Tác giả tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 61 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Prô-mê-tê bị xiềng - Ngữ văn 11

I. Tác giả Ét-sin

Ét-sin (525 – 456 trước Công Nguyên): người Hy Lạp, đóng vai trò lớn trong lịch sử phát triển của nền bi kịch cổ đại, đã sáng tác 70 vở bi kịch và 20 vở kịch xa-tia, nhưng đến nay chỉ còn lại 7 tác phẩm: Những thiếu nữ cầu xin, Quân Ba Tư, Bảy tướng đánh thành Te-bơ, Prô-mê-tê bị xiềng, A-ga-mem-nông, Những thiếu nữ viếng mộ, Những nữ thần ân đức.

II. Đọc tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng

Văn bản Prô-mê-tê bị xiềng - Ét-sin - Nội dung, tác giả, tác phẩm

Prô – mê – tê bị xiềng

(trích)

Ét – sin (Eschyle)

NHẠC TRƯỞNG

Hãy tiết lộ cho chúng em được rõ

Vì lí do nào bị Thần Vương giam giữ

Và đối xử khắt khe tàn ác, đê hèn.

Hãy cho chúng em được biết hết căn nguyên

Nếu Người thấy nói ra mà chẳng ngại.

PRÔ – MÊ - TÊ

Quả thực với ta, chỉ nhắc tới đã là chua xót!

Mà lặng đi càng nặng nỗi đau thương.

Cả hai bên đều xao xuyến bàng hoàng

Từ các thần linh buông mình trong oán hận

Và giữa họ sự bất hoà xảy đến

Kẻ muốn đẩy Crô-nốt (Cronos) đi rời khỏi ngôi trời

Hòng chuyển cả quyền hành cho Dớt nắm trong tay.

Kẻ ngược lại thì đấu tranh kiên quyết

Hồng ngăn cản không bao giờ để Dớt

Chiếm được quyền thống trị các thần linh.

Ta đã lựa những câu khuyên khôn khéo chân tình

Góp với các Khổng Lồ con U-ra-nốt (Uranos) và Trái Đất

Nhưng họ không nghe, họ khinh dùng mưu chước,

Tin ở sức mình họ tưởng đâu có thể dễ như không

Dùng bạo lực giản đơn chiếm đoạt ngai vàng

Nhưng ta, thì mẹ ta - Tê-mít (Thémis) hoặc Gai-a (Gaia)) cũng vậy

Tên gọi khác nhau mà cùng chung hình thái

Đã bao lần nói cho ta biết trước tương lai

Sẽ diễn biến ra sao những lúc sau này,

Rằng nhờ mưu mẹo chứ không phải bạo quyền và sức mạnh

Mà ngôi thống trị vào tay người chiến thắng

Ta giải bày thông tỏ mọi điều trên, 

Nhưng họ không thèm ban cho ta đến cả một cái nhìn!

Trong tình huống ấy, ta nghĩ bụng: với ta, tốt nhất

Là kéo cả mẹ ta đứng về phía Dớt

Hắn sẽ vui lòng theo nhã ý mẹ con ta

Chính nhờ những câu khuyên nhủ thực thà

Của ta đó, mà cái địa ngục Tác-ta (Tartare) đen ngòm thăm thẳm

Đang giam giữ Crô-nốt cổ xưa cùng toàn phe cánh.

Đó, những việc ta đã từng làm cho ông chủ của muôn thần

Và đây, các nàng trông những hình phạt đau thương

Hắn sử dụng để đền ơn ta thuở trước!

Đây cái tệ hại vốn đi đôi cùng bạo ngược

Là thiếu lòng tin ở cả bạn bè

Còn cái điều các nàng hỏi han ta:

Vì sao hắn đoạ đày ta như vậy,

Ta sẽ nói cho các nàng hay mọi nỗi:

Ngay sau khi đoạt cho mình ngôi báu của cha xong,

Hắn ban đặc ân cho tất cả các thần

Và định ngôi thú trong triều đình của hắn

Nhưng không đếm xỉa tới khách trần khốn nạn

Hắn còn toan huỷ diệt giống người

Để sinh ra một giống mới lên thay.

Không ai ngoài ta dám cưỡng lại điều hắn ta dự định.

Một mình ta dám đứng lên can đảm

Ngăn không để người trần nát thịt tan xương

Bước xuống ân tỉ, nơi Ha-đét (Hades) suối vàng.

Đấy, duyên có vì sao ta phải

Gập mình dưới sức nặng đè oan trái

Của những đau thương thê thảm xót xa.

Vì thương xót trần gian như thể ruột rà

Mà ta bị khinh rẻ, không đáng người thương xót.

