Tác giả tác phẩm Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Choáng ngợp và đau đớn đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta - Ngữ văn lớp 8
I. Tác giả Lâm Lê
- Lâm Lê: bút danh của Lê Hồng Lâm, sinh năm 1977, quê ở Quảng Trị
- Là nhà báo chuyên viết phê bình điện ảnh; tác giả của các cuốn sách Xem chữ đọc hình (2005), Chơi cùng cấu trúc (2009), Cánh chim trong gió (2016), ...
II. Đọc tác phẩm Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta
Loạt phim tài liệu Hành tinh của chúng ta đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu, những môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất, đồng thời mang đến một thông điệp sống còn: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn!”.
Vẫn qua giọng dẫn chuyện hấp dẫn tuyệt vời của nhà làm phim, nhà nghiên cứu tự nhiên Đê-vít Át-tin-bo-râu (David Attenborough), tám tập phim tài liệu của Hành tinh của chúng ta mới phát trực tuyến trên Nét-phơ-lít (Netflix) như là phần tiếp theo của Hành tinh Trái Đất (Earth Planet) – loạt phim tài liệu nổi tiếng trước đây của kênh BBC Earth, bởi cách mà các nhà làm phim tạo sự tương phản và đối nghịch giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, sự đa dạng của giống loài với cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu đang tàn phá và giết chết chúng mỗi ngày.
III. Tìm hiểu tác phẩm Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta
1. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Trích báo Tuổi trẻ online, ngày 12/5/2019
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh
4. Ý nghĩa nhan đề
Nội dung chính của loạt phim tài liệu “Hành tinh của chúng ta”: đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu, những môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất.
5. Tóm tắt
Những ý chính của văn bản:
- Loạt phim tài liệu 'Hành tinh của chúng ta' đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu
- Rất nhiều loài đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng
- Rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra nhưng bộ phim xuất hiện những thông điệp tích cực ở phần cuối mỗi tập phim
6. Bố cục
3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “giết chết chúng mỗi ngày”): Lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu
- Phần 2 (tiếp đến “nguy hiểm hơn nhiều”): Tình trạng báo động của các loài động vật
- Phần 3 (còn lại): Sự cố gắng khắc phục của con người qua các bộ phim.
7. Giá trị nội dung
Tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin quãng thời gian quay phim và quá trình ghi lại những thước phim quan trọng về thiên nhiên, môi trường để mang tới những lời cảnh báo, cảnh tỉnh tới mọi người trước sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên.
8. Giá trị nghệ thuật
Lập luận logic, rõ ràng; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta
1. Tóm tắt, cách triển khai thông tin và vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
a. Tóm tắt
- Bộ phim được xây dựng hết sức kì công, có phạm vi bao quát lớn, gồm 8 tập
- Bộ phim như là phần tiếp theo của Hành tinh Trái đất được thực hiện trước đó, xét theo thông điệp chính mà chúng hướng tới
- Bộ phim đưa đến “những hình ảnh sống động và những thông tin chính xác nhất về hành tinh của chúng ta” với những thước quay từ 8 môi trường khác nhau trên Trái đất
- Song song với việc làm nổi bật vẻ đẹp diệu kì của thế giới tự nhiên trên Trái đất, bộ phim cũng đưa ra những cảnh báo đau lòng về sự suy thoái của môi trường sống bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đến từ hoạt động của con người
- Bộ phim toát lên sự lạc quan về khả năng phục hồi của môi trường sống trên Trái đất nhờ vào sự “tỉnh ngộ” của con người
=> Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin về lời cảnh báo vẫn chưa qua muộn. Để từ đó bắt đầu hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống, cứu lấy những loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
b. Cách triển khai
Văn bản được triển khai theo cách lần lượt đưa thông tin về những giá trị nội dung cơ bản của “loạt phim”. Với cách triển khai này, tác giả đã dễ dàng nêu bật được thông điệp chính toát ra từ bộ phim, gắn liền với hai từ khoá là “choáng ngợp” và “đau đớn”
c. Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ
- Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ nhằm mang đến những hình ảnh và dẫn chứng chân thật, sinh động nhất.
-> Qua đó giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến vấn đề đang được đề cập, đồng thời tăng tính thuyết phục cho thông điệp được nêu ra.
2. Giới thiệu chung về “loạt phim”
- Nội dung chính của loạt phim tài liệu “Hành tinh của chúng ta”: đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu, những môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất
- Điểm đặc biệt của loạt phim này đó là các nhà làm phim đã tạo sự tương phản và đối nghịch giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, sự đa dạng của giống loài với cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu đang tàn phá và giết chết chúng mỗi ngày.
3. Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng
- Tác giả cho biết bộ phim có 8 tập với 8 môi trường sống trên khắp thế giới, từ vùng cực băng giá tới những cánh rừng mưa nhiệt đới, sa mạc và đồng cỏ, đại dương sâu thẳm, sông ngòi và những khu rừng rậm đa dạng ở Nam Mỹ…
- Vẻ đẹp ở các cảnh phim hiện lên đẹp đẽ, choáng ngợp và đầy chân thật. Những con vật được đưa lên phim như thể bước ra từ bộ phim hoạt hình của hãng Pích-xa
-> Những gì được văn bản nhắc đến ở đoạn này: bộ phim phản ánh thực tế ô nhiễm và suy thoái của môi trường đang đe dọa đến môi trường sống của con người. Từ đó cảnh tỉnh loài người hãy ý thức về những hành động và quyết định của bản thân, nhận ra tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
4. Nhưng vẫn chưa quá muộn
- Sự so sánh khiến cho bộ phim trở nên nổi bật và khác biệt so với những phim khác cùng đề tài.
- Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm đối với nhóm làm phim về quá trình 4 năm với thời gian quay và ghi hình rất nhiều tại nhiều quốc gia khác nhau để mang tới những thước phim chân thực, gần gũi.
- Nếu xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây giữ vai trò rất quan trọng, nó giúp cho người đọc và các nhà làm phim có nhiều khách quan tiếp nhận thông tin và đặc biệt ta thấy được tính chân thực của bộ phim.
- Cách kết thúc của văn bản khiến cho người đọc thêm một lần nữa ấn tượng về quy mô và sự công phu mà những người làm phim đã bỏ ra để xây dựng lên một tác phẩm lịch sử. Qua đó, tăng tính xác thực cho những tư liệu và thông điệp mà bộ phim hướng tới, kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường trước khi quá muộn.