chất giống nhau hoặc 2 mệnh đề ngang hàng nhau. 

  1. Liên từ tương quan

Bao gồm: because, after,..

Liên từ tương quan thường xuất hiện theo cặp, dùng để liên kết các cụm từ, mệnh đề có chức năng tương đương nhau về mặt ngữ pháp.

  1. Liên từ phụ thuộc

Bao gồm: not only…but also, neither…nor,…

Dùng để kết nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng khác nhau trong câu.

Danh từ đếm được (Countable Nouns) và Danh từ không đếm được (Uncountable Nouns)

Danh từ đếm được là những từ dùng để chỉ các sự vật tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập và có thể đo đếm được.  

  • Three dogs (3 con chó)
  • An apple (1 quả táo)

Danh từ không đếm được là các danh từ mô tả những sự vật, hiện tượng mà không thể dùng với một số đếm. 

  • Food (đồ ăn)
  • Money (tiền)

Đảo ngữ (Inversion)

Đảo ngữ dùng để nhấn mạnh vào một hành động, một nội dung hay tính chất nào đó.

Ví dụ:

I have never worked so hard.

Never have I worked so hard.

=> Việc đảo từ “never” lên đầu câu, nhằm mục đích nhấn mạnh tần suất “chưa bao giờ” 

Collocation

Collocation gồm các 5 dạng cơ bản:

Ngữ pháp tiếng anh thi THPT quốc gia

Ngữ âm – Phonetics

  1. Quy tắc phát âm ed

Đuôi -ed phát âm là /t/

Ngữ pháp tiếng anh thi THPT quốc gia

Đuôi -ed phát âm là /ɪd/
Ngữ pháp tiếng anh thi THPT quốc giaĐuôi -ed phát âm là /d/, gồm các trường hợp còn lại. 

  1. Quy tắc phát âm s/es

Để ghi nhớ quy tắc phát âm -s/-es, các bạn có thể sử dụng mẹo như sau:

Cách phát âm -s -es trong tiếng Anh chính xác như người bản xứ

  1. Quy tắc nối âm khi phát âm tiếng Anh
  2. Quy tắc trọng âm khi phát âm

Động từ khuyết thiếu (Modal verbs)

Động từ khuyết thiếu Chức năng
Can

Chỉ khả năng

(Minh can play piano)

Sự cho phép (Informal)

(You can borrow my pen)

Đưa ra một yêu cầu/ đề nghị (Informal)

(Can I take some biscuits?)

Could

Quá khứ của “can”

Chỉ khả năng

Đưa ra yêu cầu (lịch sự)

(Could you tell me your name?)

May

Chỉ khả năng

Sự cho phép (Formal)

Đưa ra yêu cầu (lịch sự)

(May I go out?)

Might Chỉ khả năng
Must

Chỉ nghĩa vụ cần làm

(You must complete deadline before tonight)

Shall

Chỉ hành động trong tương lai (Thường sử dụng với I và we)

Đặt câu hỏi (Thường sử dụng với I và we)

Should

Đưa ra một đề xuất

(We should go to the cinema)

Will Chỉ một hành động/ sự kiện trong tương lai
Would

Quá khứ của “will)

Đưa ra yêu cầu (lịch sự)

Câu hỏi đuôi (Tag question)

Câu hỏi đuôi được sử dụng để xác nhận lại thông tin với người nghe, rằng “Điều này đã đúng chưa?” hoặc “Bạn có công nhận với điều vừa nói hay không?”

Ví dụ:

You study Marketing, don’t you?

(Bạn học Marketing có phải không?)

Yes, I do

(Đúng vậy)

Câu điều kiện (Conditional sentences)

Câu điều kiện được dùng để nêu giả thiết và kết quả. Có sự tương đương với cặp nếu…thì trong tiếng Việt.

Có 4 loại câu điều kiện dạng cơ bản:

  • Câu điều kiện loại 0

Ngữ pháp tiếng anh thi THPT quốc gia

  • Câu điều kiện loại 1

Ngữ pháp tiếng anh thi THPT quốc gia

  • Câu điều kiện loại 2

Ngữ pháp tiếng anh thi THPT quốc gia

  • Câu điều kiện loại 3

Ngữ pháp tiếng anh thi THPT quốc gia

Câu điều ước (Cấu trúc Wish)

Câu điều ước được dùng để thể hiện mong muốn, điều ước của người nào đó trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.

  • Câu điều ước ở quá khứ

S + wish + (that) + S + had + V3 + O

  • Câu điều ước ở hiện tại

S + wish + (that) + S + V-ed + O

  • Câu điều ước ở tương lai

S + wish + (that) + S + would + V + O

Câu trực tiếp và Câu gián tiếp 

  1. Câu trực tiếp: Là câu trích dẫn chính xác lời kể, lời nói của một người (thường sử dấu nháy đôi – “…” ).
  2. Câu gián tiếp: Tường thuật lại lời nói của một người, không cần chính xác hoàn toàn.

Câu so sánh (Comparison)

  1. So sánh bằng

S + V + as + adj/adv +as + O/ N/ Pronoun

  1. So sánh hơn

S + V + adj/ adv-er + than + O/ N/ Pronoun (tính từ ngắn)

S + V + more + adj/adv + than + O/ N/ Pronoun (tính từ dài)

  1. So sánh nhất

S + V + the + adj/adv-est + than + O/ N/ Pronoun (tính từ ngắn)

S + V + the most + adj/adv + than + O/ N/ Pronoun (tính từ dài)

Câu chủ động (Active voice) và Câu bị động (Passive voice)

  1. Câu chủ động: Chủ ngữ trong câu thường là đối tượng thực hiện hành động

S + V + (O)

  1. Câu bị động: Chủ ngữ trong câu không phải đối tượng thực hiện hành động, đôi khi là đối tượng bị chịu tác động từ đối tượng khác

S + Vtobe + Vpii + (with/by + doer)

S: Đối tượng chịu tác động

Doer: Đối tượng thực hiện hành động

Cấu trúc More … than, as … as

  1. Cấu trúc More … than

Thường dùng khi muốn so sánh đối tượng này hơn so với một đối tượng khác

Ví dụ: Minh is more clever than his friend

  1. Cấu trúc as … as

Cấu trúc chỉ sự ngang bằng, tương đương nhau

Ví dụ: She is as lazy as me

Cấu trúc enough … to do sth, too … to do sth, so … that, such … that

  1. Cấu trúc enough … to do sth: Đủ … để làm gì
  2. Cấu trúc too … to do sth: Quá … để làm gì
  3. Cấu trúc so … that: rất …đến mức mà
  4. Cấu trúc such … that: rất … đến mức mà
1 32 lượt xem