Lý thuyết Phân thức đại số (Chân trời sáng tạo 2024) Toán 8

Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Lý thuyết Bài 5: Phân thức đại số ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 8.

1 119 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 5: Phân thức đại số

A. Lý thuyết Phân thức đại số

1. Khái niệm phân thức đại số

Một phân thức đại số (hay còn gọi là phân thức) là một biểu thức có dạng AB, trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.

A được gọi là tử thức (hay tử), B được gọi là mẫu thức (hay mẫu).

Chú ý: Mỗi đa thức được coi là một phân thức với mẫu thức bằng 1.

Ví dụ: 2x+1x3;aba+b;x2+3x+2;2 là các phân thức đại số.

x;x3 không phải là phân thức vì x;x3 không phải là đa thức.

2. Điều kiện xác định của phân thức

Điều kiện xác định của phân thức AB là điều kiện của biến để mẫu thức B khác 0.

Khi thay các biến của phân thức đại số bằng các giá trị nào đó (sao cho phân thức xác định), rồi thực hiện các phép tính thì ta nhận được giá trị của phân thức đại số đó tại các giá trị của biến.

Ví dụ: Phân thức P = x+3x1 xác định khi x10 hay x1

Tại x = 3, P=3+331=62=3

3. Hai phân thức bằng nhau

Ta nói hai phân thức AB và CD bằng nhau nếu A.D = B.C. Khi đó, ta viết

AB=CD.

Ví dụ: Hai phân thức xy2xy+y và xyx+1 bằng nhau.

4. Tính chất

Khi nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

AB=A.CB.C (C là một đa thức khác đa thức không).

Khi chia cả tử và mẫu của một phân thức cho cùng một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

AB=A:DB:D (D là một đa thức nhân tử chung).

Ví dụ: Để biến đổi phân thức xyy2x2 thành 1x+y, ta chia cả tử và mẫu của phân thức xyy2x2 cho y – x, khi đó xyy2x2=(yx)(yx)(y+x)=1x+y

 

B. Bài tập Phân thức đại số

Bài 1.Hai phân thức a3b+ab3ab(ab)  a2+b2ab có bằng nhau không?

Hướng dẫn giải

Ta có:

•(a3b + ab3) . (a – b) = a3b(a – b) + ab3(a – b) = a4b – a3b2 + a2b3 – ab4

•ab(a – b) . (a2 + b2) = (a2b – ab2) . (a2 + b2)

= a2b(a2 + b2) – ab2(a2 + b2)

= a4b + a2b3 – a3b2 – ab4

Do đó (a3b + ab3) . (a – b) = ab(a – b) . (a2 + b2)

Vậy a3b+ab3ab(ab)=a2+b2ab.

Bài 2.Viết điều kiện xác định của các phân thức sau:

a) x2 + 3y – 1;

b) 2x+75x15

Hướng dẫn giải

a) Phân thức x2 + 3y – 1 xác định với mọi giá trị của x.

b) Phân thức 2x+75x15xác định khi 5x – 15 ≠ 0 hay x ≠ 3.

Bài 3.Trong các biểu thức sau biểu thức nào là phân thức?

x22x+3;x+yxy;3x2x+5.

Hướng dẫn giải

Trong các biểu thức trên có x+yxy;3x2x+5là phân thức.

Biểu thức x22x+3không phải là phân thức vì xkhông phải là đa thức.

Bài 4.Tìm giá trị của phân thức:

a) A=2xy4x2y2 tại x = 5, y = 2;

b) B=6x2+12x+6x+1 tại x = 3.

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện xác định của phân thức A là 4x2 – y2 ≠ 0 (nghĩa là các giá trị của x và y thỏa mãn 4x2 – y2 ≠ 0)

Ta có Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phân thức đại số

Khi x = 5, y = 2 thì 4x2 – y2 = 96 ≠ 0 thỏa mãn điều kiện xác định nên ta có:

A=12.5+2=112.

b) Điều kiện xác định của phân thức B là x + 1 ≠ 0 hay x ≠ – 1.

Ta có Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phân thức đại số

Khi x = 3 (thỏa mãn điều kiện xác định), ta có:

B = 6 . (3 + 1) = 6 . 4 = 24.

Bài 5.Rút gọn phân thức sau:

a) 6ab3c212a2bc.

b) 5x55xx2+1.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phân thức đại số

Video bài giảng Toán 8 Phân thức đại số - Chân trời sáng tạo

1 119 lượt xem