Tác giả tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 73 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Y Phương(1948- 2022)

- Quê quán: Cao Bằng

- Phong cách nghệ thuật: tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phong khoáng in đậm bản sắc quê hương ông

- Tác phẩm chính: Người núi Hoa(1982), Tết tháng giêng(1986), Đàn Then(1996)….

II. Tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

1. Thể loại

Tản văn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích Tháng Giêng- tháng Giêng một vòng dao quắm,NXB Phụ Nữ,2009

3. Phương thức biểu đạt

miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Tác phẩm giới thiệu sản vật đặc trưng của vùng đất Trùng Khánh là hạt dẻ, miêu tả khung cảnh của rừng dẻ Trùng Khánh tuyệt đẹp. Lời mời gọi của tác giả đến thăm nơi đây. Cuối cùng, tác phẩm thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa con người với thiên nhiên qua hình ảnh người mẹ đang nướng hạt dẻ dưới rừng dẻ

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Phần 1: Từ đầu … dùng để khoản đãi quý nhân: Giới thiệu hạt dẻ Trùng Khánh

- Phần 2: Tiếp theo…còn lá rừng thiêm thiếp ngủ : Rừng dẻ Trùng Khánh

- Phần 3: Còn lại: sự gắn kết giữa con người với tự nhiên

6. Giá trị nội dung tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Sự gắn kết của con người và thiên nhiên

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Thể hiện tình cảm , cảm xúc của tác giả với quê hương

- Ngôn từ giản dị, mang đầy tính truyền cảm

- Từ ngữ mang tính gợi tả

- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

1. Chi tiết hạt dẻ, rừng dẻ Trùng Khánh

- Hạt dẻ Trùng Khánh hương vị không ở đâu có được

+ Ngon số 1 không đâu sánh bằng

+ Ngon ngọt, thơm bùi

+ Nếu mang đến nơi khác trồng thì mùi vị khôg thể giống

+ Màu sắc cũng dại hơn

+ To nhỏ cũng khác

+ Điều này phụ thuộc vào thổ nhưỡng, khí hậu, người trồng

- Đặc điểm

+ Hình tròn đều thỉnh thoảng cũng có méo mó

+ Hạt nhỏ cũng bằng ngón chân cái

+ Vỏ của nó màu hỗn hợp giữa nâu và tía

+ Khi hạt dẻ còn tươi thịt của nó rắn chắc, giòn tan vị ngọt thanh và có màu hoàng yến

+ Hạt dẻ Trùng Khánh xịn, vỏ cứng dày, và có nhiều lông măng

+ Thời gian chín vào tháng 8 âm lịch

- Hạt dẻ có thể trộn kèm với cốm

+ Hạt dẻ vừa luộc xong mang dã với cốm

+ Cốm vừa làm xong hãy còn ấm nóng

+ Mang hai thứ đem trộn lẫn với nhau tạo thành một món ăn ngon

+ Cốm trộn hạt dẻ trở thàn món ăn đặc sản sang trọng

- Là một thức quà để khoản đãi quý nhân

- Khung cảnh rừng dẻ Trùng Khánh

+ Thời gian những ngày trời mây trong cao

+ Không gian tứ bề yên ắng, tĩnh mịch

+ Hạt dẻ hát lao xao, rì rào, tí tách rơi theo nhịp

+ Một khu rừng dẻ cực kì lãng mạng

2. Sự gắn kết của con người với tự nhiên

+Tác giả đang có ý định phát triển rừng dẻ thành một khu lịch sinh thái

+ Là nơi tất cả mọi người có thể đến tham quan đi dạo

+ Con người đến đây để hòa mình vào thiên nhiên

+ Tận hưởng sự  trong lành , sự yên bình

- Hình ảnh người mẹ già ngồi dưới túp lều nướng hạt dẻ

+ Hạt dẻ chín bóc cho thỏ và chồn hương ăn không biết bao nhiêu là đủ

+ Hình ảnh người mẹ giản dị, gần gũi

+ Tao nướng nỗi bùn đấy chứ

- Theo tác giả người dân sống lâu là nhờ rừng dẻ này

+ Họ sống ngoài tám mươi, thậm chí chín mươi tuổi

+ Nhờ vào không khí nơi này

+ Rừng dẻ có sự tương quan môi sinh với con người

+ Con người sống hòa mình cùng thiên nhiên cây cỏ

+ Không tính toán bon chen, không hận thù, chức tước

→ Cuộc sống nơi đây thật đáng sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên

