Tác giả tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm - Ngữ văn 7
I. Tác giả
- Li-xơ-bớt Đao-mon-tơ
II. Tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
1. Thể loại
Nghị luận văn học
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Trích Những bức thư đạt giải UPU lần thứ 34, NXB Bưu Điện Hà Nội 2005
3. Phương thức biểu đạt
nghị luận, biểu cảm
4. Tóm tắt tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
- Cô bé 14 tuổi viết bức thư cho chú lính chì trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An- Đéc- Xen. Giới thiệu về hoàn cảnh đặc biệt của chú lính chì này về những phẩm chất đẹp không khuất phục hoàn cảnh của chú. Bày tỏ sự tình cảm của cô bé với nhân vật này.
5. Bố cục tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
- Phần 1: Từ đầu…. An- Đéc- Xen: giới thiệu về nhân vật trong tác phẩm
- Phần 2: Tiếp theo…một chân duy nhất: phân tích nhân vật và cảm xúc của tác giả
- Phần 3: Còn lại:lời cảm ơn, nhận xét tác phẩm
6. Giá trị nội dung tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
- Phân tích nhân vật Chú kính chì trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An- Đéc- Xen
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
- Sử dụng phương thức biểu đạt chính nghị luận, biểu cảm
- Giọng điều tha thiết, nhẹ nhàng giàu cảm xúc
- Biện pháp đối lập tương phản để nhấn mạnh, khẳng định vấn đề
- Cách lập luận, chặt chẽ giàu tính thuyết phục
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
1. Nội dung thư viết cho chú lính chì dũng cảm
- Nhân vật chú lính chì dũng cảm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An- Đéc- Xen
- Tác giả bức thư là cô bé 14 tuổi
- Lý do viết thư để bày tỏ nhân vật yêu thích của mình
- Về nhân vật chú lính chì
+ Là nhân vật cuối cùng của bộ đồ chơi tí hon
+ Chú chỉ có một chân, vì thiếu vật liệu
+ Chú không lùi bước trước khó khăn
+ Sống chung với người anh em của mình trong ngôi nhà
+ Được cô vũ nữ ba lê bằng giấy gửi gắm yêu thương
+ Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi tên phù thủy gớm ghiếc trong chiếc hộp lò xo
+ Chú đã vượt qua hiểm nguy khi đối mặt cái cống tối om
+ Vượt qua lũ chuột hôi hám và con cá nuốt chửng chú vào bụng
- Chị bếp phát hiện ra chú khi đang lấy cá ra làm bữa
2. Nhận xét và ý kiến của tác giả về ý nghĩa tác phẩm
- Nhân vật khiến cho tác giả nhớ đến nhân vật Rô- mê- ô
+ Ông lão đánh cá Ơ- ni- xơ- tơ Hê- minh- uây
- Một ngày mới luôn đem đến nhứng thử thách mới
- Có người sẽ chọn cách né tránh thử thách
+ Có người ngược lại đối mặt với thử thách
+ Họ không hề chùn bước trước khó khăn thử thách
- Hình ảnh chú lính chì nhỏ Tơ- ri- Phoóc
+ Chàng trai trẻ người Ca- na- da đã chạy bộ đến muốn nẻo đường với một chân duy nhất
- Tác giả đã đưa ra nhận xét về cái kết đặc biệt của truyện
+Dập tắt hi vọng về một kết thức có hậu về một câu chuyện cổ tích
+ Phải nhìn nhận nghiêm túc để tìm ra mặt trái cách giải quyết có hiệu quả
+ Chúng ta sẽ xây dựng một thế giới hạnh phúc hơn.
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích hình ảnh chú lính
Bài tham khảo 1
Trong cuộc thi viết thư quốc tế UPU bài thi đạt giải nhất năm 2005 là một bức thư viết gửi chú lí chì dũng cảm. Có lẽ hình ảnh chú lính chì không chỉ in sâu trong tâm trí của tác giả bức thư mà còn in sâu trong tâm trí rât nhều bạn trẻ.
Đó là bức thư của Lysbeth Daumont mười bốn tuổi viết để dự thi cuộc thi viết thư quốc tế năm 2005. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học: cái nhìn thực tế về hiện thực trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn mà không phải lúc nào cũng có cái kết như ta mong muốn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, hãy chấp nhận và đối mặt với nó, bởi khi đó bạn sẽ có thể được có những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình.
Hình ảnh chú lính chì đã khắc ghi trong trí nhớ của tác giả. Đó tuy là chú lính chì cuối cùng bị thiếu một chân nhưng chú lại can đảm vượt qua bao nhiêu khó khăn. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi về tên phù thủy trong lọ thủy tinh gớm giếc. Không chỉ vậy chú còn vượt qua tất cả nguy hiểm cậu phải đối mặt mà khôn ghề lùi bước. Trong lòng cống tối om với chiếc thuyền giấy mỏng manh chú đã vượt qua bao thử thách, vượt qua cả lũ chuột cống hôi hám và con cá đã nuốt chú vào trong bụng. Sau một vòng gian nan chú lính chì đã trở lại nhà, chú đã có những giây phút hạnh phúc và chú lưu giữ giây phú ấy trong tim mình. Tuy kết truyện không phải là một cái kết viên mãn như các chuyện cổ tích khác, tất cả đều bị thiêu rụi bởi ngọn lửa nhưng tác giả lại cảm thấy biết ơn Andersen về cái kết ấy.
Hình ảnh chú lính chì như một chiến sĩ dụng mãnh sống mãi trong kí ức của tác giả. Đó là hình ảnh chú lính chì dù cho không có đầy đủ hai chân nhưng vẫn luôn dũng cảm và có một trái tim đầy yêu thương. Không chỉ dũng cảm mà hình ảnh chú lính chì còn đầy nghị lực, vượt qua khó khăn thử thách. Chú không bị sự thiếu thôn cơ thể đánh gục ý chí của mình, là một người có niềm tin, sự dũng cảm chú là một tấm gương tuyệt vời trong mắt tác giả. Đặc biệt hình ảnh chú lính chì làm cho tác giả tin vào quan điểm của của nhà văn Hê-minh-uây : “ con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Hình ảnh chú lính trì trong bức thư vô cùng dũng cảm và trái tim đầy yêu thương của chú đã in sâu trong tâm trí mỗi người đọc. Chú lính trì chính là minh chứng cho câu nói “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng khôn gtheer bị đánh bại” của nhà văn Hê-minh-uây.
Bài tham khảo 2
Nhà văn Andersen được mệnh danh là 'Ông vua truyện cổ tích' với hàng loạt tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi đến hiện nay được cả thế giới tiếp nhận như: “ Nàng tiên cá”, “ Nàng công chùa và hạt đậu”,… đặc biệt trong đó không thể bỏ qua là truyện “ Chú lính chì dũng cảm”. Để cảm ơn Andersen, Lysbeth Daumont đã có “ Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm”.
Đó là bức thư của Lysbeth Daumont mười bốn tuổi viết để dự thi cuộc thi viết thư quốc tế năm 2005. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học: cái nhìn thực tế về hiện thực trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn mà không phải lúc nào cũng có cái kết như ta mong muốn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, hãy chấp nhận và đối mặt với nó, bởi khi đó bạn sẽ có thể được có những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình.
Hình ảnh chú lính chì đã khắc ghi trong trí nhớ của tác giả. Đó tuy là chú lính chì cuối cùng bị thiếu một chân nhưng chú lại can đảm vượt qua bao nhiêu khó khăn. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi về tên phù thủy trong lọ thủy tinh gớm giếc. Không chỉ vậy chú còn vượt qua tất cả nguy hiểm cậu phải đối mặt mà khôn ghề lùi bước. Trong lòng cống tối om với chiếc thuyền giấy mỏng manh chú đã vượt qua bao thử thách, vượt qua cả lũ chuột cống hôi hám và con cá đã nuốt chú vào trong bụng. Sau một vòng gian nan chú lính chì đã trở lại nhà, chú đã có những giây phút hạnh phúc và chú lưu giữ giây phú ấy trong tim mình. Tuy kết truyện không phải là một cái kết viên mãn như các chuyện cổ tích khác, tất cả đều bị thiêu rụi bởi ngọn lửa nhưng tác giả lại cảm thấy biết ơn Andersen về cái kết ấy.
Hình ảnh chú lính chì như một chiến sĩ dụng mãnh sống mãi trong kí ức của tác giả. Đó là hình ảnh chú lính chì dù cho không có đầy đủ hai chân nhưng vẫn luôn dũng cảm và có một trái tim đầy yêu thương. Không chỉ dũng cảm mà hình ảnh chú lính chì còn đầy nghị lực, vượt qua khó khăn thử thách. Chú không bị sự thiếu thôn cơ thể đánh gục ý chí của mình, là một người có niềm tin, sự dũng cảm chú là một tấm gương tuyệt vời trong mắt tác giả. Đặc biệt hình ảnh chú lính chì làm cho tác giả tin vào quan điểm của của nhà văn Hê-minh-uây : “ con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Hình ảnh chú lính chì trong “ Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” là hình ảnh của một con người đầy sức sống, dũng cảm, một trái tim đầy yyeeu thương. Hình ảnh của chú lính trì chính là sự hiện thân cho câu nói “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.