Tác giả tác phẩm Xe đêm (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Xe đêm Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Xe đêm - Ngữ văn lớp 8
I. Tác giả Côn-xtan-tin Pau-xtốp-ki
- Côn-xtan-tin Pau-xtốp-ki (1892-1968) là nhà văn Nga nổi tiếng.
- Truyện ngắn của ông mang chất thơ nhẹ nhàng, tinh tế, khơi dậy ở người đọc sự rung cảm trước những vẻ đẹp bình dị, khuất lấp, dễ bị lãng quên trong đời sống
- Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra bằng tiếng Việt: Cô gái làm ren (1958), Chiếc nhẫn bằng thép (1973), Một mình với mùa thu (1980), …
II. Đọc tác phẩm Xe đêm
Tóm tắt: An-đéc-xen (Andersen) cùng hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ cùng đi trên chuyến xe đêm từ Vơ-ni-dơ (Venice) đến Vê-rô-na (Verona). Trên đường đi, họ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ. Trên chuyến xe ấy, để góp vui, An-đéc-xen đã trò chuyện cùng các cô gái, thử tưởng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ,… Các cô gái say sưa lắng nghe. Đoạn trích dưới đây kể về cuộc đối thoại trên chuyến xe đêm ấy.
[…] Ngựa thả bước chậm rãi. Xe quả thật đã leo lên một sườn đồi.
Nhưng đêm không vì thế mà sáng hơn lên. Ngược lại, hàng du già chạy dài hai bên đường càng thêm tối sẫm. Dưới những tán cây, bóng đêm lặng lặng, đặc lại, chỉ khẽ nghe tiếng thì thầm với nhau của lá cây và những giọt mưa.
An-đéc-xen hạ kính cửa sổ xuống. Một cành du ngó vào trong xe. Chàng ngắt vài chiếc lá làm kỉ niệm.
Như nhiều người có trí tưởng tượng sống động, chàng có cái thú lượm lặt trong những chuyến đi đủ thứ vặt vãnh. Những thứ vặt vãnh ấy có một đặc tính: Chúng làm sống dậy quá khứ, hồi sinh trọn vẹn tâm trạng từng trải nghiệm trong giây phút nhặt mảnh vỡ nào đó từ một bức tranh ghép, một chiếc lá du, hay một chiếc vòng sắt móng lửa.
- “Đêm!” – An-đéc-xen thầm nhủ.
Lúc này, bóng đêm dễ chịu hơn ánh sáng ban ngày. Bóng tối cho ta được bình yên suy ngẫm về mọi điều. Và suy ngẫm chán rồi thì chàng có thể nghĩ ra đủ mọi câu chuyện khác nhau mà mình là nhân vật chính.
Trong những câu chuyện đó, An-đéc-xen hình dung mình thế nào cũng đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát. Chàng hào phóng trải quanh mình những từ ngữ ngọt ngào, say đắm mà những nhà phê bình đa cảm gọi là “những đóa hoa của thi ca”.
Thực ra, chàng rất xấu trai và tự mình biết rõ điều đó. Chàng cao kều và nhút nhát. Tay chân lòng thòng như con rối xâu dây mà ở quê chàng trẻ con gọi là “ham-pen-man”.
Với những “phẩm chất” ấy chẳng mấy hi vọng được phụ nữ chú ý. Nhưng dù sao, trái tim cũng thắt đau mỗi khi những cô gái trẻ ngang qua mình như qua một cái cột đèn vô tri vô giác.
An-đéc-xen thiu thiu ngủ.
Tỉnh giấc, chàng bắt gặp trước mắt một ngôi sao xanh màu lá. Nó tỏa sáng gần như sát mặt đất. Rõ là đêm đã khuya.
Xe đang dừng lại. Bên ngoài có tiếng lao xao. An-đéc-xen lắng tai nghe. Người đánh xe đang thỏa thuận giá cả với mấy cô gái xin lên xe dọc đường.
Tiếng thương thuyết của mấy cô này giòn vang đến nỗi cuộc mặc cả nghe du dương như khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ.
Người đánh xe không bằng lòng cho họ tới một thị trấn chắc là rất nhỏ bé nào đó với khoản tiền họ trả. Mấy cô gái tranh nhau nói rằng họ phải đi bằng được cả ba người và chẳng có thêm tiền nữa.
