Các Bước Triển Khai Một Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội
Sinx.edu.vn giới thiệu bạn đọc bộ tài liệu Các Bước Triển Khai Một Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội được biên soạn đúng cấu trúc, chi tiết giúp các bạn ôn luyện đạt được kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn.
Các Bước Triển Khai Một Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội
Trong cuộc sống có rất nhiều các hiện tượng, các tư tưởng đạo lý đang tồn tại xung quanh chúng ta. Những hiện tượng đời sống, hoặc những tư tưởng đạo lý đó có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề, hiện tượng đó, chúng ta cần bàn luận sâu và mở rộng vấn đề. Việc bàn luận đó được gọi là nghị luận xã hội.
1. Nghị luận xã hội là gì?
Nghị luận xã hội là phương pháp bàn luận các đề tài về các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức để làm sáng tỏ những vấn đề được nhắc đến. Từ đó đưa ra một cách hiểu chi tiết về một vấn đề nghị luận và vận dụng vào đời sống.
2. Các loại nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội được chia thành các loại sau:
+ Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý: những tư tưởng mang tính nhân văn như lòng dũng cảm, sự khoan dung, ý chí nghị lực, nghị luận về hai mặt đối lập nhau trong cùng một vấn đề.
+ Nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội: những hiện tượng tác động tích cực như hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi,... những hiện tượng tác động tiêu cực như: bạo lực học đường, tai nạn giao thông hoặc nghị luận về một mẩu tin tức, báo chí...
+ Nghị luận xã hội về một vấn đề được đưa ra qua một tác phẩm văn học
3. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
+ Lập luận giải thích
+ Lập luận phân tích
+ Lập luận chứng minh
+ Lập luận bình luận
+ Lập luận so sánh
+ Lập luận bác bỏ
4. Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội
Bước 1: Phân tích vấn đề
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận (có thể dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Đánh giá khái quát vấn đề (đây là vấn đề tích cực hay tiêu cực)
Bước 2: Phân tích biểu hiện và thực trạng của vấn đề cần nghị luận
- Giải thích vấn đề cần nghị luận (giải thích khái niệm hoặc các từ ngữ liên quan)
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện, tác dụng, ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận
+ Nêu thực trạng của vấn đề cần nghị luận
+ Đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác
Bước 3: Phân tích nguyên nhân dẫn tới các thực trạng, dẫn chứng
Khi phân tích nguyên nhân trong bài văn nghị luận xã hội, ta cần đưa ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của vấn đề xã hội. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong vấn đề, do chính những yếu tố liên quan tới vấn đề đó tác động và gây ra. Ví dụ: nghị luận xã hội về tình trạng nạo phá thai của giới trẻ hiện nay ngày càng nhiều thì nguyên nhân chủ quan tới từ việc kiến thức sinh sản chưa được nắm rõ. Ngược lại, nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện bên ngoài của vấn đề.
Bước 4: Phân tích những tác động của vấn đề xã hội
+ Đối với nhân vật trong tác phẩm (nếu là một vấn đề được đưa ra trong một tác phẩm văn học): phân tích từ thực trạng và hoàn cảnh của nhân vật để đưa tới kết luận.
+ Đối với xã hội: từ những biểu hiện và thực trạng, nêu lên những ảnh hưởng của vấn đề đối với xã hội.
+ Đối với mỗi người: những tác động xã hội đó dẫn tới ảnh hưởng tới cá nhân hoặc mỗi nhóm người.
Bước 5: Bình luận mở rộng vấn đề
Đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề nghị luận. Đây là một vấn đề tốt hay xấu, cần được lan toả hay bài trừ trong xã hội. Ví dụ nghị luận về hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ, vấn đề này cần được hạn chế. Đưa ra một số lý giải để giải thích khẳng định mình vừa nêu. Một số cách mở rộng vấn đề như:
+ Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh vấn đề
+ Mở rộng bằng cách đi sâu vào vấn đề như mở rộng đối tượng được đề cập, phạm vi ảnh hưởng của vấn đề.
