Tác giả tác phẩm Mẹ (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Mẹ Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 62 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Mẹ - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Mẹ - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Đỗ Trung Lai sinh năm 1950

- Quê quán: Hà Nội

- Tác phẩm chính :  Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998)

II. Đọc tác phẩm Mẹ

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau – ngọn xanh rờn

Mẹ – đầu bạc trắng

 

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

 

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

 

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

 

Ngẩng hỏi giời vậy

- Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa

III. Tác phẩm Mẹ

1. Thể thơ

4 chữ

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm in trong Đêm Sông Cầu, NXB Quân đội,2003

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

4. Tóm tắt Mẹ

Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ già đi theo năm tháng, hình ảnh của bà gắn liền với cau. Qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của người con giành cho mẹ.

Mẹ - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Mẹ

- Phần 1: 2 khổ đầu : Hình ảnh người mẹ già

- Phần 2: Còn lại : mẹ ăn cau

5. Giá trị nội dung tác phẩm Mẹ

- Tình yêu sâu sắc của người con giành cho mẹ

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mẹ

- Thể thơ 4 chữ

- Sử dụng hình ảnh so sánh

- Lời thơ giản dị,giàu tình cảm

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ

1. Hình ảnh người mẹ

- Cau là hình ảnh quê hương, chân chất, gần gũi

- Tác giả đã lấy hình ảnh cau để so với mẹ

+ Từ đây người đọc thấy sự khác biệt lớn

+ Mọi sự vật , con người đều thay đổi theo thời gian

+ Mẹ già lưng còng đi

+ Cây cau thì mỗi ngày mỗi vương thẳng

+ Lá cau xanh rờn

+ Nhưng tóc người mẹ đã bạc dần theo năm tháng

+ Tác giả sử dụng hình ảnh tương phản để cho thấy một sự thật đáng buồn

+ Cây càng phát triển, mẹ ngày càng già đi “đất”

+ Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc gắn bó trong kí ức tác giả từ bé

+ Hình ảnh miếng trầu là đầu câu chuyện được mẹ nhai lúc rỗi

+  Một sự thay đổi lớn lúc bé tác giả thấy mẹ chia thầy 4 miếng cau

+ Bây giờ răng mẹ yếu trái cau phải chia làm 8

-  Tác giả so sánh miếng cau khô cũng giống  như người mẹ của mình

2. Thông điệp từ bài thơ

- Tình mẫu tử luôn là tình cảm tiêng liêng nhất

- Thời gian không chờ  đợi một ai cả

+ Tre già thì măng mọc

+ Ai rồi cũng già mẹ mình cũng vậy

+ Sự già đi của mẹ không chờ ta

- Hãy trân trọng những giây phút bên mẹ

- Mỗi người hãy sống tốt, cố găng đền đáp công ơn của mẹ khi còn có thể

 V. Các bài văn mẫu

NGHỆ THUẬT, tác phẩm nghệ thuật về tình mẹ con, NGÀY CỦA MẸ

Đề bài: Phân tích bài Mẹ

Bài tham khảo 1

Chủ đề về Mẹ luôn là một nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Mẹ là người đã sinh ra chúng ta, cho chúng ta nhận thức về thế giới và yêu chúng ta một cách vô điều kiện. Vì lý do đó, có rất nhiều bài thơ đã được viết về mẹ. Trong số đó, bài thơ 'Mẹ' của tác giả Đỗ Trung Lai trong tập Đêm sông Cầu của nhà xuất bản Quân đội Nhân dân năm 2003 là một trong những tác phẩm đáng nhớ. Bài thơ tập trung vào nỗi đau sâu sắc của một người con khi chứng kiến mẹ của mình ngày một già yếu và không còn khỏe mạnh như trước. Mẹ đã hy sinh tất cả cho con cái của mình, và niềm đau của người con không thể nào được giải tỏa. Chính vì vậy, bài thơ này được coi là một tác phẩm đầy cảm xúc và đầy ý nghĩa về tình mẫu tử.

 

Tác giả Đỗ Trung Lai không lựa chọn một tên hoa mỹ để đặt cho bài thơ của mình, mà chỉ sử dụng từ 'Mẹ'. Điều này có thể là bởi vì, khi viết về mẹ, bất kỳ từ ngữ nào cũng không thể diễn tả hết vẻ đẹp của người phụ nữ đó. Chỉ một từ 'Mẹ' linh thiêng cũng đủ để biểu hiện tất cả những khó khăn và tình yêu thương vô tận mà người mẹ đã dành cho chúng ta. Hình ảnh về mẹ đã được phản ánh chân thật nhất qua hai câu đầu của bài thơ.

“Lưng mẹ còng rồiCau thì vẫn thẳngCau-ngọn xanh rờnMẹ-đầu bạc trắng

Cau ngày càng caoMẹ ngày một thấpCau gần với giờiMẹ thì gần đất!”

Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh cây cau luôn đóng vai trò rất quan trọng, từ xưa đến nay, trong các ngày lễ quan trọng như ngày cưới, ngày giỗ, ngày Tết thì không thể thiếu miếng trầu và quả cau. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn loại cây đặc biệt ấy để so sánh với mẹ, vì mẹ cũng như cây cau, có vị trí đặc biệt không gì có thể thay thế trong lòng con, và không ai có thể thân thiết với con hơn mẹ. Tuy nhiên, theo thời gian, dường như cây cau và mẹ lại trở nên khác biệt với nhau.

