Tác giả tác phẩm Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 124 lượt xem


Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn - Ngữ văn lớp 8

I. Tác giả Xi-át-tơn

- Xi-át-tơn (1786-1856): người lãnh đạo các bộ lạc da đỏ ở Đu-oa-mớt và Xơ-qua-mớt – những chủ nhân đầu tiên của một vùng rộng lớn ở lục địa Bắc Mỹ.

II. Đọc tác phẩm Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

[…] Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rập rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Khi người da trắng chết đi, họ thường đạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên dược mảnh dất tươi dẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phẩm của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những móm để những vùng nước trên đồng cỏ, hơi ẩm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

[...] Dòng nước ông ảnh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối dâu chỉ là những giọt nước, mà còn là màu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

[...] Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, vả trong đêm tối, họ lấy di từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục dược, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bản dị như những con cò và những hạt kim cương sáng ngợi. Lỏng thêm khát của họ sẽ ngẩu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngải làm nhức nhối con mắt người da đó. Có lẽ, người da đó hoang dã và tăm tối chăng?

Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tỉnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ổn áo lăng mạ trong tại. Và cái gì sở xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mối hay tiếng tranh cãi của những chủ ếch ban đêm bên hợ? Tôi là người da đó, tôi thật không hiểu nổi diễu dó. Người Anh-diêng' chúng tôi và những âm thanh êm ái của những con gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mua gợi rửa và thẩm đượm hương thơm của phần thông.

Không khi quả là quý giả đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hút thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khi đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gi đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất nảy, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẽ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bản cho Ngài mảnh đất nảy, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình…

Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn - Tác giả tác phẩm (mới 2023)  | Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

III. Tìm hiểu tác phẩm Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại văn bản nhật dụng

Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1854, Preng – klin Phi-ơ-xơ, tổng thống thứ 14 của Hoa Kỳ đã viết thư gửi tới Xi-át-tơn, ngỏ ý muốn mua phần đất mà người da đỏ đang sở hữu. Đáp lại, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã thực hiện một diễn từ ứng khẩu trước Thống đốc Ai – sắc Xti – vần

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Ý nghĩa nhan đề

Cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ giống như cách nói của một người cha đối với những đứa con, cách nói của những người thân yêu ruột thịt với nhau.

5. Tóm tắt

Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. 'Đất là mẹ' của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.

6. Bố cục

Phần đầu: Đến 'cha ông chúng tôi' Những điều thiêng liêng trong ký ức người da đỏ.

Phần 2: Đến 'đều có sự ràng buộc'. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

Phần 3: Còn lại. Khẳng định về vai trò của đất đai môi trường đối với cuộc sống.

7. Giá trị nội dung

Văn bản đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình

8. Giá trị nghệ thuật

- Giọng điệu khi tha thiết, nhẹ nhàng, khi đanh thép, mạnh mẽ.

- Kết hợp linh hoạt nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, biện pháp đối lập tương phản để nhấn mạnh/ khẳng định vấn đề.

- Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

1. Tình thế và nguyên nhân ra đời diễn từ của Xi-át-tơn

a. Tình thế

- Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu khi nhận được thư của Tổng thống Mỹ đề nghị mua lại vùng đất mà Xi-át-tơn cùng đồng bào của ông lúc đó đang sở hữu.

- Mặc dù không hề muốn bán vùng đất của tổ tiên, Xi-át-tơn vẫn khó cưỡng được xu thế phải lùi bước trước sự bành trướng mạnh mẽ của nước Mỹ khi đó.

- Tuy thất thế trước sức mạnh và sự tham lam của một quốc gia non trẻ đang trên đà phát triển, Xi-át-tơn vẫn phải chứng minh được sự cao quý của những giá trị văn hoá truyền thống mà các bộ tộc da đỏ đã xây đắp nên qua lịch sử tồn tại dài lâu của mình.

-> Từ những điều trên, có thể thấy Xi-át-tơn là người được lịch sử của các cư dân “Tân lục địa” uỷ nhiệm nói lên những lời bi tráng cuối cùng của một nền văn hoá – văn minh từng có quá khứ rực rỡ.

b. Nguyên nhân chính khiến diễn từ của Xi-át-tơn được đánh giá và lan truyền rộng rãi là:

- Diễn từ nảy sinh trong một thời điểm có ý nghĩa lịch sử và phản ánh được bản chất của thời điểm lịch sử đó.

- Nội dung diễn từ kết tinh được các giá trị cao quý của một nền văn hoá có truyền thống lâu đời.

- Diễn từ chứa đựng một thông điệp đầy tính hiện đại về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, có thể thức tỉnh nhận thức của toàn nhân loại về vấn đề này.

- Diễn từ đã được những con người thật sự văn minh trong hàng ngũ thực dân da trắng đón nhận trân trọng và cho phổ biến bằng phương tiện báo chí.

2. Sự khác nhau trong cách nhìn nhận, ứng xử với thiên nhiên

Sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ qua lời của Xi-át-tơn là:

- Qua lời Xi-át-tơn, người da trắng xem đất ở chỉ là đất ở thuần tuý, trong khi người da đỏ xem đó là mẹ của mình, là phần máu thịt “chẳng thể quên.

- Cũng qua lời Xi-át-tơn, người da trắng sống độc lập và đối lập với thế giới tự nhiên, hoàn toàn khác với người da đỏ luôn muốn hoà đồng với nó.

- Theo Xi-át-tơn, người da trắng không cảm nhận được ý nghĩa của việc lắng nghe tiếng nói của thế giới tự nhiên, ngược lại, người da đỏ thấy thực sự hạnh phúc khi để tiếng nói ấy tràn đầy các giác quan của mình.

- Dưới cái nhìn của Xi-át-tơn, người da trắng sống thường trực với ý thức chiếm đoạt, đối lập với người da đỏ bao giờ cũng nâng niu đời sống của muôn loài.

3. Tính chất đặc biệt của cách trình bày

a. Tính chất đặc biệt của cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ đó là: cách nói như một người cha với các đứa con của mình.

b. Cách trình bày gần gũi và hơn hết cách trình bày khiến cho người nghe thấy được sự chân quý của tác giả với vùng đất của mình từng tấc đất và từng vùng khí trời đều là máu thịt của họ.

4. Giọng điệu bài diễn từ

Giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ của Xi-át-tơn rất chân thực, gần gũi nhưng vẫn vô cùng đanh thép, lên án mạnh mẽ việc làm của người da trắng.

1 124 lượt xem