Tác giả tác phẩm Giá không có ruồi (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Giá không có ruồi Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 138 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Giá không có ruồi - Ngữ văn 8

I. Tác giả A-dít Ne-xin

Văn bản Cái kính - A-dít Nê-xin - Nội dung, tác giả, tác phẩm

- A-dít Ne-xin (1915 – 1995) là nhà văn trào phúng nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ.

- A-dít Ne-xin sáng tác đa dạng các thể loại. Tiêu biểu trong đó phải kể đến các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết và truyện cười, đây là hai thể loại thành công và gây được tiếng vang nhất trong toàn bộ các tác phẩm của ông.

II. Đọc tác phẩm Giá không có ruồi

Lúc lên 10 tuổi, nó bảo:

– Úi dà! Nếu tôi cũng có cặp sách như những đứa khác, cũng có đồ chơi, có những quyển tranh đẹp như chúng, thì xem tôi học giỏi không nào!… Ðây tôi lại chẳng có gì cả! Thế thì làm sao mà học giỏi được!

Ðến năm 13, nó cũng có đủ sách, vở, bút, cặp và đồ chơi như những đứa trẻ khác. Nhưng nó học vẫn không được. Nó lại than phiền:

– Quần áo đẹp thì không có! Nhà cửa thì chật chội, cả mấy bố, mẹ và anh chị em tôi phải ở chung một buồng. Thế thì học làm sao được! Giá tôi được một cái buồng, một cái tủ sách và bàn học riêng xem! Tôi không học giỏi bằng mấy chúng nó ấy à!

Năm 18 tuổi, người ta dành cho hắn một cái buồng riêng.

– Học giỏi thế quái nào được, nếu đến tuổi tôi mà trong túi chẳng có nổi lấy 10 lia! Muốn mua sách vở nhưng lại không có tiền.

Năm 20 tuổi, trong túi hắn lúc nào cũng đã có ít nhất 10 lia, có khi còn nhiều hơn.

– Ôi! Mong sao học chóng xong để ra đi làm! Tốt nghiệp đại học rồi tôi sẽ làm việc cật lực cho mà xem!… Tôi sẽ bắt đầu viết truyện… à không! Viết hẳn tiểu thuyết ấy chứ! Chao ôi! Ước gì tôi chóng được ra trường.

Năm 24 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, hắn than thở:

– Tôi không tìm được việc gì hợp ý nguyện cả, vì đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi chuyện sắp phải tòng ngũ. Chỉ mong sao cái thời hạn tại ngũ chóng qua đi. Lúc ấy tôi sẽ làm việc ngày đêm để cướp lại thời gian! Thế nào tôi cũng phải viết một tác phẩm thật vĩ đại, để mọi người phải nhắc đến tên tôi!… Chà, cái chuyện tòng ngũ tai ác này!…

Ðến năm 26, hắn hết hạn phục vụ trong quân đội.

– Tôi vẫn chưa thể nào bắt tay vào làm việc một cách thật sự được. Vì cứ quanh quẩn lo hai bữa ăn đã hết ngày rồi. Khi nào người ta chưa có được một công việc đàng hoàng và một khoản thu nhập cố định, thì chưa thể nói gì đến chuyện sáng tác!

Năm 28 tuổi, khi đã có công ăn việc làm tử tế, hắn kêu:

– Ðiều kiện thiếu thốn thế thì sáng tác thế quái nào cho được! Ít ra là phải có hai buồng và có máy thu thanh! Lúc nào làm việc mệt, mở máy ra nghe nhạc cho đỡ mệt, sau đó lại tiếp tục làm việc. Như thế tinh thần mới sảng khoái, làm việc mới có hiệu quả được chứ! Ôi! Giá tôi có một chiếc máy thu thanh thì hay biết chừng nào?

Năm 29 tuổi, hắn tậu được một căn nhà hai buồng và sắm được một cái máy thu thanh. Nhưng tác phẩm mà hắn dự định từ bao nhiêu năm nay vẫn đứng nguyên tại chỗ.

– Chao ôi là cô đơn! – hắn thở dài – Sự cô đơn làm cho lòng tôi trống trải như một bãi sa mạc! Thử hỏi như thế làm sao tôi có thể tìm ra cảm hứng sáng tác được! Ôi! Phải có một tia nắng nào sưởi ấm được lòng ta! Phải có một ngôi sao nào đem lại cho ta nguồn vui và nguồn sức mạnh! Phải có một người nào mà vì nó ta sẵn sàng làm việc quên ăn quên ngủ chứ!… Ai là người có thể làm thần tượng cho ta, có thể làm mục đích của đời ta? Ôi, tình yêu của ta! Người ở đâu?

