Thuyết Minh Bài Thơ Sóng
Sinx.edu.vn giới thiệu bạn đọc bộ tài liệu Thuyết Minh Bài Thơ Sóng được biên soạn đúng cấu trúc, chi tiết giúp các bạn ôn luyện đạt được kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn.
Thuyết Minh Bài Thơ Sóng
Mẫu 1
Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh tại La Khê, thành phố Hà Đông, nay thuộc Hà Nội. Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa của Đoàn Văn Công nhân dân Trung ương. Tại đây, Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ. Những bài thơ đàu tiên của Xuân Quỳnh đã bộc lộ một tâm hồn tươi trẻ, nồng nhiệt, phong phú và giàu khát vọng. Từ năm 1963, Xuân Quỳnh chuyển sang làm báo, làm biên tập ở Nhà Xuất bản Tác phẩm mới, được bầu vào Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III. Tác phẩm chính của bà bao gồm Tơ tằm - Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai, 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989). Ngoài ra, bà còn có một số tác phẩm dành cho thiếu nhi và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2017. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. Bài thơ được sáng tác khi bà đến thăm biển Diêm Điền, Thái Bình vào năm 1967.
Thông qua hình tượng Sóng, bài thơ đã thể hiện được khát vọng hạnh phúc, được yêu thương rất đỗi bình dị của người phụ nữ; đồng thời thể hiện tình yêu thương lứa đôi tốt đẹp trong cuộc sống của người phụ nữ. Hai khổ thơ đầu tiên đã thể hiện được nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng. Ở khổ thơ đầu tiên “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ/Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”, người đọc có thể hình dung được nhiều trạng thái khác nhau của người phụ nữ khác nhau trong cuộc sống, người phụ nữ có thể có những lúc hiền dịu, có những lúc quyết liệt. Hình ảnh “sông” là hình ảnh ẩn dụ cho người đàn ông. Cụm từ “tìm ra tận” cho thấy thái độ quyết liệt, quyết tâm tìm được tình yêu thương thực sự của người phụ nữ. Khổ thơ thứ hai đã khẳng định được khát vọng tình yêu và được yêu thương của người phụ nữ luôn thường trực dồi dào trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ “Nỗi khát vọng tình yêu/Bồi hồi trong ngực trẻ”. Hai khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được những trăn trở, suy nghĩ về cội nguồn và quy luật của tình yêu. Đó là những chiêm nghiệm, suy nghĩ, trăn trở của người phụ nữ về nguồn gốc của tình yêu Từ nơi nào sóng lên?” hay “Sóng bắt đầu từ gió/Gió bắt đầu từ đâu/Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau”. Người phụ nữ trăn trở về tình yêu của chính mình và không biết được rằng liệu tình yêu này đến từ nơi đâu. Ba khổ thơ tiếp theo là nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu. Hình ảnh “ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được” đã thể hiện được lòng thao thức, trăn trở của người phụ nữ về tình yêu trong cuộc sống. Tiếp theo, hình ảnh “nơi nào em cũng nghĩ/hướng về anh-một phương” đã khẳng định được tấm lòng chung thủy, son sắt dành cho người yêu của mình. Dù có trải qua muôn trùng khó khăn, người con gái không chỉ thủy chung mà còn có niềm tin tưởng rằng rồi sẽ giành được hạnh phúc lứa đôi trong cuộc sống “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”. Cuối cùng, hai khổ thơ cuối đã thể hiện được khát vọng của nhà thơ về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt. Nhà thơ tin tưởng rằng cuộc đời này vẫn trôi chảy, trôi qua và ngày dài tháng rộng. Khát vọng mạnh mẽ về tình yêu vĩnh cửu “Làm sao được tan ra/Thành trăm con sóng nhỏ/Giữa biển lớn tình yêu/Để ngàn năm còn vỗ” đã thể hiện được khát vọng tình yêu cháy bỏng, tình yêu vĩnh cửu bất diệt muôn đời của nhà thơ. Dựa trên cơ sở tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng sóng và em, bài thơ Sóng đã thể hiện tình yêu nồng nàn, thiết tha, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người
Tóm lại, bài thơ Sóng đã thể hiện được khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trữ tình, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện được khát vọng tình yêu cao đẹp và tấm lòng thủy chung son sắt của những người phụ nữ.
Mẫu 2
Nếu nói đến những cây bút nữ có phong cách sáng tác độc đáo với những tác phẩm về tình yêu, gia đình, kỷ niệm tuổi thơ,... thì không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh. Và nổi bật với tác phẩm ' Sóng' một tác phẩm nói về tình yêu rất hay của nền văn học Việt Nam
Xuân Quỳnh tên khai sinh của bà là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Và Xuân Quỳnh cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Blà một nữ nhà thơ người Việt Nam, được biết đến với tài năng vượt trội trong nghệ thuật viết thơ. Bà đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học Việt Nam thông qua những tác phẩm nổi tiếng như 'Thuyền và biển,' 'Sóng,' 'Thơ tình cuối mùa thu,' và 'Tiếng gà trưa,' mang trong mình tình cảm sâu lắng và tầm nhìn triết học đầy sáng tạo.
“Sóng” là bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh viết về chủ đề tình yêu, được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1967) và để lại cho người đọc nhiều cảm xúc. Bài thơ qua hình tượng sóng đã diễn tả tình yêu của phụ nữ tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Bài thơ được chia theo bố cục bốn phần với hai khổ thơ đầu là thể hiện nhận thức về tình yêu qua hình tượng “Sóng”. Tiếp đến hai khổ tiếp đó là những suy nghĩ, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn và quy luật của tình yêu. Đến ba khổ thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ da diết, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu. Phần còn lại thể hiện được khát vọng về một tình yêu bất diệt, trường tồn vĩnh cửu.
Qua hình tượng sóng, ta thấy người phụ nữ đang yêu có nhu cầu tìm hiểu, lí giải cội nguồn của tình yêu. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ - nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Bài thơ ' sóng' sử dụng hình tượng nghệ thuật ẩn dụ sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu. Kết hợp với đó là thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau. Đúng với phong cách văn chương của mình, Xuân Quỳnh đều sử dụng những ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.
Bài thơ dù đã sáng tác bao nhiêu năm nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị của nó. Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu nồng cháy củ người phụ nữ nhưng đồng thời cũng thể quan điểm mới về tình yêu của người phụ nữ hiện đại đó là chủ động trong tình yêu nhưng lại không mất đi nét đẹp truyền thống.