Trong bài thơ, vì tuổi già mà lưng mẹ càng ngày càng còng đi, còn cây cau lại thẳng đứng, và cành cây ngày càng phát triển hơn. Mẹ có đầu bạc trắng là biểu hiện của sự lão hóa, trong khi cây cau lại có lá xanh rờn, tượng trưng cho sự sống động và phát triển. Cây cau cao lớn đến mức gần với trời, còn mẹ thì gần đất. Tác giả sử dụng các biện pháp nói giảm, tránh để thể hiện sự đau buồn khi mẹ sắp rời xa thế gian. Bằng cách so sánh tương phản giữa cây cau và mẹ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã vẽ nên hình ảnh mẹ chân thật nhất. Mẹ là người vĩ đại đối với con, nhưng thời gian không ngừng trôi, và con phải đối mặt với sự thật rằng mẹ đang ngày một già yếu, gần đất và xa trời.

Sau khi trực tiếp chứng kiến mẹ mình đang từ từ xa cách, người con bắt đầu trải qua những cảm xúc đau đớn trong lòng:

“Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

 

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

 

Ngẩng hỏi giời vậy

-Sao mẹ ta già?

 

Không một lời đáp

Mây bay về xa.”

Tại sao khi nhân vật con còn nhỏ thì chỉ cần “bổ tư” là đủ, nhưng bây giờ mẹ lại ngại to vậy? Câu trả lời là vì mẹ đã già, cơ thể càng ngày càng yếu nên không thể ăn những miếng to được nữa, chỉ còn ăn được những miếng bé, và cây cau cũng vậy. Tác giả còn so sánh miếng cau khô, “khô gầy như mẹ”, để tạo nên hình ảnh rõ nét về sự héo hon, tàn tạ của người mẹ khi trở nên già yếu sau một cuộc đời vất vả vì con cái. Chính vì điều này, khi nâng miếng cau trên tay, tác giả không kìm được nước mắt vì nhớ về mẹ.

Trong đoạn văn này, nhà thơ Đỗ Trung Lai sử dụng từ 'nâng' thay cho 'cầm' hay 'nắm' để miêu tả hành động của người con với miếng cau, bởi từ này mang ý nghĩa trân trọng, quan tâm và nhẹ nhàng hơn. Bằng cách này, người đọc cảm nhận được hình ảnh mẹ của người con trong từng nét vẽ của tác giả. Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng hình ảnh 'Mây bay về xa', một biểu tượng cho sự xa cách giữa người con và mẹ khi mẹ phải đi về phía trời cao. Dù người con muốn giữ mẹ lại bên mình, nhưng cuối cùng đành chấp nhận sự thật rằng mẹ sẽ phải rời xa mãi mãi, để lại cho người con sự đau đáu và nhớ nhung mãi mãi.

 

Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai đơn giản nhưng rất cảm động, đã khiến trái tim người đọc rung động. Bài thơ miêu tả rất chân thật hình ảnh người mẹ lúc già, cũng như cảm xúc đau buồn và tuyệt vọng của người con khi thấy mẹ đang dần xa cách mình. Tác giả như muốn gửi gắm thông điệp cho độc giả rằng hãy biết yêu mẹ, kính trọng mẹ khi còn có thể, đừng để khi mẹ không còn ở bên, hối hận vì đã không biết trân trọng.

Bài tham khảo 2 

Tình mẫu tử là chủ đề phổ biến trong thơ ca từ lâu. Mỗi nhà thơ có cách khai thác đề tài này theo cách riêng của mình. Nhà thơ Đỗ Bạch Mai đã ghi lại nỗi vất vả và cô đơn của người mẹ khi phải nuôi con bằng tác phẩm 'Một mình trong mưa', trong khi đó tác giả Đỗ Trung Lai lại kể lại cảm xúc đau lòng của con trước sự già yếu ngày càng tăng của người mẹ trong bài thơ 'Mẹ'.

Nhan đề của bài thơ 'Mẹ' đã phủ sóng toàn bộ chủ đề của tác phẩm. Không chỉ đơn thuần là một cách gọi thông thường, từ 'mẹ' còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Nó không chỉ là tình yêu thương mà mẹ dành cho con, mà còn là tình cảm đầy đủ, lòng biết ơn của con đối với người đã sinh thành, nuôi dưỡng và chăm sóc cho mình. Vì vậy, thông qua nhan đề của tác phẩm, chúng ta có thể hình dung được sơ lược về nội dung của bài thơ và hiểu được tâm trạng của Đỗ Trung Lai khi viết về mẹ.

Trong hai khổ thơ đầu tiên, tác giả Đỗ Trung Lai đã sử dụng phương pháp tương phản giữa hình ảnh cây cau với người mẹ già. Ngay từ câu thơ đầu tiên, người con đã khẳng định một cách chắc chắn và dứt khoát: 'Lưng mẹ còng rồi'. Từ 'rồi' đã đủ thể hiện sự buồn bã và nỗi niềm của con khi nhìn thấy sự thật rằng mẹ đã già yếu. Nếu cây cau đầy sức sống, luôn phát triển và xanh tươi với hình dáng thẳng tắp, khiến tác giả cảm thấy gần với trời, thì người mẹ lại xuất hiện với lưng còng, 'đầu bạc trắng' và 'một thấp đi'. Sử dụng phương pháp đối nghịch điệu, 'một thấp đi' đã nhấn mạnh sức tàn phá của thời gian đối với sức khỏe của người mẹ.

1 62 lượt xem