Tác giả tác phẩm Bài tập làm văn (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Bài tập làm văn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 50 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Bài tập làm văn - Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Bài tập làm văn - Kết nối tri thức

I. Tác giả

- Rơ-nê Gô-xi-nhi (1926-1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh, viết kịch, làm phim.

- Giăng-giắc Xăng-pê (sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp , chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa.

Bài tập làm văn - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Đọc Tác phẩm Bài tập làm văn

Bài tập làm văn

René Goscinny

1. Ni-cô-la nhờ sự trợ giúp của bố về bài văn

- Hoàn cảnh: Bố đi làm về, Ni-cô-la muốn bố giúp về bài tập làm văn.

- Lí do mà Ni-cô-la muốn bố giúp:

+ Bố Ni-cô-la thật sự rất khá và còn giỏi về tập làm văn. Các thầy giáo còn nói bố là cả một Ban-dắc.

+ Bài tập làm văn cần viết dàn ý, có bố cục.

- Quá trình:

+ Bố Ni-cô-la khen đầu bài ra rất hay và nói bài phải có bố cục.

→ Một bài văn phải có bố cục.

+ Bố Ni-cô-la đưa ra câu hỏi 'Ai là bạn thân nhất của con?' và muốn Ni-cô-la nói cả về đặc điểm của bạn. Như thế thì sẽ lập được dàn ý và viết bài sẽ rất dễ.

→ Trước khi viết bài văn phải có dàn ý.

+ Ni-cô-la đưa ra hàng loạt những cái tên cũng như đặc điểm của các bạn.

→ Điều này khiến bố Ni-cô-la thấy khó vì có quá nhiều cái tên mà đề bài chỉ yêu cầu viết về người bạn thân nhất.

→ Cần xác định rõ đối tượng viết đến trong bài.

+ Cuộc nói chuyện bị ngắt quãng bởi tiếng chuông và sự mâu thuẫn sau đó.

2. Mâu thuẫn bất ngờ giữa bố và ông Blê-đúc

- Hoàn cảnh: Khi bố đang giúp Ni-cô-la, ông Blê-đúc sang muốn đánh cờ cùng bố.

- Diễn biến:

+ Bố từ chối lời đề nghị và nêu lí do là muốn cùng nhân vật làm bài.

+ Ông Blê-đúc muốn giúp để bài tập sẽ làm cực nhanh.

→ Hai người không thể giúp Ni-cô-la làm bài vì mải tranh cãi với nhau.

- Kết quả:

+ Không giúp được gì.

+ Không còn nói chuyện với nhau.

3. Ni-cô-la khi làm bài văn một mình

- Ni-cô-la nhận ra mình nên làm bài tập một mình.

- Ni-cô-la làm được một bài văn ra trò, kể về Ác-nhăng.

- Ni-cô-la được điểm rất cao và được khen là có cá tính, đề tài độc đáo.

→ Bài viết mà tự mình làm ra thì mới có cá tính và độc đáo.

III. Tác phẩm Bài tập làm văn

Bài tập làm văn - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri  thức

1. Thể loại

Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài tập làm văn trích trong Nhóc Ni - cô - la: những chuyện chưa kể, xuất bản lần đầu năm 2004.

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự

4. Người kể chuyện

Ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt tác phẩm Bài tập làm văn

Bằng nghệ thuật tự sự đặc sắc mang lại tiếng cười vui vẻ, triết lí sâu sắc, tác phẩm kể lại câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.

6. Bố cục tác phẩm Bài tập làm văn

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...hôm sau người cười): Bố Ni-cô-la giúp đỡ làm bài tập làm văn.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …ông Blê-đúc rất tức giận): Ông hàng xóm Blê-đúc muốn giúp đỡ bài tập làm văn.

- Phần 3 (Còn lại): Bài học Ni-cô-la rút ra được.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Bài tập làm văn

- Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác.

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài tập làm văn

- Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

- Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài tập làm văn

1. Lí do mà Ni – cô – la nhờ bố làm bài tập

Có thế:

- Ni – cô – la vốn học yếu về môn văn, không tự tin khi làm bài.

