Tác giả tác phẩm Mộng đắc thái liên (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Mộng đắc thái liên Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 63 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Mộng đắc thái liên - Ngữ văn 11

I. Tác giả Nguyễn Du

Tác giả Nguyễn Du - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quên quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

II. Đọc tác phẩm Mộng đắc thái liên

Phiên âm

1. Khẩn thúc giáp điệp quân,

Thái liên trạo tiểu đĩnh.

Hồ thuỷ hà xung dung,

Thuỷ trung hữu nhân ảnh.

2. Thái thái Tây Hồ liên,

Hoa thực câu thưởng thuyền.

Hoa đã tặng sở uý,

Thục đĩ tặng sở liên.

3. Kim thần khứ thái liên,

Nãi ước đông lân nữ.

Bất tri lại bất lại.

Cách hoa văn tiếu ngữ.

4. Cộng tri liên liên hoa,

Thuỳ giả liên liên cán.

Kì trung hữu chân ti

Khiên liên bất khả đoạn.

5. Liên điệp hà thanh thanh,

Liên hoa kiều doanh doanh.

Thái chỉ vật thương ngẫu,

Minh niên bất phục sinh.

Dịch nghĩa

1. Xắn váy cánh bướm gọn gàng.

Chèo chiếc thuyền con đi hái sen.

Mặt hồ sóng nước gọn lăn tăn,

Dưới nước in bóng người.

2. Hái, hái sen Hồ Tây,

Hoa sen, gương sen cùng bỏ lên thuyền.

Hoa để tặng người mình giận,

Gương để tặng kẻ mình thương.

3. Sáng nay đi hải sen,

Đã hẹn cô hàng xóm cùng đi.

Chẳng biết có đến hay không nữa,

Chợt nghe tiếng cười nói bên khóm hoa.

4. Ai cũng chỉ thích hoa sen,

Còn cọng hoa mấy ai thích.

Thân sen ẩn tơ bền,

Vấn vương không đứt được.

5. Lá sen thì xanh xanh,

Hoa sen đẹp nõn nà.

Kẻo năm sau hoa không mọc.

Dịch thơ

1. Xắn gọn quần cánh bướm,

Chèo thuyền con hái sen.

Nước hồ đầy lai láng,

Dưới nước bóng người in.

2. Tây Hồ hải hái sen,

Hoa gương bỏ lên thuyền.

Hoa tặng người mình sợ,

Gương tặng người mình quen.

3. Sáng nay đi hái sen,

Hẹn cô kia đi với.

Chẳng biết có đến không?

Cách hoa nghe cười nói.

4. Hoa sen ai cũng ưa,

Cuống sen chẳng ai thích.

Trong cuống có tơ mành,

Vấn vương không thể đứt.

5. Lá sen màu xanh xanh,

Hoa sen dáng xinh xinh.

Hái sen chở đụng ngó,

Năm sau hoa chẳng sinh.

III. Tìm hiểu tác phẩm Mộng đắc thái liên

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại thơ ngũ ngôn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Mộng đắc thái liên - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

Mộng đắc thái liên được Nguyễn Du sáng tác khi đang làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, vào khoảng những năm 1802, in trong tập thơ chữ Hán Nam trung tạp ngâm.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Giá trị nội dung

Mộng đắc thái liên khắc họa nội dung chính về khung cảnh hái sen, con người và công việc hái sen, từ bông hoa sen, tác giả nêu lên những triết lí về cuộc sống con người.

5. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm

- Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng

- Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mộng đắc thái liên

1. Đề tài, cảm hứng sáng tác

- Đề tài: hoa sen

- Cảm hứng sáng tác: sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở Thăng Long. Có sách nói rằng 'cô hàng xóm' trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi 'Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu'. Bài Mộng Đắc Thái Liên của Thi hào Nguyễn Du (Tập Nam Trung Tạp Ngâm bài thứ 80 đến 84) gồm có năm đoạn. Ðặc biệt, khúc III nói đến một cô gái trẻ hàng xóm đi hái sen cùng tác giả. Tác giả còn đang phân vân không biết cô ta có đến không thì đã chợt nghe tiếng cười nói của cô ấy.

2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng

- Thể thơ ngũ ngôn

- Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm

3. Chất trữ tình và các yếu tố độc đáo

“Mộng đắc thái liên” có thể xem là một giấc mộng đẹp hiếm hoi trong thơ Nguyễn Du. Nhưng nó mới huyền ảo và ngắn ngủi làm sao. Nhà thơ có hẹn với cô láng giềng đi hái sen sáng sớm. Giữa lai láng nước Hồ Tây, trên chiếc thuyền con, nhân vật trữ tình hồi hộp chờ cô láng giềng. Thể thơ năm chữ với những câu thơ ngắn tựa như giấc mơ kia cũng ngắn ngủi, bất định. Nguyễn Du như muốn nối dài thêm câu chữ, nối dài thêm giấc mơ. Việc dùng nhiều thanh bằng trong bài thơ có thể xem như một cố gắng níu kéo của thi nhân. Gần đạt đến mức tuyệt đối thanh bằng, đôi câu thơ dẫn dắt hồn thơ qua điệp trùng những vang ngân không cùng. Nhờ đó giấc chiêm bao thêm thanh và thêm nhẹ, lan toả mênh mang.

4. Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ

Bài thứ nhất tả cảnh chung, khái quát, về cảnh hái sen ở Tây Hồ: Xắn gọn quần cánh bướm/ Chèo thuyền con hái sen (Khẩn thúc giáp điệp quần/ Thái liên trạo tiểu đình).

Đấy là tả người đi hái sen, chèo chiếc thuyền nhỏ mà lướt nhẹ trên mặt hồ, luồn qua những hoa sen và lá sen. Nhưng ai là người Xắn gọn quần cánh bướm ở đây? Chắc là những cô gái trẻ, con nhà tử tế quanh hồ mà tác giả quan sát thấy. Có nữ tú, ắt có cả nam thanh, trong đó có thi sĩ đa tình đa cảm Tố Như…

Hai câu tiếp theo tả nước hồ đầy lai láng và xanh trong, in rõ bóng người hái sen. Mấy nét chấm phá về cảnh và người hái sen Tây Hồ trong một ngày đẹp trời, bình yên, thơ mộng. Có cảnh và có người trong cảnh, nhưng tả người mới chỉ ở vài điểm nhấn, ví như Giáp điệp quần, tức quần lụa mỏng, tựa như cánh bướm phất phơ và hình người hái sen in dưới mặt nước hồ trong, thanh thoát.

Bài thứ hai, tả cụ thể công việc hái sen, đương nhiên có cả mục đích của việc hái sen nữa. Hái hoa sen, và cả gương sen, cả hoa và gương đều bỏ lên thuyền. Thế thôi, chưa có gì đặc biệt. Những người dân ven Hồ Tây, nhiều gia đình lấy việc hái sen (cả hoa và gương) làm kế sinh nhai. Nhưng cũng có những người khá giả, lại lấy việc hái sen chủ yếu để tiêu khiển, như một thú chơi tao nhã. Với tác giả bài thơ này, thì Hoa để tặng người mình sợ /Gương để tặng người mình thương (Hoa dĩ tặng sở úy/ Thục dĩ tặng sở liên). Hai câu sau thấy chứa nhiều uẩn khúc trong tình ý. Hoa sen trắng hay hoa sen hồng, đều đẹp. Hương sen thơm nhẹ, tinh khiết. Đó là một loài hoa quý xưa nay, còn có cái tên rất đẹp là hoa phù dung. Hoa ấy hái về dùng để tặng người mình yêu quý, trân trọng, còn để cắm vào bình hoa trong nhà mình để thưởng lãm, hoặc dâng lên bàn thờ tiên tổ, ấy là lẽ thường.

Bài thứ ba, cũng tả cảnh hái sen, nhưng mà ở một chi tiết khác. Thi sĩ sáng nay đi hái sen, vốn đã có hẹn với một cô nàng hàng xóm nào đó, chắc là xinh đẹp trẻ trung. Hẹn rồi đấy, nhưng mà không biết bóng giai nhân ấy đã đến chưa (bất tri lai bất tri)? Chưa thấy người đẹp hiển hiện trước mắt, nhưng cách hoa nghe cười nói (cách hoa văn tiếu ngữ), thì hình như đã thấy xốn xang trong dạ rồi. Sen tốt tươi, bạt ngàn bông thắm lá xanh, chưa nhìn thấy người hái sen, nhưng tiếng cười nói vui vẻ của người hái sen lẫn trong những bông thắm lá xanh, thật tuyệt. Chỉ tả tiếng cười nói của những người hái sen thôi, đã thấy rõ cái đẹp hòa trong cái đẹp, thiên nhiên và con người đằm thắm trữ tình, sinh động, thanh thoát…

Hai bài thơ còn lại của liên khúc hái sen, dành cho việc triết luận của tác giả. Hoa sen ai cũng ưa/ Cuống sen chẳng ai thích (Cộng tri liên liên hoa/ Thùy giả liên liên cấn), cũng là sự thường tình ở đời. Hoa sen để thưởng lãm, còn như thân cây sen, mấy ai dùng làm gì, thường bỏ đi. Nhưng có một sự thật là thân cây sen có những sợi tơ bền / Vấn vương không dứt được. Nghĩa là thân cây sen vẫn có giá trị sử dụng riêng, người đời ít biết, nên thường coi rẻ. Nghĩa là hoa có giá trị của hoa, gương sen có giá trị của gương, lá sen có giá trị của lá, còn thân cây sen vẫn có giá trị của thân…Ví như ở đời, cao thấp khác nhau, nhưng ai cũng có giá trị của riêng mình, đóng góp của riêng mình, chớ nên xem thường, chớ nên có thái độ “Hạ mục vô nhân”. Phải chăng, Nguyễn Du muốn mượn ý này, để bàn về quan niệm nhân sinh, để cảnh tỉnh người đời?