- Thôi đi! – An-đéc-xen bảo người đánh xe. – Tôi sẽ trả nốt số tiền thiếu mà anh khăng khăng đòi bằng được. Và sẽ trả thêm, nếu anh thôi không ăn nói thô lỗ với khách và lảm nhảm vớ vẩn nữa.
- Được rồi, mời các người đẹp lên xe – người đánh xe nói với các cô gái. – Hãy cảm ơn Đức Mẹ đã run rủi cho các cô gặp vị hoàng tử ngoại quốc quen tiêu xài hoang phí này. Ông ấy chẳng qua không muốn xe phải dừng lâu vì các cô. Chứ các cô với ông ấy báu lắm thì cũng chỉ như món mì năm ngoái khó nuốt mà thôi!
- Giê-su-ma (Jesus), lạy Chúa tôi! – Ông thầy tu rên rỉ.
- Các cô lại ngồi gần tôi cho ấm. – Thiếu phụ nói
Mấy cô gái rì rầm với nhau, chuyền cho nhau đồ đạc, lên xe, chào hỏi, bẽn lẽn cảm ơn An-đéc-xen, rồi ngồi xuống và im bặt.
Xe sực lên mùi phó mát cừu và bạc hà. An-đéc-xen lờ mờ thấy những hạt thủy tinh ánh lên từ những cặp bông tai rẻ tiền của các cô gái.
Xe đi tiếp. Lại thấy tiếng sỏi lạo xạo dưới bánh. Các cô gái bắt đầu thì thầm trò chuyện.
- Họ muốn biết ông là ai. – Thiếu phụ lên tiếng và An-đéc-xen đoán nàng đang mỉm cười trong bóng tôi. – Có thật ông là một hoàn tử ngoại quốc không? Hay chỉ là một du khách nước ngoài thông thường?
- Tôi là nhà tiên tri. – Không chút do dự, An-đéc-xen đáp. – Tôi biết đoán định tương lai và nhìn thấu được bóng tối. Nhưng tôi không phải là một thầy bói bịp bợm. Và, xin thưa, tôi cũng có thể coi là một hoàng tử bất hạnh từ cái xứ sở xưa kia Hăm-lét (Hamlet) từng sống.
- Vậy ông thấy được gì trong bóng tối thế này? – Một cô gái ngạc nhiên hỏi.
- Như cô chẳng hạn. – An-đéc-xen trả lời – Tôi thấy cô rõ đến nỗi trái tim tôi tràn đầy tình cảm ngưỡng mội vẻ đẹp kiều diễm của cô.
Chàng nói điều đó và cảm thấy mặt mình lạnh toát. Đã gần tới cái trạng thái mà chàng trải nghiệm mỗi lần sáng tác những bài thơ hay truyện cổ tích của mình.
Trạng thái ấy là sự hòa trộn của một thoáng ưu tư, một dòng tuôn chảy những từ ngữ chẳng rõ từ đâu tới, một cảm nhận bất ngờ về sức mạnh thi ca, về quyền lực của mình với trái tim con người.
Như trong một câu chuyện của chàng, nắp chiếc rương thần cũ kĩ bỗng bật tung ra với tiếng vang rền. Nơi đó ẩn chứa những suy nghĩ chưa thốt thành lời và những tình cảm còn ngủ yên, nơi đó có tất cả sự mê hồn của trái đất – tất cả những bông hoa của nó, tất cả màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương, những khoảng mênh mông của biển cả, tiếng xào xạc của rừng, những dằn vặt của tình yêu và tiếng líu lo con trẻ.
An-đéc-xen không biết gọi trạng thái ấy là gì. Một số người gọi nó là cảm hứng sáng tạo, một số người khác thi gọi là trạng thái lãng lãng vui sướng, những người khác nữa thì gọi là trạng thái ứng tác xuất thần.
- Tôi tỉnh giấc và nghe thấy giữa đêm khuya giọng nói của các cô. – Lặng đi một lát, chàng điểm đạm nói. – Các cô gái đáng yêu ơi, như thế cũng đủ để cho tôi biết rõ về các cô và còn hơn thế nữa, đủ để cho tôi yêu các cô như những cô em thân thiết dù chỉ trong thoáng chốc. Tôi trông thấy các cô rất rõ. Chẳng hạn như cô, cô là một cô gái có mái tóc sáng màu, phất phơ nhẻ nhẹ. Cô là cô gái hay cười và cô yêu tất thảy những gì sống động, thậm chí cả bầy sáo rừng sả xuống vai cô khi cô chăm sóc vườn rau.