Ðến năm 30 hắn gặp được nàng. Hắn yêu nàng và cũng được nàng yêu lại. Cuộc sống của hắn bắt đầu tràn đầy ý nghĩa. Nhưng cuốn tiểu thuyết mà hắn ấp ủ từ hồi còn niên thiếu vẫn chẳng nhích thêm được một dòng nào.

– Yêu đúng là một hạnh phúc tuyệt vời! – hắn suy nghĩ – nhưng nếu cứ yêu mãi mà không cưới thì vẫn chưa thể an tâm làm việc được. Ta phải cưới thôi. Có lấy vợ rồi thì cuộc sống mới ổn định, mới có thể hoàn toàn yên tâm lao vào sự nghiệp. Chà, mong sao ta sớm cưới được nàng! Bấy giờ ta thề sẽ lao đầu vào sáng tác, không bỏ phí lấy một phút cho mà xem!

Năm 32 tuổi hắn cưới vợ. Cuộc sống vợ chồng của hắn hạnh phúc lắm! Nhưng không hiểu sao hắn vẫn không thể bắt tay vào cái sự nghiệp cả đời của hắn được. Ấy là vì hắn lại tìm thấy những lý do thật là xác đáng – bây giờ trên vai hắn có cả một gánh nặng gia đình. Quanh năm suốt tháng hắn phải lo chạy vạy kiếm miếng ăn. Thế thì thì giờ đâu để hắn ngồi sáng tác nữa?

Năm 36 tuổi hắn được tăng lương. Nhưng ta hãy nghe hắn nói:

– Ðã đành là mình có nhà riêng đấy! Nhưng nhà cửa chật chội quá! Trẻ con lại suốt ngày nô đùa ầm ĩ, không sao làm việc được. Giá mình kiếm được ngôi nhà độ 4, 5 buồng thì tuyệt quá! Lúc ấy mình sẽ làm việc phải biết nhé! Phải xắn tay áo lên mà làm mới được!

Năm 38 tuổi hắn dọn đến ở một biệt thự 5 buồng. Song tác phẩm của hắn vẫn không tiến thêm được một tý nào. Hắn vẫn chưa thể làm việc được. Nhưng phải đâu là lỗi tại hắn?

– Làm sao mà có thể sáng tác trong một ngôi nhà ở ngay giữa khu phố đông đúc ồn ào như thế?! Các người có giỏi thì sáng tác xem nào! Không! Mình cần có một nơi yên tĩnh, nếu dọn được đến một nơi yên tĩnh thì nhất định thế nào mình cũng làm việc được, mà làm ra trò chứ không phải đùa!

Năm 40 tuổi hắn dọn đến một khu phố tĩnh mịch. Ngôi nhà của hắn thật rộng rãi và thoáng mát. Từ cửa sổ nhìn ra phong cảnh đẹp tuyện trần. Bây giờ chắc hắn phải bắt tay vào sáng tác thực sự được rồi chứ gì nữa? Vẫn chưa à? Tại sao vậy?

– Chà! – hắn than phiền – Sáng tác gì được khi mà trong nhà không có những đồ vật đẹp! Không có những bức tranh quý, không có những bộ xalông êm, không có một cái bàn viết cho ra trò, không có những tấm thảm mịn! Muốn sáng tác thì mắt phải được nhìn những đồ đạc xinh đẹp, tai phải được nghe những điệu nhạc du dương chứ!

Than ôi! Không biết có ngày nào mình thực hiện được cái mơ ước ấy không?… Ðược thế, mình thề sẽ dốc hết sức ra mà làm việc, cho thiên hạ biết tay!…

Năm 42 tuổi hắn có được tất cả những thứ hắn mơ ước: những đồ đạc quí giá và tiện nghi đầy đủ. Nhưng chẳng hiểu sao hắn không tài nào tập trung tư tưởng vào công việc được. Tác phẩm của hắn vẫn không nhích thêm được chút nào.

– Trời ơi! – hắn bảo thế – Các người có hiểu đâu hoàn cảnh của tôi! Các người cứ nhìn bên ngoài nên tưởng tôi sung sướng, mãn nguyện lắm, không còn điều gì phải phàn nàn nữa… Mà kể ra tôi cũng mãn nguyện thật, vì tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh, không lúc nào thiếu cả, lại được vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng nữa. Ðồ đạc tronh nhà thì toàn loại quý và tiện nghi đầy đủ, thì giờ lại nhiều nữa này… Thế nhưng… phải mỗi cái tội là… ruồi! Ruồi nhiều quá! Ruồi không còn làm ăn gì được nữa! Nó cứ bâu vào người, cứ vo ve bên tai nghe sốt cả ruột, tư tưởng không sao tập trung được! Ban ngày không chợp mắt nổi vì ruồi, thành ra ban đêm không còn sức để thức mà sáng tác nữa. Giá không có ruồi thì tôi làm việc phải biết nhé! Cứ gọi là làm như điên ấy chứ không nói chuyện!… Tôi thề như vậy! Nhưng… cái lũ ruồi khốn kiếp!… Tôi không biết làm thế nào với chúng cả. Ðóng cửa lại thì nóng! Mà che rèm thì mất đẹp.

