Tác giả tác phẩm Tôi có một ước mơ (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Tôi có một ước mơ Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 53 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Tôi có một ước mơ - Ngữ văn 11

I. Tác giả Mác-tin Lu-thơ Kinh

Tôi có một ước mơ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

- Mác-tin Lu-thơ Kinh (1929 - 1968) là mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mĩ gốc Phi

- Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ, niềm tự hào của nhân dân trên thế giới.

- Mác-tin Lu-thơ Kinh nổi tiếng với các bài diễn thuyết liên quan đến các vấn đề nóng của thế giới, về con người, về xã hội và về những điều là bài học của cuộc sống.

- Mục sư Martin Luther King đi vào lịch sử với nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài diễn văn Tôi có một ước mơ được đọc ở Washington vào ngày 28-8-1963. Một giấc mơ mà ở đó những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà. 

- Năm 1964, ông được lựa chọn trao giả Nobel hòa bình vì những đóng góp của mình.

II. Đọc tác phẩm Tôi có một ước mơ

Tôi có một giấc mơ

(trích)

Mác – tin Lu thơ Kinh

Tôi vui mừng được sát cánh bên các bạn ngày hôm nay, trong một sự kiện mà lịch sử sẽ ghi nhận là cuộc tuần hành vì tự do vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta.

Một trăm năm trước, một người Mỹ vĩ đại mà ngày hôm nay chúng ta đang đứng dưới bóng tượng đài của Người, đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. Văn kiện trọng đại này đã xuất hiện như một ngọn đuốc hi vọng soi đường cho hàng triệu nô lệ da đen, những con người bị thiêu đốt trong lò lửa của bất công, bạo tàn. Văn kiện ấy đã đến như ánh bình minh rực rõ kết thúc đêm trường tù ngục.

Nhưng rồi, một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của người da đen vẫn còn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ và thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình. Chính vì thế nên ngày hôm nay chúng ta đến đây để quyết liệt lên tiếng về thảm trạng này.

[...]

Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.

Năm 1963 không phải là một kết cục, mà là một khỏi đầu. Nước Mỹ sẽ không có bình an, sẽ không có yên tĩnh, nếu như người da đen chưa giành được quyền công dân. Bão lốc của những cuộc nổi dậy sẽ vẫn tiếp tục rung chuyển nền móng quốc gia cho đến khi nào mặt tròi công lí trỗi dậy.

Nhưng có một điều mà tôi phải nói với những đồng chí của tôi, những con người đang đứng trước ngưỡng của của lâu đài công lí. Trong quá trình chiến đấu giành lấy lại địa vị xứng đáng của mình, chúng ta không được phép hành động sai lầm. Đừng làm dịu con khát tự do của mình bằng cách uống li oán hận và thù hằn. Cuộc đấu tranh của chúng ta bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng cao quý của nhân phẩm và kỉ cương. Chúng ta không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo của chúng ta sa vào bạo loạn. Qua từng buổi tuần hành, chúng ta sẽ phải tự nâng bản thân lên đến tầm cao mới, để đáp trả sức mạnh bạo lực bằng sức mạnh tâm hồn.

Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy chúng ta đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng, bởi lẽ, như ta thấy đang hiện diện ở đây hôm nay, có rất nhiều người anh em da trắng đã nhận ra rằng vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của chúng ta, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự do của chúng ta. Chúng ta không thể bước đi một mình.

Và khi bước đi, chúng ta phải đảm bảo rằng mình luôn tiến về phía trước. Chúng ta không thể quay lại vị trí cũ. Đã có những câu hỏi đặt ra cho những người đấu tranh đòi bình đẳng: “Đến bao giờ các người mới hài lòng?”. Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi người da đen vẫn còn là những nạn nhân cầm lặng của vấn nạn bạo lực từ cảnh sát. Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi, sau chặng đường dài mệt mỏi, ta vẫn không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố. Chúng ta sẽ không hài lòng khi nào con cái chúng ta bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề “Chỉ dành cho người da trắng” . Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng khi người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, khi người da đen ở Niu Oóc (New York) tin rằng có đi bầu cũng chẳng để làm gì. Không, không, chúng ta không hài lòng, và chúng ta sẽ không hài lòng cho đến khi nào “mưa công lí tuôn rơi cùng với dòng sông của chính nghĩa”

Đừng bao giờ rơi vào vực sâu tuyệt vọng. Các bạn của tôi, hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn rằng, mặc dù chúng ta vẫn đang phải đối mặt với bao khó khăn của hiện tại và tương lai, tôi vẫn có một giấc mơ. Đó là một giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ trong giấc mơ của nước Mỹ.

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, đất nước của chúng ta sẽ trỗi dậy và sống chân thực với niềm tin của mình: “Chúng tôi coi sự thật này là điều hiển nhiên: rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, trên những ngọn đồi đất đỏ ở Gioóc giơ, con cái của những nô lệ ngày xưa cùng con cái của những chủ nô ngày xưa sẽ ngồi bên nhau trong tình anh em bằng hữu.