Bài cuối cùng, lại nêu một ý tưởng khác, cũng xoay quanh hình ảnh sen và công việc hái sen. “Lá sen màu xanh xanh / Hoa sen dáng xinh xinh, điều ấy ai cũng biết cả rồi. Nhưng mà Hái sen chớ đụng ngó / Năm sau hoa chẳng sinh” (Thái chi vật thương ngẫu/ Minh niên bất phục sinh), thì đó lại là lời nhắc nhở ân cần của tác giả. Ngó sen là biểu tượng của sự sinh sôi, biểu tượng của tương lai, phải biết trân trọng, giữ gìn. Đấy chính là minh triết của vũ trụ, đồng thời cũng thể hiện tinh thần nhân văn của bậc trí giả và tâm hồn nhân hậu của thi nhân…

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Mộng đắc thái liên 

Bài tham khảo 1

Bài thơ Mộng Thái Đắc Liên của Nguyễn Du mang đến những tầng ý nghĩa sâu sắc và mở ra nhiều cung bậc cảm xúc. Tác giả tận dụng các hình ảnh mơ mộng và tinh tế để tả cảnh hái sen và tác phẩm chứa đựng những thông điệp triết lý và nhân văn đáng suy ngẫm. Mỗi đoạn tả về một khía cạnh của việc hái sen và những ý nghĩa sâu sắc được truyền tải qua từng cảnh tượng và câu thơ ngắn gọn.

Phân tích bài thơ Mộng đắc thái liên

Bài thơ mở đầu bằng cảnh tượng người hái sen chèo thuyền con trên mặt hồ Tây Hồ, trong khi nước hồ lấp lánh và tạo bóng người in dưới nước. Đây là một hình ảnh mơ mộng, tĩnh lặng và trữ tình. Tác giả sử dụng những câu thơ ngắn gọn, tinh tế để tả cảnh vật và tạo ra một không khí thơ mộng. Cùng với việc tả cảnh, tác giả cũng tập trung vào việc hái sen và ý nghĩa của nó. Hái hoa sen và gương sen là một công việc thông thường, nhưng Nguyễn Du đưa ra một góc nhìn đặc biệt. Hoa sen được tặng cho những người sợ mình, trong khi gương sen dành cho những người mình thương. Đoạn thơ thứ ba tập trung vào câu chuyện của tác giả khi đi hái sen và có cuộc hẹn với một cô gái hàng xóm. Tác giả tỏ ra lo lắng và không biết liệu cô ấy đã đến hay chưa, nhưng bất ngờ, tác giả nghe thấy tiếng cười nói của cô ấy. Đây là một chi tiết tạo ra sự kỳ lạ và mơ hồ, nhưng cũng thể hiện tâm trạng phấn khởi và vui mừng của tác giả khi nghe thấy tiếng cười của người đó.

Bài thơ tiếp tục đề cập đến sự ưa thích hoa sen và sự không được yêu thích của cuống sen. Nguyễn Du nhấn mạnh rằng dù cuống sen không được đánh giá cao bên ngoài, nhưng bên trong nó vẫn có giá trị và sợi tơ mành bền bỉ không thể đứt. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi người đều có giá trị riêng và cần được đánh giá một cách công bằng, không chỉ dựa trên bề ngoài. Đoạn thơ cuối cùng là suy ngẫm của chính tác giả khi thấy khung cảnh con người chỉ hái hoa chứ không chú ý đến các bộ phận khác của cây sen. Những bộ phận bị bỏ qua ấy thực chất lại có rất nhiều tác dụng, nhưng người đời lại cho là thứ vô dụng. Khi thứ xuất hiện nổi bật là bông sen được nhìn thấy, lá sen và củ sen chìm dưới nước chẳng thể nào được quan tâm. Tác giả nói rằng không nên chạm vào sen khi hái, vì nếu làm như vậy, sen sẽ không thể nở hoa vào năm sau. Tác giả cũng muốn nhấn mạnh sự quý giá của sen và một cách kỳ diệu trong quá trình phát triển của nó.

Nhà phê bình Vũ Bình Lục nhận xét rằng: “Chiêm bao thấy hái sen của Tố Như quả là một bài thơ đẹp, một giấc mơ đẹp. Ở đấy, thấy hiện lên cảnh hái sen rất thơ mộng, trong trẻo Tây Hồ. Những hàm ẩn ý tình trong hương hoa, sắc hoa, cả gương sen và thân sen nữa, phong phú, đằm thắm trữ tình và ngổn ngang những triết lý nhân sinh sâu thẳm…”. Mộng Thái Đắc Liên là một bài thơ sắc sảo với các hình ảnh tinh tế và sự chăm sóc tỉ mỉ về từ ngữ. Bài thơ tạo ra một không gian trữ tình, mơ mộng và tĩnh lặng, khơi dậy lòng nhân văn và suy ngẫm về cuộc sống.

1 63 lượt xem