Tác giả tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate) (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate) Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate) - Ngữ văn 7
I. Tác giả
- Rô- a- Đan (1916- 1990) là nhà văn người Anh
- Phong cách sáng tác:thơ, kịch,truyện, kinh dị
- Tác phẩm chính: Charlie và nhà máy Sô cô la, Sophie và tên khổng lồ,…
III. Đọc tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
- Đây là một xưởng quan trọng! – Ông Quơn-cơ nói lớn, lấy trong túi ra một chùm chìa khóa và tra một chiếc vào ổ khóa cửa. – Đây là trung tâm thần kinh của toàn nhà máy, trái tim của toàn bộ công việc. Và nó mới đẹp làm sao! Ta rất chú trọng làm cho ta vào nào! Nhưng phải cẩn thận đấy, các cháu thân mến của ta! Đừng có mật tỉnh táo, các xưởng của ta phải đẹp! Ta không thể chịu được sự xấu xí trong nhà máy! Vậy chúng ta vào nào! nhưng phải cẩn thận đấy, các cháu thân mến của ta! Đừng có mất tỉnh táo! Đừng quả phấn khích! Hãy bình tĩnh:
Ông Quan-cơ mở cửa. Năm đứa trẻ và chín người lớn bước vào, – và ôi chao, một cảnh tượng kì lạ biết bao đập vào mắt họ!
Họ đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên. Và ở đáy thung lũng, cuộn chảy một dòng sông nâu.
Điều kì dị nữa là giữa chừng luống chảy của con sông, có một con thác lớn – trên đỉnh một vách đá dựng đứng, nước cuốn cuộn trải thành một tấm màn rồi ào ào trút xuống thành một xoáy nước sôi sục đầy tia và bọt trắng xoá.
Bên dưới con thúc (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường ống thuỷ tỉnh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông. Chúng quả là kếch xù, những cái đường ống ấy. Có ít nhất là một tá đường ống như vậy hút cái thứ nước bùn nâu nâu từ dòng sông lên và chở nó đi, có trời biết là nó tới đâu. Vì đó là những ống thuỷ tinh, nên ta có thể tin Đan thác và những đường ống thấy cái chất lỏng ấy chảy và sủi bọt trong đó, và trên cái nền của tiếng thác đổ, ta có thể nghe thấy tiếng ục-ục-uc không dứt của những ống hút đang hoạt động.
Dọc hai bờ sông, cây cối với từng chùm hoa các màu đỏ, hồng và tím nhạt. Trong những cánh đồng cỏ, hàng ngàn cây mao lương hao vàng đua sắc.
- Kia! – Ông Quơn-cơ nói, vừa nhún nhảy vừa chĩa chiếc can đầu bịt vàng về phía dòng sông nâu. – Toàn sô-cô-la đấy! Từng giọt của con sông này đều là sô-cô-la nóng chảy thượng hảo hạng. Đích thị là thượng hảo hạng. Chỗ này có đủ sô-cô-la để đổ đầy tất cả các bồn tắm trong cả nước. Và tất cả các của ta. Chúng hút sô-cô-la lên và tải đến tất cả các xưởng khác trong nhà máy, bất cứ nơi nào bơi nữa. Ghê không? Và hãy nhìn những đường ống cần. Hàng ngàn lít mỗi giờ, các cháu thân mến ạ. Hàng ngàn và hàng ngàn lít.
Bọn trẻ và các phụ huynh sững sờ không nói nên lời. Họ bối rối. Họ bàng hoàng. Họ ngỡ ngàng và choáng váng. Họ hoàn toàn sửng sốt trước sự vĩ đại của toàn bộ cảnh tượng này. Họ chỉ biết đứng ngây ra nhìn.
Con thác là quan trọng bậc nhất. – Ông Quơn-cơ tiếp tục – Nó nhào trộn sô-cô-la. Nó khuấy đảo sô-cô-la. Nó đập và giã sô-cô-la. Nó làm cho sô-cô-la nhẹ tơi và ngầu bọt. Không có nhà máy nào khác trên thế giới nhào trộn sô-cô-la bằng thác nước. Nhưng đó là cách duy nhất thích hợp. Cách duy nhất. Các cháu có thấy những hàng cây của ta không? – Ông giơ chiếc can ra chỉ. Và các bụi cây nhỏ kia nữa? Các cháu thấy chúng có đẹp không? Ta đã nói với các cháu là ta ghét sự xấu xí mà. Cố nhiên là tất cả đều ăn được. Tất cả đều làm bằng một chất liệu khác ngon lành. Các cháu có thích những đồng cỏ của ta không – cỏ và cây mao lương hoa vàng? Cỏ mà các cháu đang giẫm lên đó, các cháu thân mến của ta, đều được làm từ một loại đường mềm có bạc hà mà ta vừa sáng chế ra. Thử nếm một cọng cỏ coi. Xin mời. Rất ngon.