Các người bảo tôi làm việc về mùa đông ư? Nhưng có thực là mùa đông không có ruồi không? Trời ơi! Không hiểu ai sinh ra giống ruồi làm gì không biết? Tôi chịu không hiểu nổi.

Năm nay hắn mới 42 tuổi. Vì thế chúng ta vẫn chưa hết hy vọng. Một ngày kia, khi giống ruồi bị tiêu diệt hết trên thế gian này, như điều hắn mơ ước, thì chắc chắn thế nào hắn cũng sẽ làm việc không ngơi tay để tạo ra cho thế giới cái tác phẩm vĩ đại của hắn. Ðấy, rồi các bạn xem!

III. Tìm hiểu tác phẩm Giá không có ruồi

Giá Không Có Ruồi! - Aziz Nesin # mobile

1. Thể loại

Giá không có ruồi thuộc thể loại truyện trào phúng.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Văn bản Giá không có ruồi trích từ Những người thích đùa, Thái Hà dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016).

3. Phương thức biểu đạt

Giá không có ruồi có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Ý nghĩa nhan đề Giá không có ruồi

“Giá không có ruồi” là một tác phẩm mang đến cho người đọc một thông điệp sâu sắc về sự trì hoãn và chẳng bao giờ mãi đợi được đến lúc hoàn hảo để bắt đầu làm việc. 

5. Tóm tắt văn bản giá không có ruồi

Giá không có ruồi là câu chuyện về sự trì hoãn trong cuộc sống của một người đàn ông trên con đường theo đuổi ước mơ của mình. Anh ta luôn có những yêu cầu và mong muốn khác nhau khi mà có được điều anh mong muốn trước đó. Nhưng sau khi đạt được mục tiêu đó, anh lại tìm ra những lý do để trì hoãn việc tiếp tục phát triển bản thân và hoàn thiện ước mơ của mình. Khi anh ta cuối cùng đạt được mọi thứ, có tất cả những gì anh ta cần để bắt đầu sáng tác, anh lại không tập trung vào công việc của mình vì những con ruồi. Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên trì hoãn và luôn phải tập trung vào mục tiêu của mình, bất kể điều kiện cuộc sống có như thế nào. Chúng ta cần tự chịu trách nhiệm và không nên đổ lỗi cho bất cứ điều gì để trì hoãn cuộc đời mình.

6. Bố cục văn bản Giá không có ruồi

Bố cục gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “chóng được ra trường”: Những trì hoãn trong quãng thời gian đi học của nhân vật

- Phần 2: Tiếp đến “không nhích thêm được chút nào”: Những trì hoãn khi đã có công ăn việc làm tử tế.

- Phần 3: Còn lại: Sự đổ lỗi cho con ruồi.

7. Giá trị nội dung

Văn bản phê phán thói trì hoãn của một bộ phận con người trong cuộc sống.

8. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện giản dị nhưng đầy xung đột của nội tâm nhân vật.

- Biện pháp thủ thuật tài tình trong từng câu chữ.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Giá không có ruồi

1. Những đặc điểm của thể loại truyện cười

- Khai thác hành động rởm đời trong cuộc sống.

- Truyện ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ.

- Truyện mang ý nghĩa giải trí và giáo dục.

2. Vấn đề bị đem ra phê phán

Vấn đề: Phê phán những người viện lí do để trì hoãn công việc, ước mơ của mình mà không chịu cố gắng.

3. Thủ pháp trào phúng của truyện

Thủ pháp châm biếm: phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

V. Các đề văn mẫu

Giá không có ruồi - Tuổi Trẻ Online

 

 

 

 

 

Đề bài: Phân tích tác phẩm Giá không có ruồi

Chắc hẳn cái tên Azit nexin không còn xa lạ với độc giả Việt Nam và Thế giới. Ông là một nhà văn nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ với các tác phẩm mang tính hài hước nhưng lại châm biếm và phê phán những câu chuyện muôn màu của cuộc sống. “Giá không có ruồi” là tác phẩm nổi bật của nhà văn viết về một chàng trai trong quá trình theo đuổi ước mơ của mình.