IV. Các bài văn mẫu

Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát | Ngắn nhất Soạn văn 7 Chân  trời sáng tạo

Đề bài: Phân tích bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Bài tham khảo 1

Những ai đã từng là học sinh ở thành phố, chắc không thể quên những kỉ niệm ngọt ngào của cái thời trẻ con, chia nhau những phần quà nho nhỏ mua vội trước cổng trường, dấm dúi cùng nhau ăn trong lớp, trong bụng cứ hí hửng tưởng rằng thầy cô không biết nên cảm giác ngon lành tăng lên gấp bội... Hạt dẻ là một trong những món quà thú vị đó.

Khi đã lớn, khoác tay nhau đi trong buối tối chớm rét đầu đông, cùng nhấm nháp những hạt dẻ mới rang ấm nóng, có thể đôi bạn trẻ cùng mường tượng rằng tình yêu đôi lứa cũng thơm bùi như vị hạt dẻ.

Những hạt dẻ gợi nhớ những kỉ niệm đáng yêu đó là loại hạt dẻ thường, tròn nhỏ cỡ một cái cúc áo. Hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) ít có mặt trong những dịp như vậy – chỉ vì một lẽ đơn giản là nó hiếm hoi hơn loại hạt dẻ “ta' kia nên không thể mua một cách dễ dàng để nằm trong túi, cùng vào lớp học với những cô cậu học sinh.

Những cây dẻ ở Trùng Khánh là giống dẻ ở xứ ôn đới. Cây dẻ sống ở những vùng đất khô cằn. Bộ rễ cây khỏe mạnh, bám vững chãi vào đất trên những triền dốc. Tán cây vươn cao hứng đón sương rừng, gió núi.

Chẳng ai biết những cây dẻ đã đến bắt rễ và phát triển ở Trùng Khánh từ khi nào. Chưa ai tìm hiểu kĩ xem đất rừng Trùng Khánh ẩn chứa những tố chất đặc biệt gì thích hợp với cây dẻ này để hôm nay Trùng Khánh có một sản vật quý. Cũng có người vì quý giống dẻ này đã mang đi trồng thử tại những nơi khác có các điều kiện địa hình và khí hậu tương tự Trùng Khánh - như ở Lạng Sơn, ở một số nơi khác trong tỉnh Cao Bằng... - nhưng kết quả không được như ý muốn.

Hạt dẻ Trùng Khánh rất to, một cân chỉ chừng trăm hạt. Mỗi quả dẻ chứa ba, bốn hạt, vỏ hạt dẻ Trùng Khánh dày và rất cứng nên muốn hạt dẻ chín phải luộc kỹ. Có người cẩn thận còn khía sẵn vài đường trên vỏ hạt để khi chín dễ bóc. Sau khi luộc chín, nếu đem hạt dẻ rang lại một lượt đến khi hơi xém vỏ thì mùi thơm dậy lên thật hấp dẫn. Bà con ở Trùng Khánh thường hay ninh hạt dẻ với chân giò lợn làm món đãi khách có hương vị rất đặc biệt mà không phải ai cũng dễ có cơ hội được thưởng thức.Cứ đến khoảng cuối Thu, đầu Đông là mùa quả dẻ chín rụng đầy mặt đất. Hạt dẻ được người Trùng Khánh thu nhặt, rồi nó bắt đầu vào cuộc hành trình mới. Hạt dẻ Trùng Khánh theo chân con người lên đường về xuôi như một thứ quà độc đáo của miền núi rừng Đông Bắc Tổ quốc. Nó không bảo quản được lâu, chỉ để được khoảng chừng một tháng nên mùa hạt dẻ cũng qua nhanh với những ai không kịp để ý. Đã bao nhiêu năm nay, hạt dẻ Trùng Khánh vẫn tự nhiên như nó vốn thế. Nó vẫn xa lạ với nền văn minh công nghiệp. Nó thấm đậm hương vị của thiên nhiên và ít gần con người... Nhưng con người biết nó và quý nó...

1 73 lượt xem