- Đề văn hơi khó, Ni – cô – la cảm thấy chật vật.

- Trong học tập, Ni – cô – la thường có thói quen dựa dẫm, không tự lực….

 Cho dù là lí do nào đi nữa thì việc nhờ bố làm hộ bài văn cũng là điều không thể chấp nhận được.

2. Cuộc trò chuyện của hai bố con

a) Thái độ của bố Ni – cô – la khi được con nhờ làm hộ bài tập văn.

- Cần thiết

- Chỉ làm giúp lần này thôi.

- Vì bố muốn thấu hiểu và làm bạn với con.

- Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

b) Ai là người bạn thân nhất của Ni – cô – la

- Nếu không biết ai là người bạn thân nhất của Ni – cô – la mà bố hay ông Blê – đúc vẫn làm bài thì bài văn ấy nói về người nào chứ không phải bạn của Ni – cô – la.

- Không đáp ứng được yêu cầu của đề cô giáo giao.

- Cô giáo nhận ra bài văn đã viết về một nhân vật tưởng tưởng nào đó, chứ không phải nói về người bạn thân nhất của Ni – cô – la.

 Không thể làm bài văn hộ con.

3. Bài học mà Ni – cô – la rút ra sau cuộc trò chuyện với bố

- Đồng ý với bài học mà Ni - cô - la rút ra được qua những gì đã xảy ra.

- Bài học này không chỉ đúng với Ni - cô – la mà đúng với mỗi chúng ta.

- Chỉ có làm bài bằng chính sức của mình, mới biết điểm mạnh, điểm yếu. Điểm mạnh phát huy, điểm yếu khắc phục.

 Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

V. Các bài văn mẫu

Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi lớp 6

Đề bài: Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi

Bài tham khảo 1

Sân trường rộn ràng nhất, đông vui nhất và có lẽ đẹp nhất chính là vào giờ ra chơi.

Sau tiếng trống tùng… tùng… tùng… là tiếng reo hò rộn ràng từ các lớp học. Rồi từ các cánh cửa lớp, những đàn bướm trắng cứ thế ùa ra, lấp kín cả sân trường. Nhìn đâu cũng là các gương mặt phấn khởi. Các bạn thích thú vẫy tay, tụm lại với nhau để trò chuyện, xì xào sau hai tiết học căng thẳng.

Chỉ một lát sau, các bạn lại chia ra, tụm vào để tạo thành các nhóm cùng chơi. Góc này thì chơi đá cầu, nhảy dây, bắn bi, đá banh. Góc kia thì ngồi đọc truyện, đan dây, kể chuyện ở nhà, ở quê. Các bạn vui vẻ mà chơi đùa, tâm sự với nụ cười tươi rực rỡ. Tiếng giày chạy trên sân, tiêng các bạn hò reo, cười lớn tạo nên bầu không khí náo nhiệt vô cùng. Những cây phượng, cây bàng đứng rung rinh cành lá theo làn gió mát, nhưng gửi lời động viên, chúc các bạn nhỏ chơi vui vẻ. Mấy tia nắng thì nghịch ngợm, nhảy trên tán lá, rồi chạy xuống cả dưới sân, chộn rộn theo nhịp chân các bạn học sinh.

Nhìn ngắm khung cảnh sân trường trong giờ ra chơi ấy, em thấy vui vẻ và hạnh phúc vô cùng.

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi siêu ngắn

Sân trường em đông vui, nhộn nhịp nhất là vào mỗi giờ ra chơi.

Sau hồi trống quen thuộc, từ các lớp học, các bạn học sinh sẽ ùa ra sân. Các bạn khiến cả cái sân trường rộng rãi bỗng chốc trở nên chật chội hơn. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau í ới rộn ràng, át đi tiếng lá bàng xào xạc, tiếng chim lích rích trên vòm cây.