Như một cái máy, mọi người cúi xuống ngắt một ngọn (Augustus Gloop), vì nó bứt cả một nắm tướng. Còn Vai-ô-let Bô-re-ga (Violet Beauregarde) thì trước khi nếm cọng cỏ, móc miếng kẹo cao su phá kỉ lục thế giới ra khỏi miệng, giắt vào sau vành tai.
- Tuyệt nhỉ! — Sác-li thì thầm – Ông nội, ông có thấy cái vị của nó tuyệt không?
Ông có thể ăn hết cả cánh đồng này? – Ông nội Châu nói với nụ cười khoái trá. - Ông có thể bò bốn chân như con bò và gặm hết từng cọng cỏ của cánh đồng này.
- Nếm thử cây mao lương hoa vàng coi. – Ông Quơn-cơ mời. – Nó còn ngon hơn đấy.
Thình lình, có tiếng la phấn khích vang lên.
Đó là Vơ-ru-ca Sot (Veruca Salt). Cô bé cuồng quýt chỉ sang bên kia sông
- Nhìn xem! Nhìn bên kia kìa! - Cô ta thét – Gì thế nhỉ? Anh ta di chuyển. Anh ta đang đi. Đó là một người tí hon. Đó là một người đàn ông tí hon. Kia kìa, bên dưới thác
Mọi người ngừng hái hoa mao lương vàng và nhìn sang bên kia sông
- Bạn ấy nói đúng, ông ạ. – Sác-li kêu to. - Đó là một người đàn ông tí hon. Ông có trông thấy không?
- Ông có thấy, Sác-li. – Ông nội Châu náo nức đáp.
Lúc này, tất cả mọi người đều bắt đầu kêu lên:
- Có hai người.
- Chu choa, đúng thế.
- Có hơn hai người đấy! Một, hai, ba, bốn, năm
- Họ đang làm gì đấy nhỉ?
- Họ từ đâu tới?
- Họ là ai?
Cả trẻ con lẫn người lớn đều chạy ào ào đến bờ sông để nhìn cho rõ hơn
- Nom họ thật kì lạ!
- Không cao hơn đầu gối mình!
- Nhìn mớ tóc dài của họ dài!
Những con người nhỏ xíu đó – không lớn hơn những con búp bê cỡ trung bình – đã ngừng những gì họ đang làm và lúc này, họ cũng đang nhìn lại đám người bên kia sông. Một trong số họ chỉ về phái lũ trẻ rồi thì thầm điều gì với bốn người kia và cả năm người phá lên cười khanh khách.
- Cơ mà họ không thể là người thật được… Sác-li nói
- Đương nhiên học là người thật mà – Ông Quơn-cơ đáp – Họ là người Umpơ-Lumpơ
III. Tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
1. Thể loại
truyện khoa học viễn tưởng
2.Xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm trích Charlie và nhà máy Sô cô la
3. Phương thức biểu đạt
tự sự, miêu tả
4. Tóm tắt Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
- Tác phẩm kể về hành trình thám hiểm nhà máy sản xuất Socola của các bạn nhỏ cùng phụ huynh.Họ ngạc nhiên bởi các cảnh vật nơi đây dòng sông nâu,con thác và những đường ống khổng lồ,cỏ ăn được và người tí hon
5. Bố cục tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
- Phần 1: Từ đầu…ống hút đang hoạt động: dòng sông nâu,con thác và những đường ống khổng lồ
- Phần 2: Tiếp theo…xin mời rất ngon: cỏ và cây hoa mao lương vàng
- Phần 3: Còn lại: người tí hon
6. Giá trị nội dung tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
- Trình bày hành trình khám phá xưởng so- cô- la
8.Giá trị nghệ thuật tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
- Tình huống truyện độc đáo
- Miêu tả chi tiết đặc sắc
- Hình ảnh mang tính sáng tạo
- Miêu tả chi tiết, từ ngữ mang tính chất gợi tả
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
1. Khung cảnh xưởng sô- cô- la
- Đây là trung tâm của nhà máy,trái tim mọi công việc
+ Khung cảnh cảnh nhà máy tuyệt đẹp
+ Thung lũng xinh đẹp
+ Cánh đồng cỏ xanh rờn
+ Ở đáy thung lũng có dòng sông nâu
+ Một con thác lớn- trên đỉnh một vách đá dựng đứng
+ Một xoáy nước sôi sục đầy tia và bọt trắng
+ Bên dưới thác là một mớ những đường ống thủy tinh kết xù
+ Dọc hai bên sông cây cối trông nom đẹp mắt
+ Bụi Đỗ Quyên cao với từng chùm màu đỏ, hồng,tím nhạt
+ Trong cánh đồng cỏ cố hàng cây mao lương đang mọc
→ Khung cảnh ở đây tuyêt đẹp, như thế giới thần tiên
2. Thái độ và hành động của Quơn- cơ
- Khi ông giới thiệu với mọi người về những điểm khác biệt trong cách ông sản xuất kẹo sô- cô- la mà không một nhà máy nào trên thế giới có
+ Mượn hình ảnh thung lũng, đồng cỏ xanh, con sông, con thác, đường ống để nói về chu trình làm nên kẹo sô- cô- la.