+ Mở rộng bằng cách đi ngược lại vấn đề. Đưa ra giả thiết trái ngược với thực trạng của vấn đề sau đó tiến hành phân tích những lợi ích của vấn đề. Ví dụ nghị luận về tình trạng nạo phá thai hiện nay nguyên nhân tới từ việc kiến thức sinh sản không tốt, nếu như kiến thức sinh sản được hướng dẫn chi tiết sẽ nhằm hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn.
Bước 6: Đưa ra bài học đối với bản thân
Nêu ra được bài học nhận thức và bài học hành động
5. Cách làm các dạng đề nghị luận xã hội cụ thể
Dạng 1: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
* Giới thiệu tư tưởng đạo lý cần nghị luận
* Giải thích tư tưởng cần nghị luận
+ Nêu định nghĩa, giải thích các từ ngữ nổi bật
+ Giải thích khái quát tư tưởng đạo lý
* Phân tích, chứng minh
+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống
+ Lý do tại sao cần phải thực hiện đạo lý đó
+ Những hành động để thực hiện đạo lý đó
* Nêu quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lý
+ Đánh giá về tư tưởng đạo lý, đúng sai, những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục
+ Đưa ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức của bản thân
+ Đưa ra phương án để tư tưởng đạo lý được thực hiện trong đời sống.
* Kết luận lại vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lý.
Dạng 2: nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống xã hội
* Giới thiệu về hiện tượng đời sống xã hội
* Chứng minh vấn đề
+ Nêu thực trạng của vấn đề (biểu hiện của hiện tượng đời sống đó, số liệu chứng minh)
+ Nêu những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó
+ Đưa ra giải pháp để thực hiện vấn đề. Đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế hoặc phát huy những ưu điểm
+ Liên hệ bản thân, bài học nhận thức và bài học hành động.
* Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng, tính đúng đắn của hiện tượng đời sống.
6. Một số lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội
+ Trước khi bắt đầu vào làm bài, chúng ta cần đọc kỹ đề bài, nắm chắc được nội dung câu hỏi để xác định xem vấn đề nghị luận ở đây là về tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
+ Một đoạn văn nghị luận xã hội cần được bảo đảm cấu trúc ba phần rõ ràng:
- Phần mở đoạn: giới thiệu trực tiếp vấn đề cần nghị luận được nêu ra.
- Phần thân đoạn: Phân tích và giải quyết vấn đề (dung lượng chữ của phần này là nhiều nhất)
- Phần kết: khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
+ Tận dụng mọi nguồn kiến thức thực tiễn, những số liệu thống kê thuyết phục để đưa vào bài văn nghị luận làm dẫn chứng.
+ Nêu rõ ràng quan điểm của mình về vấn đề cần nghị luận đồng ý hoặc không đồng ý và nêu lý do tại sao mình có quan điểm ấy.
+ Phần giải thích cần tập trung giải thích những từ ngữ trọng tâm, không lan man, dài dòng.
+ Dung lượng bài viết cũng cần được chú ý khi viết, có những đề bài yêu cầu viết trong khoảng bao nhiêu chữ. Đọc kỹ đề bài để xác định dung lượng chữ trong bài viết, tránh việc viết quá nhiều hoặc quá ít hoặc phân bổ dung lượng chữ bị chênh lệch nhiều giữa các phần, ví dụ phần giải thích chiếm quá nhiều dung lượng nhưng phần giải thích chứng minh lại sơ sài, ngắn gọn, không đủ ý.
+ Đối với một số đề bài, yêu cầu nghị luận một vấn đề trong khoảng... dòng (thường là 20 dòng), ta cần phân chia số dòng của từng phần cụ thể. Ví dụ:
- Mở đoạn 1 dòng
- Thân đoạn: 18 dòng chia đều cho các phần giải thích, phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề (trong đó phần bàn luận và phân tích chiếm nhiều dòng nhất)
- Kết đoạn: 2 dòng
Trên đây là những chia sẻ của Luật Minh Khuê về các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội chi tiết. Hy vọng đó là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn học tốt.