Tác giả tác phẩm Đợi mẹ (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Đợi mẹ Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 107 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Đợi mẹ - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Đợi mẹ - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Vũ Quần Phương (1940)

- Quê quán: Nam Định

- Ông là nhà thơ , nhà phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Hoa trong cây( 1977), Vầng trăng trong xe bò(1988),Vết thời gian (1996)…

II. Đọc tác phẩm Đợi mẹ

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè.

Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

Mẹ lẫn trên cánh đồng.

Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen.

Căn nhà tranh trống trải

Đom đóm bay ngoài ao.

Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

III. Tác phẩm Đợi mẹ

1. Thể loại

tự do

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được in trong Thơ về mẹ,nhiều tác giả,NXB Lao động 2012

3. Phương thức biểu đạt

miêu tả,biểu cảm

4. Tóm tắt Đợi mẹ

- Bài thơ miêu tả cảnh em bé ngồi ngóng người mẹ về trong đêm tôi, cảnh vật buổi tối tại làng quê thật đẹp. 

Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ (2 mẫu) - Văn 7

5. Bố cục tác phẩm Đợi mẹ

- Phần 1: 4 câu thơ đầu: hình ảnh em bé đợi mẹ

- Phần 2: 7 câu tiếp theo: miêu tả cảnh vật về đêm

- Phần 3: còn lại: mẹ vẫn chưa về

6. Giá trị nội dung tác phẩm Đợi mẹ

- Thể hiện tình yêu của em bé với mẹ khi ngóng trông mẹ về

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đợi mẹ

- Sử dụng thể thơ tự do

- Đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh

- Ngôn từ mang tính chất biểu cảm

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đợi mẹ

Đợi mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

1. Hình ảnh em bé đợi mẹ

- Thời gian vào buổi tối

+ Tối trên đầu hè

+ Nửa vầng trăng non

+ Không gian trước hiên nhà

+ Cảnh vật xung quanh vào ban đêm thật yên tĩnh

+  Vành trăng non đã lên

+ Đom đóm đã thắp lửa ngoài ao

+ Đom đóm đã bay vào nhà

- Nhưng người mẹ vẫn chưa thấy về

- Em bé nhìn lên bầu trời xa tít vẫn chưa thấy mẹ

- Mẹ em đang mải mê làm việc trên cánh đồng xa xa

- Hình ảnh người mẹ luôn gắn liền với bếp lửa

+ Mẹ chưa về nên bếp lửa chưa lên

+ Căn nhà thiếu mẹ trống trải

- Em bé chờ mãi, chờ mãi nhưng chưa thấy mẹ về

+  Bước chân ấy vẫn ì oạp nơi cánh đồng xa xa

- Em bé chờ đợi mẹ đến thấp thỏm trong mơ

→ Tình cảm sâu sắc của em bé dành cho mẹ khi chờ bà về

2. Thông điệp bài thơ

- Tình yêu thương mẹ vô bờ của em bé

+  Vị trí đặc biệt của mẹ trong lòng em bé

- Người mẹ là người tần tảo, lam lũ

+ Người mẹ vất vả, đi sớm về khuya tất cả vì con

- Hãy trân trọng , yêu thương người mẹ của mình

- Chúng ta phải sống tốt đền đáp công ơn của bà.

V. Các bài văn mẫu

Soạn bài Đợi mẹ | Hay nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề bài: Phân tích bài Đợi mẹ

Bài tham khảo 1

Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đủ sức lay động trái tim của mỗi con người. Sâu thẳm bên trong trái tim của mỗi người, hình ảnh người mẹ kính yêu luôn luôn hiện hữu và khắc ghi dấu ấn. Và thứ tình cảm sâu lắng ấy đã được nhà thơ Vũ Quần Phương khắc họa chân thực và rõ nét trong bài thơ “Đợi mẹ” của mình.

“ Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải

Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua câu chuyện muôn thuở thời ấu thơ đợi mẹ về. Cảm giác thấp thỏm mong ngóng mẹ đi chợ, đi làm về. Và với em bé trong bài thơ Đợi mẹ cũng vậy. Trời đã vào tối, nhịp sống ồn ào, náo nhiệt ban ngày đã dừng lại. Dần nhường chỗ cho những hoạt động của ban đêm. “Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Ấy thế mà mẹ vẫn chưa đi làm về. Mẹ vẫn hì hụi làm việc tần tảo ngoài đồng xa. Mẹ cùng cánh đồng lẫn vào màn đêm.