Thế là họ đoạ đầy ta khắc nghiệt

Cảnh tượng này nhục cho Dớt biết bao nhiêu!

(Hoàng Hữu Đản giới thiệu, biên dịch và chú thích, Bi kịch Hy Lạp, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 44 – 46)

III. Tìm hiểu tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng

1. Thể loại

Prô-mê-tê bị xiềng thuộc thể loại thần thoại Hy Lạp.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Prô-mê-tê bị xiềng là vở bi kịch nổi tiếng nhất trong số những bi kịch còn lại của Ét-sin, khai thá đề tài từ thần thoại Hy Lạp về Prô-mê-tê – vị thần đã cả gan đánh cắp lửa trời về cho loài người và bị thần Dớt trừng phạt nặng nề (bị đóng đinh trên đỉnh núi Cô-ca-dơ, bị một con diều hâu ngày đêm moi gan, móc ruột).

Prô-mê-tê bị xiềng - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Prô-mê-tê bị xiềng có phương thức biểu đạt là tự sự và biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Prô-mê-tê bị xiềng

Prô-mê-tê bị xiềng là vở kịch được tái hiện bắt đầu là cuộc đối thoại giữa thần Bạo lực và thần Hê - phai-xtoi ở nơi hoang mạc không bóng người. Thần Zeus đã cho người giải Prô-mê-tê  đến nơi gánh chịu hình phạt là trụ đá vì lỡ yêu người trần,đã lấy cắp lửa đưa đến cho họ. Hê - phai-xtoi người được cử giết Prô-mê-tê, tuy rất thương hắn nhưng không thể làm trái lời Zeus. Tuy vậy, với Prô-mê-tê thà chịu cực hình còn hơn là đi làm nô lệ cho tên Zeus. Tất cả ai cũng đều thương xót cho Prô-mê-tê. Sau đó là những hình phạt tiếp tục bị đè xuống tên Prô-mê-tê vì không khai tên người tiết lộ sẽ lật đổ Zeus, vì thế phải lãnh chịu những cơn phạt khủng khiếp đến từ tên Zeus, như cơn giông bão sấm sét, bị diều hâu moi gan, nhưng tất cả đều không thể đánh bại ý chí kiên cường và không chịu khuất phục trước số phận của Zeus khi đã vượt qua nó.

5. Bố cục văn bản Prô-mê-tê bị xiềng

Văn bản chia làm 2 phần:

- Phần 1: Lời thoại của nhạc trưởng: Mọi người muốn biết lí do tại sao Thần Vương bị giam giữ.

- Phần 2: Lời thoại của Prô-mê-tê: Lí giải những thắc mắc của nhạc trưởng.

6. Giá trị nội dung

Hình ảnh Prô-mê-tê bị xiềng cho ta thấy được một sức mạnh, một sự hiên ngang, một niềm tin, một ý chí chiến đấu không đầu hàng của người anh hùng Prômêtê dẫu bị xiềng xích bị diều hâu hằng ngày đến moi gan, chịu bao nhiêu là cực hình của Dớt nhưng vẫn không chịu khuất phục trước sức mạnh đầy đe dọa đó.

7. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng

Bài 5 Thực hành đọc: Prô-mê-lê bị xiềng (trích Ét-sin - Eschyle) - Ngữ Văn  11 tập 1 [ kết nối tri thức ]

1. Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp.

Truyện kể: Prô-mê-tê và loài người: Truyện thể hiện khát vọng lí giải quá trình tạo nên con người và thế giới các loài động vật. Mỗi loài vật đều được trang bị thứ vũ khí riêng biệt để bảo vệ chính mình còn con người thì được thần linh ưu ái ban tặng thứ vũ khí riêng biệt là “ngọn lửa”.

2. Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

- Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa rằng vị thần ân nhân của loài người không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực, đã chịu đựng mọi cực hình tàn khốc mà thần Dớt trừng phạt.

- Chàng rất yêu thương con người nên đã lấy cắp ngọn lửa thần mang xuống hạ giới, dạy loài người nhiều mưu mẹo để họ có linh hồn, có trí khôn. 

- Prô-mê-tê không biết cúi đầu trước bất kỳ một sức mạnh thù địch nào. Đây là hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa giữa cái hùng, cái cao thượng và cái bi kịch.

3. Nêu thông điệp chính của văn bản

Khẳng định rằng cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Chỉ cần con người có ý chí niềm tin và hy vọng thì bạo tàn sẽ chỉ là sự thất bại trước sức mạnh của công lý mà thôi.