       Mở đầu tác phẩm, nhà văn kể về một anh chàng lên 10 tuổi đang trên con đường thực hiện ước mơ. Anh ta ước mơ rằng mình học giỏi nhưng lại không biết tự cố gắng mà đổi lỗi cho hoàn cảnh rằng: “Nếu tôi cũng được như những đứa trẻ khác... thì xem tôi học giỏi không nào! Đây tôi lại chẳng có gì cả! Thế thì làm sao mà học giỏi được!”. Thế nhưng, mặc dù hẳn đã có đủ điều kiện để sẵn sàng học vào năm 13 tuổi nhưng nó lại tiếp tục thói cũ: “Nhà cửa thì chật chội,...Giá tôi được một cái buồn, một tủ sách và bàn học riêng xem! Tôi không học giỏi bằng mấy chúng nó ấy à!” Đến đây ta thấy thật nực cười trong khi cậu ta chỉ cần cố gắng tập trung vào việc học thì mọi thứ xung quanh khó mà làm ảnh hưởng đến sự quyết tâm của bản thân mình. Phải chăng cậu ta đang bị áp lực về điều kiện chi phối? Liệu rằng tiếp theo khi cậu ta có đủ điều kiện, thì cậu ta có quyết tâm thực hiện chứ?

      Nhà văn đã dẫn dắt người đọc thấy được những câu chuyện đời thường đôi khi lại vô lí, buồn cười đến lạ. Đó là khi vào năm 18 tuổi, cậu ta có hẳn cái phong riêng mà vẫn càu nhàu: “Học giỏi thế quái nào được khi trong túi chẳng có nổi lấy mười lia”. Quả thật với cậu ta, chưa bao giờ là đủ. Kể cả khi trong túi đã có ít nhất 13 lia năm hai mươi tuổi thì cậu ta vẫn than thở: “Mong sao học chóng xong để ra đi làm! Tốt nghiệp đại học rồi tôi sẽ làm việc cật lực cho mà xem...!”, lúc này hắn còn có cả ước mơ bắt đầu nung náu: “Tôi sẽ bắt đầu viết truyện...À không! Viết hẳn tiểu thuyết ấy chứ!” Đọc đến ta phải phì cười vì một con người chục năm rồi không thực hiện được việc học nghiêm túc mà còn mơ trở thành một tiểu thuyết gia, thật tò mò muốn xem cậu ta thay đổi như thế nào để thực hiện hoài bão của mình.
Quả nhiên, sự thật khiến phần lớn người đọc đoán được nhưng lại càng thêm bi hài. Đến năm hai tám tuổi, cậu ta vẫn tiếp tục than vãn, đổ thừa cho điều kiện để che đậy đi thói lười nhác của cậu ta: “Điều kiện thiếu thốn thế thì sáng tác thế quái nào được!...Giá ôi có một chiếc máy thu thanh thì hay biết chừng nào!” Rồi khi hai chín tuổi hắn đã có cả nhà hai buồng và phòng thu thanh nhưng tác phẩm mà hắn ấp ủ vẫn dậm chân tại chỗ”. Hắn lại ước ao rằng: “Phải có một người nào mà vì học ta sẵn sàng làm việc quên ăn quên ngủ chứ!...Ôi tình yêu của ta! Người ở đâu?

      Năm 30 tuổi khi cậu ta gặp được người mình yêu và người ấy cũng yêu mình nên cậu phải tận hưởng tình yêu này đã. Năm 32 tuổi, cậu ta quyết định phải lấy vợ để có cảm hứng sáng tác. Ấy thế mà suy đi tính lại một hồi, cậu tự nhủ: “Khi cuộc sống hôn nhân ổn định, mình sẽ dồn tâm sức để sáng tác”. Cứ tiếp tục như thế, cho đến năm 36 tuổi, rồi 38 tuổi, 40 tuổi, cuối cùng 42 tuổi cậu ta vẫn chưa động bút vào tác phẩm của mình trong khi đã có nhà rộng, điều kiện tiện nghi, sang trọng. Cao trào khiến ta không khỏi bật cười là cậu ta lúc này lại đổ lỗi cho một loài côn trùng vô chi, vô giác, chính là loài ruồi: “Ruồi nhiều quá! Ruồi không còn làm ăn gì được nữa!...Ôi, giá mà không có ruồi!”

      Nhà văn Azit Nexin đã xây dựng cốt truyện giản dị nhưng đầy xung đột của nội tâm nhân vật. Với biện pháp thủ thuật tài tình trong từng câu chữ, ông đã  cho chúng ta thấy được hiện thực về tính cách rụt rè, e ngại trước khó khăn đáng lên án. Ta có thể thấy, ông gửi gắm sự bất mãn trong tác phẩm nhưng lại khiến trong lòng người đọng đọc lại một hy vọng rằng một ngày khi loài ruồi bị tiêu diệt thì có thể thưởng thức được một tác phẩm vĩ đại bởi chí ít cậu ta cũng đã hành động để có được những điều kiện lí tưởng cho cuộc sống.

1 138 lượt xem