- Ôi, Ni-cô-li-na (Nicolina), ông ấy nói đẳng ấy đấy! - Một trong số các cô gái lớn tiếng thì thảo.
- Cô có một trái tim nồng nhiệt, Ni-cô-li-na ạ. – An-đéc-xen vẫn điểm đạm nói tiếp. Nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy tính, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cằn, để gặp chàng, cứu chàng khỏi con nguy khổn. Tôi nói đúng không nào?
- Vâng, em sẽ đi chủ... – Ni-cô-li-na lúng búng, ngượng ngùng. – Nếu ông đã nghĩ như thế.
- Tên các cô thế nào nhỉ? – An-đéc-xen hỏi.
- Chúng em là Ni-cô-li-na, Ma-ri-a (Maria) và An-na (Anna). - Một cô sốt sắng trả lời thay các bạn.
- Còn cô, Ma-ni-a, tôi thực không muốn nói về sắc đẹp của cô. Tôi nói tiếng Ý không thạo. Nhưng từ lúc thiếu thời tôi đã nguyện với thần thi ca rằng tôi sẽ ca tụng cái đẹp ở bất cứ nơi nào tôi gặp.
- Giê-su-ma, lạy Chúa tôi! – Ông thầy tu lầm bầm. – Ông này bị nhện độc cắn rồi. Ông ấy đúng là mất trí.
- Có những người phụ nữ sở hữu sắc đẹp mê hồn thực sự. Hầu như khi nào họ cũng là những người bản tính kín đảo. Họ giấu kín trong lòng một niềm đam mê bỏng cháy. Niềm đam mê đó như từ bên trong làm chảy bừng gương mặt họ. Cô là một người như thế đẩy, Ma-ri-a a. Số mệnh những người phụ nữ như thế thật khác thưởng. Hoặc rất buồn, hoặc là rất hạnh phúc.
- Ông đã gặp những người phụ nữ như thế bao giờ chưa? – Thiểu phụ hỏi.
- Trước đây thì chưa, nhưng bây giờ tôi đã gặp. – An-đéc-xen trả lời. – Tôi không phải chỉ nói về Ma-ri-a, mà cả về bà nữa, thưa bà.
- Tôi mong rằng ông nói thể không phải cốt cho đêm dài chóng qua. — Thiếu phụ nói, giọng run run. – Điều đó thật là tản nhẫn đối với cô gái đáng yêu này. Và cả với tôi – nàng nói thêm khe khẽ.
- Chưa khi nào tôi nghiêm túc như vào giây phút này, thưa bà.
- Thế là thế nào? — Ma-ni-a hỏi. – Em sẽ được hạnh phúc? Hay là không?
- Cô mong muốn nhận được rất nhiều từ cuộc sống, mặc dù chỉ là một cô gái quê bình dị. Bởi vậy mà cô không dễ dàng có được hạnh phúc. Nhưng rồi trong cuộc sống, cô sẽ gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô. Người cô chọn tất nhiên phải là một người tuyệt vời. Có thể đó là một hoạ sĩ, nhà thơ, người chiến sĩ đấu tranh cho tự do của nước Ý... Mà cũng có thể đó chỉ là một chàng chăn cửm bình dị hay một thuỷ thủ, nhưng thế nào cũng sẽ phải là người có một tâm hồn lớn lao. Suy cho cùng, với tâm hồn như thế, họ giống nhau cả thôi.
– Thưa ông –Ma-ni-a then thủng nói. — Em không trông rõ ông, vì thế em cử hỏi mà không xấu hổ. Em phải làm gì, nếu một người như thế đã làm chủ trái tim em rồi? Em mới gặp chàng có vải bận, thậm chí cũng chẳng biết chàng bây giờ ở đầu.
– Cô hãy tim chàng! – An-đéc-xen nói lớn – Rồi cô sẽ tìm thấy, vả chàng thể nào cũng sẽ yêu cô.
– Ma-ni-a! – An-na vui mừng nói. – Thì chính là cái anh chàng hoạ sĩ trẻ ở Vê-rô-na đấy chứ ai...
— Im nào! – Ma-ri-a mắng át đi.