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, ngay cả bang Mi-xi-xi-pi, nơi dồn nén hầm hập tự do và công bằng công và áp bác, rồi cũng sẽ chuyển mình thành một ốc đảo của tự do và công bằng. Tôi mơ rằng bốn đứa con nhỏ của tôi, một ngày nào đó, sẽ được sống ở một đất nước nơi người ta không phán xét chúng bằng màu da, mà phán xét bằng nhân cách của chúng.

Ngày hôm nay, tôi có một giấc mơ. [...]

(Trích Những loài diễn văn bất tử: những bài diễn văn vĩ đại của những người vĩ đại, Hat-so-va-han Đớt-tơ (Harshvardhan Dutt), NXB Iu-ni-con Búc-xơ (Unicorn Books), Niu Đê-li (New Delhi), 2007, bản dịch của Phạm Ngọc Lan.

Nguồn: Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, số 7 (4), 2021, tr. 142 – 148)

III. Tìm hiểu tác phẩm Tôi có một ước mơ

1. Thể loại

Tôi có một ước mơ thuộc thể loại văn nghị luận.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm ra đời vào ngày 28 - 8 - 1963, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sing-ton. Buổi tuần hành nhằm mục đích kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền, bình đẳng cho người da đen. Tại đây, Mac-tin đã đọc bài diễn thuyết này.

Tôi có một ước mơ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Tôi có một ước mơ có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Tôi có một ước mơ

Trong tác phẩm “Tôi có một giấc mơ” đã nói lên ước mơ của người da đen một cách rõ ràng nhất, ngay từ mở đầu bằng lời miêu tả cuộc sống của người da đen trên nước mỹ với quá nhiều những khó khăn thử thách như bị kì thị, bị xiền xích, bi cách li. Chính vì thế tác giả nêu lên tầm quen trọng của việc người da đen đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình. Cuối cùng tác giả nêu lên ước mơ của mình cũng là của những người da đen khi sống trên đất Mỹ - Một giấc mơ mà ở đó “những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà”. 

5. Bố cục văn bản Tôi có một ước mơ

Gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “tình trạng đáng xấu hổ này”: Mục đích hướng tới của tác giả và thực trạng cuộc sống của người da đen trên đất Mỹ.

- Phần 2: Tiếp đến “là sự thật hiển nhiên”: Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Phần 3: Còn lại: Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ.

6. Giá trị nội dung

- Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen

- Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi có một ước mơ

1. Thực trạng cuộc sống của người da đen.

- Người da đen đã được kí cam kết tự do: Người Mỹ kí văn kiện Tuyên ngôn giải phóng nô lệ.

=> Đó là ngọn đuốc hi vọng cho người da đen thoát khỏi bất công.

- Tuy nhiên, cuộc sống của người da đen còn rất nhiều bất công: Xiết chặt trong gông cùm của sự cách li và óc kì thị.

=> Cần phải kết thúc ngay.

2. Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Ngọn lửa đấu tranh của những người da đen sẽ không bao giờ tắt.

- Những lưu ý trong cuộc đấu tranh:

+ Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.

+ Tinh thần chiến đấu quật cường vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

=> Cuộc đấu tranh giành quyền tự do là quyền và nghĩa vụ của tất cả những người da đen và mỗi người cần phải đứng lên giành địa vị xứng đáng của mình không được phép sai lầm.

3. Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

- Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ trong giấc mơ của nước Mỹ.

- Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuât thân, hoàn cảnh hay địa vị xã hội.

=> Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

V. Các đề văn mẫu

Soạn văn 11 Tôi có một ước mơ Kết nối tri thức

Đề bài: Phân tích bài Tôi có một ước mơ 

Bài tham khảo 1

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King đã thực hiện bài diễn văn nổi tiếng 'Tôi có một giấc mơ' từ bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln tại Washington, D.C., trước sự ủng hộ của 250.000 người dân tham gia cuộc vận động đòi quyền công dân.

Trong đỉnh điểm của bài diễn thuyết, Martin Luther King đã trình bày giấc mơ của mình về tự do và nhân quyền trước công chúng. 'Tôi có một giấc mơ...' những lời này đã biến ông trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất đối với nước Mỹ hiện đại, cùng với các tổng thống Thomas Jefferson và Abraham Lincoln.

Chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc đối với người da đen luôn là một phần quan trọng trong lịch sử gần đây của Hoa Kỳ. Từ năm 1500, khi những chuyến tàu đầu tiên chở nô lệ đến Mỹ, những người da đen đã bị bắt cóc từ châu Phi sang đây. Họ đã bị coi là những sinh vật không người, làm việc 16 giờ mỗi ngày và không được công nhận bất kỳ quyền lợi nào (để hiểu rõ hơn về tình cảnh của người da đen trong giai đoạn đầu, có thể đọc cuốn sách 'Cội Rễ' mô tả về 7 thế hệ người da đen từ khi ông tổ bị bắt ở châu Phi cho đến thế hệ cuối cùng được giải phóng).

