Tác giả tác phẩm Mẹ (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Mẹ Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 162 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Mẹ - Ngữ văn 7

I. Tác giả

- Đỗ Trung Lai (7/4/1950-) tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.

- Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.
- Tác phẩm đã xuất bản:

+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)

+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)

+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)

+ Thơ và tranh (1998)

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

+ Thời thơ ấu của…

Mẹ - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

II. Đọc tác phẩm Mẹ

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau – ngọn xanh rờn

Mẹ – đầu bạc trắng

 

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

 

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

 

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

 

Ngẩng hỏi giời vậy

- Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa

III. Tác phẩm Mẹ

1.  Thể loại

Thể thơ bốn chữ

2. Xuất xứ

In trong tập thơ Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003)

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Mẹ

Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.  Từ đó thấy được sự hiếu thảo, tình cảm biết ơn chân thành của người con đối với mẹ của mình.

Hình minh hoạ

5. Bố cục tác phẩm Mẹ

Chia bài thơ 2 đoạn:

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

- Đoạn 2: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Mẹ

- Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ.

- Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mẹ

- Thể thơ bốn chữ.

- Lời thơ giản dị, tự nhiên.

- Hình ảnh thơ gần gũi.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ

1.  Nhân vật người mẹ già

- Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau.

+ Hình ảnh quen thuộc, người mẹ Việt Nam xưa thường được ví von so sánh với cây + Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhanh cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu.

+ Khi con còn bé: bổ cau làm tư.

+ Hiện tại: Cau bổ tám mẹ còn ngại to.

→  Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ.

2. Tình cảm của người con với mẹ

- Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ.

→  Vào tuổi xế chiếu, bao lo toan vất vả của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.

- Tình cảm của người con:

+ Nâng: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ.

+ Cầm: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ

→  Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.

+ Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già?

→  Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. 'Mây bay về xa' như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...

- Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.

- Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.

V. Các bài văn mẫu

Hình minh hoạ

Đề bài: Phân tích bài Mẹ

Bài tham khảo 1

Mỗi một con người sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ dù ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi, êm dịu như suốt hát những lời ca ngọt ngài như dòng sữa vẫn không thể thay thế được một hồi ức đẹp đẽ về tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con.

Tâm hồn của những người con đất Việt chúng ta thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mượt, dòng sông mát lành uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa nắng trưa oi ả. Là những mái đình cổ kính, cổng làng… Tất cả chúng ta đều có thể mường tượng ra những hình ảnh ấy. Ấy không chỉ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình mẹ thiêng liêng mà mẹ đã dành cho chúng ta. Trong bài thơ “mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi cho chúng ta cảm giác thân thương, mến yêu đó.

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

“Lặng rồi cả tiếng con ve” tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, nhằm thể hiện được không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả. Hãy thử tưởng tượng xem con ve kêu suốt ngày hè ấy cũng biết mệt mỏi thì cái nóng của mùa hè nó đến mức nào. Con ve cũng mệt mà không kêu thành tiếng nữa những vẫn vọng lại tiếng à ơi của mẹ. Không có gì có thể ngăn được tình thương của mẹ, của lòng mẹ yêu con, khiến cho ve kia cũng lặng im. Văng vẳng trong trưa hè oi ả, không một tiếng động là tiếng ru của mẹ. Mẹ không quản trưa hè oi bức để cho con được yên giấc nồng.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngoi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngon gió của con suốt đời.

Lời thơ giản dị mộc mạc đằm thắm nhưng đượm chất Việt được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ hết sức độc đáo. Nó đã lột tả được vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta. Những ngôi sao ngoài kia có thức suốt đêm cũng chẳng bằng mẹ thức vì con. Mẹ thức vất cả ngày đêm để cho con có giấc ngủ say nồng.

Điệp từ ở cuối câu thơ 4,5 và điệp ngắt quãng ở câu thơ thứ 6 giúp cho chúng ta có thể liên tưởng được hình ảnh, trong buổi trưa hè oi ả, ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ có lời ru của mẹ là vẫn còn mãi. Có lúc trầm lúc bổng đưa con vào giấc say nồng. Mẹ không chỉ quạt cho con bằng sức của mẹ mà còn mát lạnh lòng ta bằng chính tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Sức mạnh to lớn của mẹ to lớn trong lời hát ru, đôi tay mẹ trở thành ngọn gió thu mát mẻ xua tan đi cái nắng oi ả của ngày hè.

Đi suốt cuộc đời đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của mẹ ta bỗng thấy thời gian này như bị chùng lại. Trong những bồn bề của cuộc sống làm cho ta lắng lại, nó cho ta giây phút nhớ tới mẹ nhớ tới tình cảm thiêng liêng mà mẹ đã dành cho ta.

Bài tham khảo 2

Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh được viết theo theo thơ lục bát truyền thống , lời thơ gia diết ngọt ngào chan chứa đầy tình cảm. Thể hiện và bộc lộ cảm xúc muốn bày tỏ tình cảm biết ơn chân thành của tác giả với người mẹ của mình.

Trong bốn câu thơ đầu tiên của đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình ảnh con ve trong những buổi trưa hè oi bức, chói chang, gay gắt. Đặc biệt hơn là con ve cũng biết mệt nhưng mẹ thì không. Mẹ vẫn ngồi hát ru cho con ngủ tiếng à ơi, tiếng võng “kẽo cà” thật là giản dị, thân thuộc.

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Trong lời ru ngọt ngào ấy có những cơn gió mùa thu mát mẻ lồng lộng. Đó là đôi bàn tay của mẹ, mẹ chẳng biết mệt nhọc mà vẫn hát ru ru cho con ngủ. Đôi bàn tay của mẹ đã phe phẩy đưa những cơn gió mát mẻ về cho con xua tan đi những nóng bức của mùa hè. Đó là những điều tuyệt diệu của nguời mẹ dành cho con.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Hình ảnh ngôi sao là hình ảnh đẹp , tác giả đã đưa nó vào trong thơ để nói đến sự vất vả nhọc nhằn của mẹ. Những ngôi sao thức vào ban đêm thì cũng chẳng bằng mẹ thức vì con. Mẹ phải bế bồng nâng niu ru con ngủ rồi phải chăm lo cho cho con …thế nên công lao của mẹ rất là to lớn.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Nhà thơ sử dụng thành công phép ẩn dụ ” giấc tròn” cánh nói này không phải chỉ là giấc ngủ ngon của con mà là mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương cho con. Và biện pháp so sánh “mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đây là 1 hình ảnh đặc sắc về mẹ “mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt đời.

Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình yêu thương lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ của người mẹ đối với con. Quả là một bài thơ mang đậm tình cả, đọc xong bài thơ này em lại càng thêm yêu và quý trọng mẹ của mình.

1 162 lượt xem