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Prô-mê-tê bị xiềng

Bài tham khảo 1

Ét – sin là nhà soạn kịch người Hy Lạp, có đóng góp lớn trong việc phát triển nền bi kịch cổ đại. Vở kịch “Prô – mê – tê bị xiềng” là một trong bảy tác phẩm còn sót lại của ông. Tác phẩm được khai thác từ thần thoại Hy Lạp, chứa đựng những thông điệp sâu sắc.

Trong thần thoại, Prô – mê – tê vốn là vị thần có công với loài người, luôn thương yêu con người và nhiều lần lén lút giúp đỡ con người đằng sau lưng Dớt. Đoạn trích “Prô – mê – tê bị xiềng” kể về sự việc Prô – mê – tê bị Dớt đóng đinh trên đỉnh núi, để một con diều hâu ngày đêm moi gan. Đoạn trích gồm phần đầu là lời của nhạc trưởng và còn lại là lời thoại của nhân vật Prô – mê – tê. Trước câu hỏi: “Vì lí do nào bị Thần Vương giam giữ/Và đối xử khắt khe tàn ác, đê hèn”, Prô – mê – tê đã lên tiếng kể lại quá trình là một vị thần của mình:

Quả thực với ta, chỉ nhắc tới đã là chua xót!

Mà lặng đi càng nặng nỗi đau thương.

Cả hai bên đều xao xuyến bàng hoàng

Từ các thần linh buông mình trong oán hận

Và giữa họ sự bất hoà xảy đến

Kẻ muốn đẩy Crô-nốt đi rời khỏi ngôi trời

Hòng chuyển cả quyền hành cho Dớt nắm trong tay

Kẻ ngược lại thì đấu tranh kiên quyết

Hồng ngăn cản không bao giờ để Dớt

Chiếm được quyền thống trị các thần linh.

Prô – mê – tê kể lại sự việc khiến thế giới chao đảo, các thần linh oán giận. Với Prô – mê – tê, ấy cũng là một sự kiện đau lòng. Dớt đã chiếm ngôi của cha mình là Crô – nốt. Thế giới các vị thần được chia làm hai phe, một bên ủng hộ Dớt và một bên thì muốn ngăn cản Dớt chiếm được quyền hành. Ở thế giới của thần thoại Hy Lạp, các vị thần dù mang sức mạnh vô song nhưng lại có tâm hồn với đầy đủ các sắc thái tính cách như một con người. Kể cả thần Dớt, vị thần tối cao cũng có nhiều thói hư tật xấu. Đây là một đặc trưng của thần thoại phương Tây khi xây dựng hình ảnh thần linh gần gũi với con người.

Trong hoàn cảnh ấy, Prô – mê – tê đã lựa chọn khuyên nhủ Dớt hãy dùng mưu mẹo để trở thành kẻ vĩ đại thay vì sức mạnh của bạo lực nhưng Dớt không màng. Với sự trung thành của mình, Prô – mê – tê cùng với mẹ mình là nữ thần Tê - mít đã quyết định giúp Dớt. Thế nhưng, “cái tệ hại vốn đi đôi cùng bạo ngược”, Dớt luôn thiếu lòng tin ở Prô – mê – tê. Dớt tạo ra loài người yếu ớt, không có sức khỏe để chống chọi với tự nhiên khắc nghiệt. Không những vậy, Dớt còn không ban cho con người lửa, muốn con người mãi mãi sống trong bóng tối. Thậm chí, Dớt còn toan hủy diệt cả loài người để tạo ra một giống loài mới thay thế. Các vị thần linh, ai cũng có sức mạnh nhưng không ai dám đứng ra chống lại Dớt. Chỉ có mình Prô – mê – tê vì quá thương xót cho loài người nên đã đánh cặp ngọn lửa đem đến trần gian để khai sáng con người:

Vì thương xót trần gian như thể ruột rà

Mà ta bị khinh rẻ, không đáng người thương xót.

Thế là họ đoạ đầy ta khắc nghiệt

Cảnh tượng này nhục cho Dớt biết bao nhiêu!

Trong thế giới của thần linh, Prô – mê – tê trở thành biểu tượng cho tội lỗi, bị Dớt lấy ra làm gương cho những kẻ phản kháng lại quyền uy. Thế nhưng, với con người, Prô – mê – tê chính là vị thần đại diện cho sự sáng tạo và văn minh. Nhờ có ngọn lửa của Prô – mê – tê mà con người được khai sáng và có cuộc sống tốt đẹp.

Đoạn trích cho thấy tình yêu thương con người, sự thông minh, dũng cảm, tinh thần không khuất phục cường quyền và lòng yêu chuộng hòa bình ở nhân vật Prô – mê – tê. Câu chuyện mang đậm tính bi kịch về người anh hùng chính là một đặc trưng thường thấy trong thần thoại Hy Lạp.

1 61 lượt xem