Tác giả tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 66 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang - Ngữ văn 7

I. Tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

1. Thể loại

Văn bản thông tin

2. Xuất xứ

- Theo PHÍ TRƯỜNG GIANG – dulichbacgiang.gov.vn

3. Phương thức biểu đạt:

Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc.

Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “trên thế gian này”: Ý nghĩa của sới vật ở Bắc Giang

- Đoạn 2: Còn lại: Các quy định, nghi thức, ý nghĩa của “keo vật thờ”

6. Giá trị nội dung tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

- Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng riêng biệt và ý nghĩa sâu sắc của hội vật ở Bắc Giang

- Thể hiện sự tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước Việt Nam

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

- Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

- Nội dung cô đọng, ngắn gọn.

- Ngôn từ trong sáng, giản dị.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang |  Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

1. “Sới vật” là gì?

- “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.

- Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là: Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông).

2. Nghi thức “xe đài”

Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở chỗ đa dạng, vùng nào có vật là ở đó có phong cách xe đài đặc trưng riêng biệt:

- Miền núi thì xe đài tựa như “hổ phục vồ mồi”

- Vùng đồng bằng, nơi có những làng nghề truyền thống thì xe đài lại rất uyển chuyển như người “xe tơ dệt vải”

- Vùng ven biển thì xe đài lại là những động tác như thể chèo thuyền “lúc khoan, lúc mau” như như làn sóng “lúc hiền, lúc dữ”

- Vùng Bắc Kinh xưa và Bắc Giang ngày nay có phong cách xe đài chung là thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”,...

3. Giới thiệu về “keo vật thờ”

“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự: thời gian

- Giới thiệu hai đô

- Bái tổ

- Xe đài 

- Keo vật

Quy định:

- Lựa chọn đô vật có tiếng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật, có đức độ và cống hiến lớn lao.

- Mở đầu hai đô vật giới thiệu trang trọng

- Sau nghi lễ bái tổ hai đô thực hiện nghi thức xe đài rồi mới bắt đầu trận đấu.

1 66 lượt xem