Chỉ một chút thôi, là các bạn đã tụ tập thành từng nhóm nhỏ, thu về các góc sân để vui chơi. Cứ điểm được yêu thích nhất, chính là dưới các gốc bàng, vừa rộng rãi và thoáng mát. Đó là nơi để chơi các trò nhảy dây, đá cầu. Ở giữa sân là nơi có khoảng trống rộng nhất, luôn là nơi thích hợp cho trò đuổi bắt, đá bóng. Bên các luống hoa, vườn hoa thì toàn các nhóm ngồi tâm sự, kể chuyện. Thỉnh thoảng, các bạn lại bật cười sung sướng, hòa vào tiếng reo hò trên sân.

Các bạn ai cũng vui, ai cũng cười vì được thư giãn sau giờ học tập mệt mỏi. Khắp sân trường là một bầu không khí hân hoan, nhộn nhịp. Khuôn mặt bạn nào cũng sáng ngời rạng rỡ.

Bài tham khảo 2

Gõ vai hỏi nhỏ mấy cậu học sinh đang tung tăng đến trường, hỏi các cậu thích nhất lúc này ở trường. Mấy cậu bé tinh nghịch nghiêng đầu nhìn tôi, cười cười rồi đồng thanh đáp 'em thích giờ ra chơi nhất'. Đúng vậy, có lẽ đời học sinh ai cũng rất yêu mỗi giờ ra chơi

Sau cả 2 tiết học dài, giờ ra chơi chính là thời khắc mà các em học sinh mong đợi nhất. 4 hồi trống vừa dứt, không khí nghiêm túc trong các lớp học lần lượt thay bằng những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ. Từng tốp học sinh chạy ra khỏi lớp như ong vỡ tổ, níu vai níu áo nhau ầm ĩ, rộn ràng. Sân trường đang vắng vẻ chỉ trong vài phút đã đông nghịt từng tốp học sinh quây lại với nhau. Trên bầu trời, mặt trời cũng cười lớn, để lọt những tia nắng chói chang xuống trần gian. những sợi nắng vàng nô đùa trên vai áo, trên mái tóc những cô bé, cậu bé đang tròn xoe mắt, miệng hò hét nô đùa. Ở góc này, dưới gốc cây bàng, một cô bé mái tóc tết bím cài hoa đang ngồi đọc câu truyện còn dở. Cậu bé ngồi bên cạnh không ngừng ngó ngoáy, mân mê chiếc ô tô nhỏ trong tay, miệng không ngừng bắt chước tiếng động cơ ô tô chạy. Trước mặt chúng, một tốp các bạn gái đang chơi nhảy dây. Từng đứa nhảy qua sợi dây chun không ngừng cao lên. Có đứa nhảy qua, có đứa ngã, có đứa khóc, có đứa cười trông thật đáng yêu. Phía bên này, mấy bé trai đang chơi cảnh sát bắt cướp. Có đứa bị bắt, không phục vẫn quay lại tranh cãi với bạn mình, rồi tranh thủ thời cơ chạy mất. Chúng rượt đuổi nhau, cố kéo, cố bắt lấy vạt áo của đối phương. Tiếng cười lẫn vào tiếng hét hòa với tiếng gió tạo nên khung cảnh nhộn nhịp. Gần đó, mấy đứa trẻ khác chơi bịt mắt bắt dê, cá sấu lên bờ,... đủ các trò khác nhau. Bục sân khấu trở thành bờ cho lũ trẻ, khăn đỏ trở thành miếng vải bịt mặt,... Bằng sự ngây thơ của chúng, chúng biến mọi thứ xung quanh thành trò chơi cho chúng vui đùa. Tất cả đều như quên đi mọi sự mệt mỏi, lấy lại hoàn toàn sức lực cho những tiết học tiếp theo.

Ai cũng muốn giờ ra chơi kéo dài mãi, nhưng chẳng mấy chốc, hồi trống lại vang lên, những chú chim nhỏ lại ngoan ngoãn xếp hàng vào lớp. Tiết học mới lại bắt đầu trả lại sự yên tĩnh cho sân trường. Sự yên tĩnh ấy cũng sẽ chẳng bao lâu nữa, khi hồi trống tiếp theo lại vang lên, sự náo nhiệt lại lấn át. Sự yên tĩnh ấy như chỉ chờ đợi một niềm vui mới lại sắp ài ra rạng rỡ mà thôi.

1 50 lượt xem