– Vê-rô-na chẳng phải là một thành phố lớn đến nỗi không tìm nổi một người. Thiếu phụ nói. –Cô nhớ lấy tên tôi nhé. Tôi là E-lê-na Guýt-chi-ô-li (Elena Guiccioli). Tôi sống ở Vê-rô-na. Người Vê-rô-na nào cũng có thể chỉ đường cho cô tới nhà tôi. Ma-ri-a, cô cử tới Vê-rô-na. Và cô cứ ở nhà tôi cho tới khi nào hạnh phúc đến với cô như người bạn đường đáng yêu của chúng ta tiên đoán.
Ma-ri-a tìm thấy bản tay E-lê-na trong bóng tối và áp lên gò má nóng sực của mình.
Tất cả lặng yên. An-đéc-xen nhận thấy ngôi sao xanh đã tắt. Nó đã lặn xuống sau đường chân trời. Nghĩa là đã quá nửa đêm.
- Kìa, sao ông không đoán gì cho em cả? — An-na, cô gái nhanh mồm nhanh miệng nhất nhóm hỏi.
– Cô sẽ có nhiều con — An-đéc-xen quả quyết đáp. – Chúng nó sẽ xúm xít quanh bình sữa. Cô sẽ phải mất nhiều thời giờ để tắm rửa và chải đầu cho chúng. Chồng tương lai của cô sẽ đỡ cô một tay trong việc đó.
– Có phải là Pi-e-to-rô (Pietro) không ông? — An-na hỏi. – Em mà lại cần cái gã vụng về ấy đỡ một tay ấy à!
– Rồi cô sẽ còn phải mất nhiều thời giờ nữa để thơm vải lần trong một ngày lên những con mắt long lanh hồn nhiên của hết thảy những cậu bé, cô bẻ tí hon của cô.
– Trong lãnh địa của Giáo hoàng không thể tưởng tượng được những lời lẽ điên rồ như thế! — Nhà tu hành bực bội phản ứng, nhưng chẳng ai để ý tới lời nói của ông ta.
Mấy cô gái lại thầm thì với nhau chuyện gì đó. Tiếng thi thẩm của họ chốc chốc lại chen với tiếng cười. Cuối cùng Ma-ri-a nói:
- Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người thể nào. Chúng em thì lại không biết nhìn trong bóng tối.
- Tôi là một nhà thơ lang thang – An-đéc-xen đáp. – Tôi còn trẻ. Tôi có mái tóc rậm, lượn sóng và gương mặt tôi rám nắng. Đôi mắt xanh của tôi hầu như lúc nào cũng ánh cười bởi tôi không có mối bận tâm nào và tôi còn chưa yêu ai cả. Công việc duy nhất của tôi là làm ra những món quà nhỏ bé tặng mọi người và có những hành vi nông nổi cốt sao cho những người gần gũi được vui.
– Thi dụ như những hành vi thế nào, thưa ông” – E-lê-na hỏi.
– Kể chuyện gì cho bà nghe nhĩ? Mùa hè năm ngoái tôi ở nhà người gác rừng quen ở xứ Giuýt-len (Jutland)2. Một hôm tôi dạo chơi trong rừng và tới một khoảng rừng thưa có rất nhiều nấm. Ngay ngày hôm đó tôi trở lại khoảng rừng ấy và giấu dưới mỗi cây nấm chỗ thi một cái kẹo bọc giấy bạc, chỗ thì một quả chả là, chỗ thi một bỏ hoa tỉ xíu bằng sáp, hay một cái bao tay và một dải băng lụa. Sáng hôm sau tôi rủ con gái người gác rừng tới đó. Cháu bé lên bảy. Thế là dưới mỗi gốc nấm cháu tìm thấy những vật bẻ nhỏ lạ kì kia. Chỉ thiếu có quả chả là. Hẳn một chú quạ nào đã tha đi mất. Ồ, giả bà được trông thấy ánh mắt cô bé chảy rực lên niềm vui sướng! Tôi quả quyết với cháu rằng tất cả những thứ ấy là do những chú lùn cất giấu.
– Ông đã đánh lửa một sinh thể ngây thơ! – Nhà tu hành phẫn nộ. – Đó là một tội lỗi lớn.
- Không đâu, đó chẳng phải chuyện đánh lừa. Cô bé sẽ ghi nhớ kỉ niệm ấy suốt đời. Và tôi xin quả quyết với cha rằng, trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến chuyện cổ tích như thế. Ngoài ra, tôi xin lưu ý đức cha rằng tôi không có thói quen chịu đựng những lời răn dạy sấn sổ.
