Mở Bài Và Kết Bài Chung Cho Nghị Luận Văn Học

Sinx.edu.vn giới thiệu bạn đọc bộ tài liệu Mở Bài Và Kết Bài Chung Cho Nghị Luận Văn Học được biên soạn đúng cấu trúc, chi tiết giúp các bạn ôn luyện đạt được kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn.

1 62 lượt xem


Mở Bài Và Kết Bài Chung Cho Nghị Luận Văn Học

I. Cách viết mở bài chung cho nghị luận văn học

1. Các bước viết mở bài

1.1. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Ví dụ 1:

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng được thể hiện qua đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

… … …

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Vậy vấn đề nghị luận là:

+ Hình tượng người lính (Tây Tiến)

+ Qua đoạn thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

… … …

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Ví dụ 2:

“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ. Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.”

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2019, tr 8,9)

Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích.

Vậy vấn đề nghị luận là:

+ Nhân vật Mị

+ Qua đoạn trích:  “Trong bóng tối, Mị …từng mảnh thịt”

+ (Nhận xét ngắn về)  Khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích.

1.2. Nắm công thức viết mở bài

Mở bài gồm có 3 phần chính:

  • Gợi: Bạn chọn cách vào đề bằng cách nào? Có thể từ:

Đôi nét về tác giả

Câu nhận định về tác giả hoặc tác phẩm

Câu lí luận văn học

Từ chủ đề chung

Câu thơ

… …

  • Đưa: Từ phần gợi, các bạn dẫn được Tác phẩm – Tác giả của đề bài.
  • Báo: Là các bạn trích dẫn vấn đề nghị luận.

Trong 3 bước này, khó nhất là bước gợi. Chọn ý để gợi viết mở bài thành công thì mở bài thành công. Chọn ý gợi hay, thì phần mở bài bạn sẽ được điểm sáng tạo.

Bước quan trọng nhất thì là bước báo. Bạn phải nêu được và nêu đúng vấn đề nghị luận, là yêu cầu cơ bản nhất của mở bài.

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

1.3. Viết mở bài

Thông thường viết mở bài, có 2 cách mở bài.

Mở bài trực tiếp: là cách mở bài, đơn giản nhất. Bước gợi thường là chúng ta chọn khái quát, đôi nét về tác giả. Chúng ta đi thẳng vào vấn đề, không cần vòng vo, dẫn dắt.

Mở bài gián tiếp:  là cách mở bài sáng tạo. Vậy chúng ta cần chọn lựa ý để viết phần gợi thật hay mà không dài, tinh tế và tạo cảm giác tự nhiên.

1.4. Xem lại và chỉnh sửa

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

2. Một số vấn đề cần tránh khi mở bài: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

  • Tránh dẫn dắt vòng vo, dài dòng mới vào được vấn đề nghị luận.
  • Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề nghị luận.
  • Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết. Khi đó, đến thân bài, rất dễ sẽ bị lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
  • Không nên mở bài quá dài.

3. Một mở bài hay cần phải đảm bảo

– Ngắn gọn: Dẫn dắt vài ba câu, nêu được vấn đề nghị luận.

– Đầy đủ: Đủ 3 ý như đã nói ở trên Gợi – Đưa – Báo

– Độc đáo: Gây được sự chú ý của người đọc.

– Tự nhiên: Lời văn giản dị, tự nhiên, tránh viết gượng ép, tạo cảm giác khó chịu, giả tạo.ở người đọc.

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

II. Cách viết kết bài chung cho nghị luận văn học

1. Các bước viết kết bài

1.1. Nắm công thức viết kết bài

Viết kết bài, có 2 bước quan trọng như sau:

– Báo: Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.

– Gợi: gợi ra sự liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

1.2. Viết kết bài

1.3. Xem lại và chỉnh sửa

2. Một vài câu lí luận văn học sử dụng viết mở bài và kết bài

Lợi thế việc chọn ý Gợi của mở bài và kết bài nghị luận văn học là những câu lí luận văn học là:

  • Việc chọn 1 câu lí luận hay, dễ thuộc sử dụng ở Mở bài. Chọn 1 câu lí luận khác cũng hay và dễ thuộc sử dụng ở Kết bài. Các bạn chỉ cần học thuộc 2 câu. Nhưng áp dụng được cho nhiều bài khác nhau.
  • Còn nếu, các bạn chọn ý gợi từ 1 câu thơ, 1 chủ đề chung nào đó, 1 câu nhận định, thì các bạn phải học nhiều nhiều hơn và chuẩn bị nhiều hơn nữa để viết ý Gợi của mở bài phù hợp với từng đề bài khác nhau.

Có rất rất nhiều câu lí luận văn học hay mà các bạn có thể sử dụng viết mở bài và kết bài gián tiếp. Ở đây, tôi đã chọn lọc giúp các bạn, những câu ngắn nhất, đơn giản nhất dễ học, dễ viết và dễ thuộc.

1 62 lượt xem