Dàn Ý Nghị Luận Văn Học Phân Tích Nhân Vật
Sinx.edu.vn giới thiệu bạn đọc bộ tài liệu Dàn Ý Nghị Luận Văn Học Phân Tích Nhân Vật được biên soạn đúng cấu trúc, chi tiết giúp các bạn ôn luyện đạt được kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn.
Dàn Ý Nghị Luận Văn Học Phân Tích Nhân Vật
Mẫu 1
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về nhân vật cần phân tích.
II. Thân bài
1. Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có)
- Không gian
- Thời gian
- Tình huống cụ thể…
2. Phân tích đặc điểm của nhân vật
- Đặc điểm thứ nhất của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.
- Đặc điểm thứ hai của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.
…
3. Nhận xét, đánh giá về nhân vật
- Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội?
- Qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?
III. Kết bài
Khẳng định lại vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm để dẫn dắt đến nhân vật cần phân tích.
2. Thân bài
- Giới thiệu về hoàn cảnh, xuất thân của nhân vật (nếu có).
- Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:
- Chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật (khuôn mặt, vóc dáng…).
- Chi tiết miêu tả hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh
- Ngôn ngữ của nhân vật: lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại)
- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
- Mối quan hệ với các nhân vật khác: thái độ, lời nói, hành động của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm
- Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật trong tác phẩm.
3. Kết bài
Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
2. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Ý 1: ...
- Ý 2: …
- Ý 3: …
…
3. Kết bài
Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Mẫu 4
(1) Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học, nêu ra nhân vật sẽ phân tích.
(2) Thân bài
- Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?
- Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:
- Hành động của nhân vật?
- Ngôn ngữ của nhân vật?
- Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
- Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.
(3) Kết bài
Nêu suy nghĩ và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm.
Mẫu 5
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật.
2. Thân bài
- Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, quê hương…
- Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật.
- Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai… của nhân vật.
- Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.
- Đánh giá về nhân vật:
- Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào?
- Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?
3. Kết bài
Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật.
Mẫu 7
(1) Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học, nêu ra nhân vật sẽ phân tích: thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên.
(2) Thân bài
- Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm như thế nào: một người thầy giáo tình cảm, hết lòng yêu thương học trò, đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai,...
- Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:
- Hành động của nhân vật: khuyên nhủ học sinh đi học, cõng học sinh qua suối trong mùa đông lạnh giá,...
- Ngôn ngữ của nhân vật khi: khuyên bảo học sinh, trò chuyện với An-tư-nai, đối đáp bọn nhà giàu,...
- Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
- Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.
(3) Kết bài
Nêu suy nghĩ và đánh giá về nhân vật thầy Đuy-sen trong tác phẩm.
Mẫu 8
(1). Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm để dẫn dắt đến nhân vật Dế Mèn.
(2). Thân bài
a. Ngoại hình Dế Mèn
- Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”.
- Các đặc điểm ngoại hình:
- Đôi càng mẫm bóng.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
- Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
- Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.
b. Tính cách Dế Mèn
- Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình.
- Dế Mèn tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.
c. Bài học đầu tiên của Dế Mèn
- Dế Mèn trêu chị Cốc, khiến chị nổi giận.
- Nhưng Dế Choắt lại là người phải chịu oan, bị chị Cốc mổ liên tiếp vào người.
- Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
(3). Kết bài
Ý nghĩa nhân vật Dế Mèn: Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế, bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.
Mẫu 9
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều, tác phẩm Bầy chim chìa vôi.
- Giới thiệu nhân vật: Mon
2. Thân bài
Mon là nhân vật chính, được tác giả khắc họa chủ yếu qua hành động, lời nói và tính cách:
- Dù vẫn còn nhỏ tuổi, nhưng Mon đã biết lo lắng cho đàn chim chìa vôi đang làm tổ ở ngoài sông.
- Hai giờ sáng, nhưng Mon vẫn chưa thể ngủ được.
- Cậu quay sang gọi anh trai là Mên và liên tục đặt câu hỏi: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”.
- Mon cố gắng nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng rồi sau đó, cậu vẫn lại nhớ đến bầy chim và càng thêm lo lắng cho chúng.
- Mon đã đề nghị anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”.
- Thế rồi, cả hai cùng kéo nhau ra bờ sông bất chấp cơn mưa. Ra đến nơi, khi chứng kiến cảnh những chú chim vút bay lên, cả hai anh em đều không thể thốt lên được tiếng nào.
- Sau tất cả những gì diễn ra trước mắt, Mon không biết mình đã khóc từ lúc nào.
=>Nhân vật Mon được khắc họa qua lời nói và hành động cụ thể. Ngôn từ được sử dụng cũng hết sức trong sáng, hình ảnh gần gũi, quen thuộc..
3. Kết bài
Khẳng định lại đặc điểm của nhân vật Mon trong truyện Bầy chim chìa vôi.
Mẫu 10
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật.
2. Thân bài
- Lời nói: “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả!”, “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở mả?”...
- Hành động: chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp ; Ngước nhìn tổ ong như cái thúng…
- Suy nghĩ: những lời má nuôi kể, về thằng Cò…
- Trạng thái, cảm xúc: mệt mỏi sau một quãng đường dài, vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong…
- Mối quan hệ với các nhân vật khác: yêu mến và khâm phục, nghe lời tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu…
=> An là một cậu bé hồn nhiên, nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi, khám phá.
3. Kết bài
Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật.
Mẫu 11
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu chung về tác giả Đoàn Giỏi, tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Giới thiệu đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng, nhân vật Võ Tòng.
2. Thân bài
- Lai lịch: Không rõ tên tuổi, quê quán.
- Ngoại hình: Thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.
- Số phận, tính cách: Cuộc đời bất hạnh, từng có gia đình nhưng bị vu oan phải đi tù, khi trở về mất vợ con nên sống cô độc trong rừng; được mọi người quý mến vì tình tính chất phác, thật thà và tốt bụng; có tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc…
3. Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng.
Mẫu 12
1. Mở bài
Giới thiệu đặc điểm của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
2. Thân bài
- Phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật người thợ mộc qua từng chi tiết cụ thể trong tác phẩm (cử chỉ, hành động, lời nói…)
- Nhận xét về nhân vật người thợ mộc
3. Kết bài
Ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ nhân vật này.