Xe dừng lại. Các cô gái ngồi không nhúc nhích như bị mê hoặc. E-lê-na Guýt-chi-ô-li im lặng, mái đầu nghiêng xuống.
Người đánh xe kêu lên:
- Này, các nàng đẹp xinh ơi! Tỉnh dậy thôi nào! Đến nơi rồi!
III. Tìm hiểu tác phẩm Xe đêm
1. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Xe đêm là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Pau-xtốp-ki. Truyện gửi gắm thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Ý nghĩa nhan đề Xe đêm
Trong một chuyến xe đêm, An-đéc-xen cùng những vị khách khác đã giúp đỡ ba cô gái không có tiền lên chuyến xe. Để không khí đỡ ngột ngạt, An-đéc-xen đã trò chuyện cùng họ, thử tưởng tượng về tương lai, về hạnh phúc...
An-đéc-xen cùng hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ đang đi trên chuyến xe đêm từ Va-ni-do đến Vê-rô-ra. Trên đường đi, họ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ. Trên chuyến xe đó, để góp vui An-đéc-xen đã trò chuyện cùng các cô gái đó, thử tưởng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ… Các cô gái say sưa lắng nghe. Đoạn trích kể về cuộc đối thoại trên chuyến xe đó.
5. Tóm tắt
Đoạn trích kể về cuộc đối thoại trên chuyến xe đêm. An-đéc-xen cùng hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ cùng đi trên chuyến xe đêm từ Vơ-ni-đơ đến Vê-rô-na. Trên đường đi, họ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ. Trên chuyến xe ấy, để góp vui, An-đéc-xen đã trò chuyện cùng các cô gái, thử tưởng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ,… Các cô gái say sưa lắng nghe.
6. Bố cục
Bố cục văn bản Lá đỏ gồm 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến 'Những buổi ngày xưa vọng nói về'): Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
- Phần 2 (Còn lại): Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.
7. Giá trị nội dung
Xe đêm là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Pau-xtốp-xki. Truyện gửi gắm thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống.
8. Giá trị nghệ thuật
- Chân dung nhân vật An - đéc - xen được hiện lên qua rất nhiều chi tiết chân thực
- Bằng trí tưởng tượng lãng mạn, phong phú, An-đéc-xen đã sáng tạo nên một thế giới huyền bí nhưng vẫn rất gần gũi với con người, với cuộc sống thường ngày
- Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, truyện lồng trong truyện tạo nên một câu chuyện không có hồi kết và liên kết đến cuộc sống của mỗi con người là một câu chuyện là mang tới rất nhiều bài học ý nghĩa cho người đọc.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xe đêm
1. Chân dung nhân vật An-đéc-xen
- Chân dung An-đéc-xen trong thực tế và trong tưởng tượng của ông:
+ Trong thực tế, An-đéc-xen là người xấu trai, cao kều, nhút nhát.
+ Trong tưởng tượng, ông luôn hình dung mình là người đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát, tự nhận mình “có mái tóc rậm, lượn sóng”, gương mặt “rám nắng”, đôi mắt “lúc nào cũng ánh cười”,…
+ Ông tự nhận mình là một nhà tiên tri, đoán được tương lai và nhìn thấu được bóng tối, cũng xem mình là một hoàng tử bất hạnh như Hăm-lét ⇒ Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen có phần tự ti với ngoại hình và thực tế của bản thân, luôn khát khao hướng đến những điều tốt đẹp, theo đuổi sự hoàn mĩ và lãng mạn.
2. Hành động và thái độ của nhân vật An-đéc-xen
a. Hành động trả số tiền còn thiếu cho các cô gái, yêu cầu người lái xe không thô lỗ và lảm nhảm với khách
⇒ Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen là người tốt bụng, hào phóng, biết cư xử lịch thiệp và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
b. Nhiệt tình trò chuyện với các cô gái, tiên đoán về tương lai của họ
⇒ Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen có trí tưởng tượng phong phú, luôn có sẵn các câu chuyện trong đầu, chỉ cần một gợi ý là có thể chắp cánh cho trí tưởng tượng của ông bay xa.
+ Đem đến niềm vui cho cháu bé ở xứ Guýt-len:
⇒ Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen là người yêu và hiểu trẻ thơ, biết đem đến niềm vui và hạnh phúc cho trẻ thơ bằng những hành động đầy sáng tao
- Đối với Ni-cô-li-a
+ Cô xinh đẹpp, kiểu diễm, hay cười và thấy tất thảy những gì sống động. Cô có một trái tim nồng nhiệt và sẵn sàng vượt qua muôn vàn khó khăn để cứu người yêu mình khỏi cơn nguy khốn.
