Tác giả tác phẩm Trái đất (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Trái đất Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 68 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Trái đất - Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Trái Đất - Kết nối tri thức

I. Tác giả

- Ra -xun Gam- da -tốp (1923 – 2003)

- Người dân tộc A-va, nước cộng hòa Đa -ghe-xtan thuộc Liên bang Nga.

- Thơ ông tràn đầy tình yêu thương đối với quê hương, con người, sự sống và luôn hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Các tác phẩm chính: Năm tôi sinh, Mùa xuân Đa-ghe-xtan, Trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa, Đa-ghe-xtan của tôi…

Trái đất - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Tác phẩm Trái đất

1. Thể loại

Thơ tự do.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Viết năm 1967 bằng tiếng Avar. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch tiếng Nga của Na-um Grep-nhi-ốp.

3. Phương thức biểu đạt 

Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Trái đất

Qua cách hình dung và thái độ cư xử đối với Trái Đất của mọi người, ta thấy sự bạo ngược, ngu dốt khiến Trái Đất bị tổn thương. Trong khi đó nhân vật trữ tình thì thấu hiểu, nhìn thấy nỗi đau của Trái Đất – cách cư xử nhân văn, hiểu biết.

Trái đất - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Trái đất

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (Khổ 1): Thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất.

- Phần 2 (Khổ 2): Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Trái đất

- Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái Đất đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái Đất.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Trái đất

Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ...

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trái đất

1. Thái độ của nhà thơ với bọn hủy hoại Trái đất

Những cách hành xử đối với Trái đất

Điểm chung

- Xem là quả dưa: bổ, cắn thành muôn mảnh nhỏ.

- Xem như quả bóng trên sân: giành giật, lao vào đá.

Đều phá hủy Trái đất.

 Thái độ của tác giả: căm phẫn, khinh bỉ, lên án những kẻ hủy hoại Trái đất.

 Vì tác giả gọi những kẻ xấu là “bọn”, “lũ”.

2. Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất

- Nhà thơ đã hình dung trái đất: quả bóng, quả dưa. Trái đất bị con người cắn, xé thành nhiều mảnh, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt.

- Nhà thơ xưng hô: Gọi Trái đất là người.

- Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy: Sự xót xa, tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu.

- Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý: Đau xót, chết chóc…

Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản:

 Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất: thương xót, vỗ về những tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu.

IV. Các bài văn mẫu

Ngày Trái đất 2022 truyền thông điệp mạnh mẽ về biến đổi khí hậu

Đề bài: Suy nghĩ về tình cảm của tác giả trong bài thơ Trái Đất

Bài tham khảo 1

“Trái đất” là một bài thơ độc đáo và để lại nhiều bài học sâu sắc cho mỗi người trong việc bảo vệ và giữ gìn một hành tinh sạch đẹp. Trong tác phẩm này, nhà thơ Gam-da-tốp đã thể hiện một cách rõ nét và chân thành những cảm xúc của mình dành cho người mẹ vĩ đại của muôn loài. Bài thơ được chia làm hai khổ thơ với nội dung khác biệt. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã thẳng thắn lên án những kẻ đã và đang hủy hoại Trái Đất:

Trái Đất! Có bọn xem người là quả dưa

Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ

Tác giả đã gọi “Trái Đất” là “người”. Đây là phép nhân hóa thể hiện sự tôn trọng, thiêng liêng hóa dành cho Trái Đất thân yêu. Nhà thơ đã gọi bằng tất cả lòng biết ơn của người con đang ngày ngày hít khí trời và sống trên Trái Đất. Tác giả thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ, lên án với những kẻ hủy hoại Trái Đất khi gọi chúng là “bọn”, “lũ” nhằm lên án, phê phán những kẻ ăn cháo đá bát, đang ra tay hủy hoại Trái Đất vô tội. Ở khổ thơ sau, tác giả đã thể hiện sự trân trọng đối với mẹ đất thiêng liêng khi ví Trái Đất là “khuôn mặt thân thương” và thể hiện hành động “lau” nước mắt, “xin đừng khóc nữa”, “Rửa máu sạch”, “hát”, “dịu dàng”. Nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái Đất đang hàng ngày hàng giờ phải gánh chịu và mong có thể xoa dịu vết thương đó. Có thể nói, những từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu trong bài thơ đã thể hiện được tất cả những tình cảm chân thành của một nhà thơ giàu tình yêu thương.

Bài tham khảo 2

Ra-xun Gam-da-tốp đã rất trân trọng, yêu thương trái đất qua bài thơ “Trái Đất” của ông. Tác giả đã gọi “Trái Đất” là “người”. Tác giả thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ, lên án với những kẻ hủy hoại Trái Đất khi gọi chúng là “bọn”, “lũ” nhằm lên án, phê phán những kẻ ăn cháo đá bát, đang ra tay hủy hoại Trái Đất vô tội. Đồng thời, tác giả đã thể hiện sự trân trọng đối với mẹ đất thiêng liêng khi ví Trái Đất là “khuôn mặt thân thương” và thể hiện hành động “lau” nước mắt, “xin đừng khóc nữa”, “Rửa máu sạch”, “hát”, “dịu dàng”. Nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái Đất đang hàng ngày hàng giờ phải gánh chịu và mong có thể xoa dịu vết thương đó. Bằng ngòi bút tài hoa và tình cảm chân thành Ra-xun Gam-da-tốp đã viết nên một tác phẩm để cảnh tỉnh cho những kẻ có những hành động hủy hoại môi trường sống của mình trước khi quá muộn.

1 68 lượt xem