Tác giả tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 82 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Ngữ văn 7

Top 20 Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam  ngày xưa (hay, ngắn nhất)

I. Tác giả

- Theo Trần Bình

II. Đọc tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

[…] Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

[…] Trong khoảng thế kỉ X – XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi hộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã hay sông Lam,… (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống…) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn. Thuyền của họ được đóng bằng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước,… (như gỗ dầu, gỗ sao,…), tuyệt đối không dùng gỗ trám làm thuyền, nhất là thuyền dùng để đánh cá. Điều này cũng đã được Phạm Thận Duật ghi lại trong Hưng Hoá kí lược', vào thế kỉ XVIII: “Nếu lấy gỗ trám làm thuyền, làm mái chèo,... đánh cá, cá sợ chạy hết, hỏng ăn.”. Nhiều tài liệu cho biết, từ xa xưa, người La Ha, người Kháng, người Thái,... đã nổi tiếng với việc chèo thuyền đuôi én trên sông Đà, sông Mã,. . . Khác với Tây Nguyên, ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè, mảng tương đối phổ biến. [...] Sông, suối là những con đường lưu thông chủ đạo ở miền núi phía Bắc trong nhiều thế kỉ trước.

Cách ngày nay một vài thế kỉ, trước khi lấy vợ, mọi thanh niên người Thái, Kháng, La Ha, phải tự mình vào rừng lấy gỗ, làm cho được một chiếc thuyền đuôi én (độc mộc) dùng làm phương tiện đi lại của riêng họ. Thuyền đuôi én của cư dân các dẫn tộc sống ven sông Đà được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn. Phần đuôi thuyền được thiết kế cong hẳn lên và có dáng dấp hình đuôi chim én (nộc ẻn). Thuyền đuôi én có loại 2 mái chèo, loại 6 mái chèo, loại 12 mái chèo,... Loại lớn nhất có thể tải được hàng chục tạ hàng hoá.

Người Kháng thường sinh sống ở các địa phương ven sông Đà, nên họ tương đối giỏi trong ché tạo và sử dụng thuyền độc mộc đuôi én. Thuyền của họ làm ra không chỉ để vận chuyển, đi lại, mà còn để bán cho các tộc người láng giềng khác. Thành ngữ Thái có câu: “Thuyền tốt không bằng thuyền của người Kháng; dao tốt không bằng dao của người Lào.”.

[..] Người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương, chở lúa, hoa màu, củi về nhà. Xe quệt của họ đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt. Loại xe quệt này có thể dùng để vận chuyển hàng hoá ở cả đường mòn, bờ ruộng, trên đồi và cả dưới hẻm nhỏ,... Đây là loại phương tiện xuất hiện khá sớm và khá phổ biến đối với người Sán Dìu.

Người Mông (Hmông), Hà Nhì, Dao,... thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hoá hay đi chợ. Đây vừa là sở thích, vừa là cung cách vận chuyển, lưu thông, di chuyển ưu việt nhất ở vùng núi hiểm trở. Đáng chú ý nhất là người Mông ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng, huyện Mường Khương (Lào Cai),... dùng ngựa thồ như một cách vận chuyển và di chuyển duy nhất phổ biến ở khắp các bản làng. [..]

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

[…] Người Tây Nguyên hiếm khi dùng trâu làm sức kéo để vận chuyển như một số dân tộc miền núi phía Bắc. Ngược lại, họ dùng sức voi, sức ngựa,... vào việc vận chuyển, nhất là người Gia-rai, Ê-đê, Mnông,...

[…] Trong khoảng từ thế kỉ X − XVIII, nghề săn voi và thuần dưỡng voi đặc biệt phát triển ở vùng Mnông Bu-dâng và Mnông Preh, và nhất là ở khu vực Bản Đôn – Ea-sup. Voi rừng săn bắt được dùng làm voi mồi, voi săn, để vận chuyển hàng hoá, để kéo gỗ, để đi lại,... [...]

Sống ở khu vực nhiều sông suối nhưng cư dân Tây Nguyên lại là những người bơi lội không giỏi. Để có thể vận chuyển, lưu thông trên sông, người ta sử dụng thuyền độc mộc, nhất là các buôn, làng ở ven sông suối lớn. Thuyền độc mộc của cư dân Tây Nguyên không khác nhiều so với thuyền độc mộc của các tộc người ở miền núi phía Bắc. Nó được làm bằng các loại gỗ (dầu, sao,...) nhẹ, xốp, dai, ít nứt và chịu được nước. Tiết diện ngang của những cây gỗ làm thuyền nhiều khi tới cả mét, chiều dài dăm, bảy, thậm chí chục mét, tuỳ theo từng tộc người. Cách chế tác thuyền duy nhất của họ là dùng rìu và lửa, vừa đẽo vừa đốt; đẽo tới đâu, đốt tới đó. Khi nào vách thuyền còn dày chừng hơn chục xăng-ti-mét là được. Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phổ biến đối với đàn ông, phụ nữ ít tham gia vào loại hình vận chuyển, đi lại này. [...]

III. Tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

1. Thể loại

Văn bản thông tin

2. Xuất xứ

Theo dlib.huc.edu.vn

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Văn bản đề cập đến các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

5. Bố cục tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ở khắp các bản làng”: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Đoạn 2: Còn lại: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Cung cấp thông tin về phương tiện đi lại vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Nội dung được trình bày logic, cô đọng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin.

- Ngôn ngữ phổ thông, trong sáng

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Thực hành đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt  Nam ngày xưa - Hoc24

1. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

- Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống...) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn.

người La Ha, người

- Ngoài ra họ còn sử dụng bè, mảng tương đối phổ biến

- Người Kháng thường xuyên sử dụng thuyền độc mộc đuôi én

- Người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương chở lúa hoa màu, củi về nhà

- Người Mông (H mông), Hà Nhi, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

2. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

- Người Tây Nguyên hiếm khi dùng trâu làm sức khéo ngược lại họ dùng sức voi, ngựa, vào việc vận chuyển

- Để vận chuyển và lưu thông trên sông họ sử dụng thuyền độc mộc.

3. Ý nghĩa

- Những phương tiện đi lại của các dân tộc thiểu số đã thể hiện sự phát triển về trí tuệ họ đã biết sử dụng các phương tiện đi lại để giảm sức lao động con người.

- Phần nào đó thể hiện sự văn minh nhân loại

1 82 lượt xem