Phải nói rằng hình ảnh người mẹ tần tảo trên cánh đồng trong trời đêm gợi lên trong tâm trí người đọc bao nỗi niềm day dứt. Người mẹ nào cũng thương con, người mẹ nào cũng muốn được trở về nhà với đứa con của mình. Thế nhưng bởi cuộc sống mưu sinh ngoài kia, vì con vì cái, mẹ phải cặm cụi sớm hôm, vất vả lo lắng cuộc sống cho đứa con thơ của mình.

Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Vì mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, vì mẹ chưa về nên căn nhà trống trải. Bởi thế mà niềm mong mỏi bước chân của mẹ càng được dâng lên. Em mong ngóng mẹ về với em. Vậy mà đáp lại sự ngóng trông ấy vẫn là bước chân “ì oạp” nơi đồng xa. Một bước chân nặng nề, khó nhọc của mẹ khi phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Hình ảnh ấy làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Cảm nhận sâu sắc từng vần thơ, người đọc sẽ khó thể nào kìm nén được xúc động. Thấu hiểu nỗi nhọc nhằn cùng tấm lòng yêu thương con của mẹ.

Có lẽ việc đợi mẹ đã như một điều hiển nhiên trong tâm trí đứa trẻ. Đến mức ngày nào em cũng mong ngóng mẹ về như thế. Làm cho “nỗi đợi” của em đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.

Thơ ca là phương tiện truyền tải cảm xúc, là sợi dây gắn kết những xúc cảm chân thực mà tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Bài thơ “Đợi mẹ” tuy không dài, lời thơ giản dị, tự nhiên thế nhưng cũng đủ sức chạm tới những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. Thông qua sự mong ngóng đợi mẹ của em bé, nhà thơ muốn người đọc cảm nhận được tình yêu thương của người con đối với đấng sinh thành đồng thời là tình mẫu tử thiêng liêng ngút trời. Thêm vào đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.

Bài tham khảo 2

Tình cảm giữa mẹ và con là một chủ đề phổ biến trong thơ ca. Trong số đó, bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương đã gợi lên nhiều cảm xúc trong người đọc.

Hình ảnh của nhân vật 'em bé' trong bài thơ Đợi mẹ đã quá quen thuộc với mọi người. Chắc hẳn, khi còn nhỏ, ai cũng đã từng ngồi đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Cảm giác mong ngóng, thấp thỏm khi phải chờ đợi có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người. Tác giả đã tạo dựng không gian, thời gian một cách rõ ràng trong bài thơ. Trời đã tối, vạn vật đều nghỉ ngơi sau một ngày dài. Nhân vật 'em bé' ngồi nhìn ra cánh đồng lúa xa xôi, chờ đợi bóng dáng mẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn chưa về.

Trong bài thơ, em bé nhìn thấy vầng trăng treo cao trên bầu trời nhưng không thấy mẹ. Có vẻ như mẹ vẫn đang làm việc trên cánh đồng bên ngoài. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ trong bóng tối, gợi lên nhiều nỗi day dứt và tiếc nuối. Bởi vì cuộc sống mưu sinh, người mẹ phải vất vả làm việc. Chưa có mẹ về, nên bếp chưa được đun lửa. Chưa có mẹ về, nên cửa nhà trống trải. Bóng tối tràn về mang theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm trí của em bé. Vì vậy, niềm mong mỏi đón chân mẹ trở về càng trở nên đau đớn hơn. Nhưng bước chân ấy vẫn đang 'ì oạp' trên cánh đồng. Từ 'ì oạp' đặc biệt đã gợi lên những bước chân mỏi mệt của người mẹ.

Khi mẹ trở về, em bé đã ngủ nhưng vẫn chờ mong mẹ. Hình ảnh “mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” rất đặc biệt, tôn vinh tình cảm yêu thương và gắn bó. Tác giả sử dụng từ ngữ giản dị, tự nhiên và giàu sức gợi, không quá dài dòng, tạo nên cảm xúc nhẹ nhàng, sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ 'Đợi mẹ' đã gợi lên nhiều cảm xúc tuyệt vời và giúp chúng ta hiểu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng.

1 107 lượt xem