+ An-đéc-xen tiên đoan “nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy nghĩ, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cằn để gặp chàng, cứu chàng khỏi cơn nguy khốn”.
- Với Ma-ri-a
+ Cô sở hữu sắc đẹp mê hồn và mang bản tính kín đáo. Cô giấu kín trong lòng niềm đam mê bừng cháy, số mệnh của cô hoặc rất buồn hoặc là rất hạnh phúc. Sẽ không dễ dàng nhưng chỉ cần kiên trì cô sẽ gặp được người đàn ông xứng đáng của đời mình.
+ An-đéc-xen tiên đoán “cô sẽ gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô”, và người đó “tất nhiên phải là một người tuyệt vời”, “có một tâm hồn lớn lao”.
- Với An-na
+ An-đéc-xen không nói về sắc đẹp của An-na
+ An-đéc-xe tiên đoán cô sẽ hạnh phúc với sự bận bịu khi chăm sóc những đứa con và chồng tương lai sẽ “đỡ cô một tay trong việc đó”
⇒ Có thể thấy trong lời tiên tri, An-đéc-xen đã gửi gắm tình cảm đôn hậu, dịu dàng, mong muốn các cô gái đều có tương lai tốt đẹp. Ông mong ước các cô gái mới quen có một cuộc đời hạnh phúc, đặt niềm tin vào cuộc sống, tình cảm mà ông dành cho các cô là sự mến mộ đầy chân thành, tha thiết. Những cô gái xinh đẹp có thể tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, bởi vẻ đẹp của họ đủ để họ có được hạnh phúc.
⇒ Chính lời tiên tri đẹp đẽ và dịu dàng của ông đã thôi thúc hành động của các cô gái, khích lệ họ đi tìm hạnh phúc cho riêng mình.
3. Thái độ của nhà văn đối với An-đéc-xen
- Quan đoạn trích cho thấy nhà văn đã rất trân trọng tài năng và tâm hồn bay bổng của nhà văn An-đéc-xen
V. Các đề văn mẫu
Đề bài: Phân tích tác phẩm Xe đêm
Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki là nhà văn nổi tiếng người Nga. Truyện ngắn Xe đêm là một tác phẩm tiêu biểu của ông.
Nội dung của truyện kể về cuộc gặp gỡ của nhà văn An-đéc-xen với ba cô gái. Trên chuyến xe đêm từ Vơ-ni-dơ đến Vê-rô-na, An-đéc-xen cùng đi với hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ. Họ tình cờ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền. Vì vậy, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ.
Sau khi lên xe, để góp vui, An-đéc-xen đã trò chuyện với ba cô gái, thử tượng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ. Với Ni-cô-li-a, An-đéc-xen tiên đoán “nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy tính, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cằn để gặp chàng, cứu chàng khỏi cơn nguy khốn”. Với Ma-ri-a, An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ “gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô” và “người đó tất nhiên phải là một người tuyệt vời”, “có một tâm hồn lớn lao”. Với An-na, An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ hạnh phúc với sự bận bịu khi chăm sóc những đứa con và chồng tương lai sẽ “đỡ cô một tay trong mọi việc”. Họ say sưa lắng nghe cho đến khi đến nơi. Trong những lời tiên tri của mình, An-đéc-xen đã gửi gắm tình cảm đôn hậu, dịu dàng, mong muốn các cô gái đều có tương lai tốt đẹp.
Qua truyện ngắn Xe đêm, nhà văn đã bộc lộ thái độ trân trọng, yêu mến dành cho An-đéc-xen. Truyện gửi gắm thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống. Bên cạnh giá trị nội dung, truyện còn thành công nhờ giá trị nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng kết hợp hiện thực và tưởng tượng, nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua cả những dấu ấn trong đời thực và những tưởng tượng, hư cấu. Nhân vật trong truyện hiện lên vừa sống động, vừa sắc nét qua lời đối thoại, vừa có chiều sâu qua lời người kể chuyện. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ trong sáng, đậm chất thơ cùng với nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian đã góp phần làm nên nét độc đáo trong truyện.
Xe đêm mang đậm phong cách sáng tác của nhà văn Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki. Truyện gửi gắm nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc.