Tác giả tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4 (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Ngữ văn 6
Bài giảng Ngữ văn 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Kết nối tri thức
I. Đọc tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4
Ai ơi mồng 9 tháng 4
( ANH THƯ)
Từ xưa người Kẻ Chợ đã có câu ngạn ngữ : “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội thánh Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương một trong bốn vị thánh bất tử trong tâm tưởng người Việt. Bác Hồ kính yêu đã dành nhiều mĩ từ khi nhắc tới người anh hùng dân tộc này: 'Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp. ' Hồ Chí Minh (lời khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng - 5/1/1960).
Lễ hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh tại quê hương. Cố Viên, tức vườn cũ nay ở giưã đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, tại đây bà đã dẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân thần cũng ở vườn này. Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên cũ là rừng Trại Nòn, là nơi Ngài được sinh ra, hiện tại sau toà miếu còn có một ao nhỏ, giữa ao có gò nổi, trên gò có một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Đền Mẫu nơi thờ mẹ Gióng, xây ở ngoài đê. Chùa Kiến Sơ nằm sát đền Thượng thờ cả Tam giáo (Phật Thích Ca – Lão tử – Khổng tử) là nơi thửa nhỏ vua Lý Công Uẩn tu hành. Và đặc là đền Thượng thờ Phù Đổng Thiên Vương là một phức hợp kiến trúc, ngôi đền nằm sát chân đê bờ bắc sông Đuống được xây dựng từ đời Lý, trong đền còn có nhiều câu đối, hoành phi và những đồ thờ tự có giá trị từ đời Lê để lại.
Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch là thời gian chuẩn bị lẽ hội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6, trong những ngày này dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng. Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trưóc khi đánh giặc. Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát thờ diễn ra trước thuỷ đình phía trước đền Thượng do phường hát ải Lao và hội Tùng Choặc biểu diễn chủ yếu là hát dân ca. Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cả một khu vực cánh đồng rộng lớn (khoảng 3km) gọi là Soi Bia. 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù. 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn có cả ông Trống, ông Chiêng và 3 viên tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Tại Soi Bia còn có cả đánh cờ người. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ thì dân chúng xem hội đã tranh nhau những đồ tế lễ ngay cả cái bát nước thờ, manh chiếu trải trên nền cỏ… Họ tin rằng như vậy đã được Thánh ban lộc, những vật dụng kia sẽ đem lại may mắn cho cả năm trời. Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy. Vào ngày mồng 10, vãn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11 làm lễ rửa khí giới và ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất.
Lễ hội Gióng không chỉ làm người xem được chứng kiến các nghi thức của một hệ thống lễ với các thao tác thuần thục mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều “tình làng nghĩa xóm”, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thực tại và hư vô, giữa thiêng liêng và trần thế... tất cả đều được gìn giữ là một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau.
(Theo Anh Thư, báo Điện tử Hà Nội mới, ngày 07/04/2004)
II. Tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4
1. Thể loại
Văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích báo điện tử “Hà Nội mới” (7/4/2004)
3. Phương thức biểu đạt
Thuyết minh
4. Người kể
Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4
Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ diễn ra trong một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh Gióng (vườn cà, đền Mẫu, đền Thượng,…). Hội bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng 4 âm lịch và kết thúc vào ngày 12 tháng 4 âm lịch. Có lễ tước cờ, rước cơm chay, rước nước, múa hát thờ, trận mô phỏng,… Tất cả đều được gìn giữ như một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau.
6. Bố cục tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “đồng bằng Bắc Bộ”: Giới thiệu chung về lễ hội Gióng – một trong những lễ hội lớn nhất khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Phần 2: Tiếp theo đến “với trời đất”:Tiến trình diễn ra hội Gióng.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa, giá trị của hội Gióng.
7. Giá trị nội dung tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4
- Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4
- Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4
1. Giới thiệu hội Gióng
- Tên: lễ hội Gióng hay hội làng Phù Đổng.
- Thời gian: 9/4 âm lịch
- Địa điểm: xã Phù Đổng – Gia Lâm - Hà Nội
- Lễ hội diễn ra trên khu vực rộng lớn.
2. Tiến trình của hội Gióng
- Thời gian chuẩn bị: 1/4-5/4
- Lễ hội bắt đâu
+ Mùng 6: lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng
+ Mùng 9: chính hội, có múa hát thờ, hội trận và khao quân
+ Mùng 10: lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh
+ Ngày 11,12: lễ rửa khí giới và lễ rước cờ báo tin thắng trận.
Lễ hội diễn ra trang trọng, đủ nghi thức với nhiều hoạt động.
- Lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và thể hiện sự tôn kính, trân trọng truyền thống lịch sử dân tộc.
3. Ý nghĩa của hội Gióng
- Di sản văn hoá vô giá của dân tộc.
cần được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của muôn đời.
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích Vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống
Bài tham khảo 1
Các lễ hội truyền thống chính là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần tạo nên một phần giá trị vô giá chứa đựng những hồn cốt, tinh hoa của một quốc gia. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những lễ hội truyền thống. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của từng lễ hội. Mỗi lễ hội của Việt Nam đều gắn với một ý nghĩa đặc biệt của đất nước mà chúng ta cần hiểu biết để có niềm tự hào về chúng. Như lễ hội làng Phù Đổng ra đời nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng có công với dân tộc ta trong thời vua Hùng. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa đến từ những lễ hội. Chúng ta có thể tích cực tham gia lễ hội ở địa phương mình cũng như đọc thêm tài liệu về lễ hội truyền thống ở các nơi khác. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự bảo tồn và phát triển của những lễ hội truyền thống. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những nét đẹp lễ hội của mình tuyệt vời ấy đi khắp thế giới. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị lễ hội vô cùng tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đến từ những lễ hội truyền thống cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.
Bài tham khảo 2
Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ lễ hội truyền thống . Vai trò, ý nghĩa to lớn của lễ hội truyền thống đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ lễ hội truyền thống .Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc.Lễ hội phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống; đồng thời, thông qua lễ hội: trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ của nhân dân được tỏa sáng.Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn lễ hội truyền thống dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc.Bây giờ,giới trẻ hiện nay cần phải cố gắng Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội, tránh cào bằng đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán trong hoạt động và sinh hoạt lễ hội. Khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền.