Tác giả tác phẩm Tục ngữ và sáng tác văn chương (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 57 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Tục ngữ và sáng tác văn chương - Ngữ văn 7

A. Nàng Bân

I. Tác giả

- Tác giả dân gian

II. Đọc tác phẩm 

Tục ngữ không chỉ được sử dụng trong đời sống mà còn xuất hiện trong các sáng tác văn chương. Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có không ít những câu chuyện đúc kết hay minh họa cho một câu tục ngữ. Khi làm thơ, viết văn, nhiều tác giả cũng sử dụng tục ngữ nhằm làm tăng hiện quả và giá trị biểu đạt cho tác phẩm. Dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu:

Nàng Bân

Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình. Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo. Nhưng nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may được đôi cổ tay. Nhiều người trên trời đã chế giễu nàng:

Nàng Bân may áo cho chồng

May ba tháng ròng mới trọn cổ tay

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo mauy xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện, Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hằng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới như có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét là rét nàng Bân.

Tục ngữ có câu: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân là vì thế.

III. Tác phẩm Nàng Bân

Rét nàng Bân tháng 3 âm lịch và câu chuyện về Nàng Bân - Vntrip.vn

1. Thể loại

Cổ tích

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong kho tàng cổ tích Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh,NXB Văn Hóa thông tin 2006

3. Phương pháp biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt Nàng Bân

-  Kể về sự tích của câu ngữ kể về Nàng Bâng

Nàng Bâng may áo cho chồng

May ba tháng ròng,mới trọn cổ tay

5. Bố cục tác phẩm Nàng Bân

- Phần 1: Từ đầu…may ba tháng ròng mới trọn cổ tay: kể về việc nàng Bâng may áo cho chồng

- Phần 2: Còn lại: sự tích rét nàng Bâng

6. Giá trị nội dung tác phẩm Nàng Bân

-  Sự tích của câu tục ngữ về Nàng Bâng

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nàng Bân

- Ngôn ngữ đậm chất dân gian

- Hình ảnh sinh động, ấn tượng

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nàng Bân

1. Việc Nàng Bâng may áo

- Nàng Bâng là con gái Ngọc Hoàng

+ Tính tình chậm chạp, có phần vụng về

+ Gia đình cho nàng Bâng lấy chồng để biết thêm công việc gia đình

+ Chồng nàng là người nhà trời

+ Chồng rất nàng, nàng cũng vậy

+ Nàng may cho chồng một cái áo khi trời bắt đầu rét

+ Vì vụng về nên nàng may từ đông sang xuân mới chỉ được tay áo

2. Sự tích ra đời của câu tục ngữ

-  Người đời cười chê  sự vụng về của Nàng Bâng nên câu tục ngữ ra đời

                           Nàng Bâng may áo cho chồng

                           May ba tháng ròng,mới trọn cổ tay

- Tuy vậy nàng vẫn không nản chí

- May hết tháng giêng, rồi qua tháng hai mới xong

+ Khi may xong thì trời bắt đầu rét

+ Ngọc Hoàng thương nên cho rét vào hôm để chồng nàng thử áo

+ Và cũng từ đó rét nàng Bâng được xuất hiện cho đến ngày nay

B. Chim trời, cá nước - Xưa và nay

I. Tác giả

Tục ngữ và sáng tác văn chương - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

-  Đoàn Giỏi (1925- 1989)

-  Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư

- Quê quán: Tiền Giang

- Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

- Phong cách nghệ thuật: Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ

- Tác phẩm chính: Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi

Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Truyện dài

.Đường về gia hương (1948)

.Cá bống mú (1956)

.Đất rừng phương Nam (195

.Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

II. Đọc tác phẩm 

“Chim trời cá nước…” – xưa và nay

Đoàn Giỏi

Mờ sáng hôm sau, tôi còn đang ngủ trong mui bỗng nghe thằng Cò gọi giật tôi dậy:

- Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi. Đã sáng bét mà mày còn ngủ à?

Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên chi hồ điệp.

Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi tối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chục buồn nôn ọe.

Chim đậu che nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.

Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vụng râu cựa quậy.

Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết!

Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được!

Ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.

Tôi chồm người ra be thuyền, kêu to:

- Dừng lại đây bắt một mớ chim đi, tía!

- Sân chim có chủ, không bắt của người ta được đâu! – Tía nuôi tôi bảo.

- Bộ họ nuôi nó sao? Chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn chứ!

- Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ.

[…]

Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi chèo đi hơn ba nghìn thước rồi mà hãy còn thấy chim đậu trắng xóa trên những giành cây gie sát ra sông.

III. Tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay

1.Thể loại

tiểu thuyết

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Đoạn trích được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957)

- Tác phẩm viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Sau đó, cậu may mắn được ba mẹ Cò nhận nuôi và có cuộc sống hạnh phúc. Bối cảnh của tác phẩm là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 50 của thế kỉ XX, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

Tục ngữ và sáng tác văn chương - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt

tự sự

4. Người kể chuyện

Nhân vật An

5. Tóm tắt Chim trời, cá nước - Xưa và nay

- Đoạn trích về An và Cò trên đường vào rừng U Minh xung quanh ngắm nhìn bầy chim đang đậu xung quanh với đủ loại chim già đãy,điêng điểng, ngỗng…

6. Bố cục tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay

- Phần 1: Từ đầu… còn vung râu cựa quậy: hình ảnh bầy chim

- Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của Cò và An

7. Giá trị nội dung tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay

- Hành trình khám phá rừng U Minh của Cò và An

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay

- Cách kể chuyện hấp dẫn , lôi cuốn

- Miêu tả chi tiết tính cách nhân vật qua lời nói và hành động

Nghệ thuật tả cảnh giàu tính hình tượng

- Ngôi kể thứ nhất thể hiện rõ nét về sự tò mò của nhân vật An trong lần đầu đi lấy mật ong

- Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi đậm chất miền Tây Nam Bộ

- Kết hợp tự sử, miêu tả và biểu cảm

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay

Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng | SOI

1. Câu tục ngữ “ chim trời,cá nước”

- Chim đậu trắng xóa , cây vẹt,cây chà là,cây vẹt rụng trụi lá

- Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rỗ đồng tiền

- Nhiều con chim lạ, to như con ngỗng đậu quằn nhánh cây

- Con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước

- Chim trời cá nước diễn tả của mọi thứ là của thiên nhiên

+ Các loài vật sống tự do, không có tác động bởi con người

+ Môi trường sinh thái tự nhiên, thức ăn là những động vật sống ở đó

2. Mục đích của việc vận dụng ca dao tục ngữ vào tác phẩm văn học

- Làm cho đoạn trích, lời nói của nhân vật trở nên hay hơn

+ Tác phẩm trở nên xúc tích hơn

- Câu tục ngữ “chim trời cá nước” làm đẹp, sâu sắc lời nói

+ Người đọc có thể hiểu được ý của người viết muốn nói

- Các sinh vật ở đây sống tự do , thức ăn từ thiên nhiên

+ Không chịu sự ràng buộc của bất cứ ai.

1 57 lượt xem