- Thái độ, hình động của ông Quơn- cơ khi giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của không gian nhà máy, về những sáng chế cỏ, hoa có thể ăn được:
+ 'chất liệu khác ngon lành',
+ 'cỏ mà các cháu đang giẫm lên đó, các cháu thân mến của ta, đều được làm từ một loại đường mềm có bạc hà mà ta sáng chế ra'
+ 'thử nếm một cọng cỏ coi'.
→ Quơn- cơ là một người có khả năng sáng tạo kì lạ cùng với những sự kiện mang tính chất giả tưởng.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)
Bài tham khảo 1
Roald Dahl (1916-1990) là nhà văn viết tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản phim lừng danh của nước Anh. Ông sinh tại xứ Wales trong một gia đình gốc Na Uy. Dahl là một trong những cây bút viết cho thiếu nhi thành công nhất tại Anh trong thế kỷ XX. Là một tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn, nhờ thơ, kịch tác gia, và phi công chiến đấu người Anh. Ông nổi lên trong những năm 1940 với các truyện cho cả trẻ em và người lớn và trở thành một trong những tác giả bán chạy nhất thế giới. Ông đã được gọi là “một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất cho trẻ em của thế kỷ 20”. Ông nhận được nhiều giải thưởng lớn, xếp thứ 16 trong danh sách “50 nhà văn vĩ đại nhất của Anh kể từ năm 1945” theo The Times (2008).Truyện ngắn của ông lôi cuốn người đọc ở những tình huống thông minh hóm hỉnh. Chúng khiến độc giả phải bật cười trước bao suy nghĩ, hành động ngây ngô, đáng yêu của trẻ con. Ngay cái thế giới thần tiên mà ông tưởng tượng ra cũng chứa đựng biết bao điều thú vị.
Tác phẩm thuộc chương 15 của truyện Charlie và nhà máy sô-cô-la (1964), kể lại hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy. Tác phẩm thuộc thể loại khoa học viễn tưởng. Tóm tắt truyện Charlie và nhà máy sô-cô-la: Sác-li Bơc-kịt (Charlie Bucket), cậu bé mê kẹo sô-cô-la, sống với bố mẹ và ông bà nội, ngoại. Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn nhưng luôn tràn ngập tình yêu thương. Niềm vui lớn nhất mỗi ngày của Sác-li là sang phòng thăm ông bà, nghe ông nội Châu (Joe) kể chuyện về nhà máy sô-cô-la bí ẩn của ông Quiu-li Quơn-cơ (Willy Wonka). Một hôm, bố của Sác-li mang về nhà tờ báo đăng thông tin ông Quơn-cơ sẽ mở cửa nhà máy một ngày để đón năm em nhỏ vào thăm. Người may mắn phải có trong tay tấm vé vàng được giấu trong các thanh kẹo sô-cô-la, Sác-li đã tìm thấy chiếc vé vàng thứ năm. Sác-li cùng bốn bạn nhỏ được ông Quơn-cơ dẫn đi tham quan nhà máy. Sác-li được chứng kiến bao điều kì diệu, thú vị bên trong nhà máy sô-cô-la như: dòng sông sô-cô-la khổng lồ cùng con thác để nhào trộn sô-cô-la, các sản phẩm kẹo kì lạ, những người công nhân Umpơ-Lumpơ (Umpa-Lumpa) tí hon thích ca hát. Những đứa trẻ đồng hành cùng Sác-li lần lượt bị buộc dừng chuyến tham quan nhà máy vì quậy phá, nghịch ngợm, bỏ qua các lời cảnh báo của ông Quơn-cơ. Cuối cùng, khi chỉ còn Sác-li, Quiu-li Quơn-cơ chúc mừng cậu vì đã là người “giành được” nhà máy. Ông tiết lộ lí do mời các bạn nhỏ đến tham quan nhà máy là để tìm người thừa kế.
Văn bản kể lại hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn tại xưởng sô-cô-la. Ông Quơn-cơ - chủ nhà máy đã dẫn họ đến “trung tâm thần kinh của toàn nhà máy, trái tim của toàn bộ công việc”. Ở đây, Sác-li được chứng kiến biết bao cảnh kì lạ. Một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn, ở đáy thung lũng là một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết. Giữa chừng luồng chảy của con sông còn có con thác lớn, nước cuồn cuộn chảy rồi trút xuống thành xoáy nước sôi sục đầy tia và bọt trắng xóa. Bên dưới thác là đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Đặc biệt hơn cả là các bụi cây, ngọn cỏ đều ăn được. Họ còn nhìn thấy hai người tí hon, những công nhân người Umpơ-Lumpơ.
Về nghệ thuật, ngôi kể thứ ba giúp người đọc có cái nhìn khách quan, nghệ thuật kể chuyện thú vị, lôi cuốn, từ ngữ giàu gợi hình, gợi cảm, cốt truyện được xây dựng trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.