Từ đó (cho đến ngày nay), người da đen đã liên tục đấu tranh cho quyền con người của mình, mong muốn được coi trọng như bất kỳ ai khác. Trong quá trình đấu tranh này, đã có hai nhân vật vĩ đại góp phần tạo ra những bước ngoặt quan trọng.

Người đầu tiên là tổng thống Abraham Lincoln, với quyết tâm loại bỏ chế độ nô lệ. Quyết tâm này đã dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ giữa miền Nam ủng hộ nô lệ và miền Bắc giải phóng nô lệ (đọc lại cuốn 'Cuốn Theo Chiều Gió' để hiểu thêm). Ông đã thành công và người da đen được công nhận là 'người' tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì những nỗ lực này, ông đã bị ám sát!

Tuy nhiên, sau khi loại bỏ chế độ nô lệ, người da đen vẫn bị xem thường và bị đối xử kỳ thị trong xã hội. Họ phải đi học ở những trường riêng, ăn riêng, uống riêng và sử dụng nhà vệ sinh riêng dành cho người da đen. Những sự phân biệt như vậy vẫn còn tồn tại và đáng buồn.

Martin Luther King là nhân vật vĩ đại thứ hai, ông đã dành cả đời mình để tiếp tục công cuộc của Lincoln và chiến đấu cho quyền bình đẳng thực sự cho người da đen: quyền học tập côngbằng, quyền biểu đạt tự do và quyền bình đẳng xã hội. Ông đã lãnh đạo phong trào dân quyền thông qua các biểu tình, cuộc diễu hành và chiến dịch không bạo lực.

Bài diễn văn 'Tôi có một giấc mơ' của Martin Luther King đã truyền cảm hứng và gắn kết một số lượng lớn người dân Mỹ và trên toàn thế giới. Ông tuyên bố rằng ông mơ về một thế giới trong đó mọi người được đánh giá bằng năng lực và phẩm chất của bản thân, chứ không phải dựa trên màu da. Ông hy vọng rằng một ngày nào đó, tình trạng phân biệt chủng tộc sẽ biến mất và tất cả mọi người sẽ sống trong hòa bình và tình yêu thương.

Tuy nhiên, Martin Luther King đã bị ám sát vào ngày 4 tháng 4 năm 1968 tại Memphis, Tennessee. Mặc dù ông đã qua đời, tầm ảnh hưởng của ông vẫn còn sống mãi trong tâm trí của nhiều người và tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những cuộc đấu tranh vì nhân quyền và bình đẳng xã hội.

Từ khi Martin Luther King và các nhà hoạt động dân quyền khác đã làm việc, đã có nhiều tiến bộ trong việc đảm bảo quyền công dân và bình đẳng cho người da đen tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vấn đề phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại và vẫn cần tiếp tục đối mặt và giải quyết trong xã hội ngày nay. Cuộc diễn văn và công cuộc của Martin Luther King vẫn được coi là biểu tượng và nguồn cảm hứng cho các cuộc đấu tranh vì quyền công dân và bình đẳng trên khắp thế giới.

Qua quá trình tiếp xúc với ông, nhiều nhà báo và nhà làm phim đã tạo ra những bài báo và phim truyền hình về cuộc sống hàng ngày của người da đen miền Nam, với những câu chuyện đầy nhục dục và sự bất công, đã gợi lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa khắp trong cộng đồng người Mỹ.

Vào năm 1955, ông đã lãnh đạo phong trào tẩy chay xe buýt sau sự kiện Rosa Parks (một phụ nữ da đen đã bị bắt vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo qui định của Luật Jim Crow), cho đến khi Tòa án Liên bang Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở thành phố Montgomery.

Vào năm 1963, ông đã tham gia tổ chức 'Cuộc diễu hành đến Washington vì Việc làm và Tự do' nhằm đưa ra một loạt yêu cầu về quyền bình đẳng của người da đen, bao gồm chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường công, ban hành các luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt chủng tộc trong việc tuyển dụng, bảo vệ những người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo lực của cảnh sát, thiết lập mức lương tối thiểu và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia.

Tại Đài tưởng niệm Lincoln, ông đã đọc bài diễn văn được coi là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử và được nhiều người xem là bài diễn văn xuất sắc nhất của thế kỷ 20.

Ông đã khéo léo trích dẫn và tham khảo các nguồn không thể chối cãi để tạo ra sức mạnh cho bài diễn văn của mình, bao gồm Kinh Thánh, Tuyên ngôn Nhân quyền (Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ) và Diễn văn Gettysburg.

Bằng việc sử dụng lập luận logic và dẫn chứng mạnh mẽ, ông đã truyền tải một thông điệp nồng nhiệt và đam mê tới người nghe. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một bài diễn văn cảm động và xúc động lòng người.

Bài tham khảo 2

Trong bản 'Tuyên ngôn độc lập' năm 1776 của Hoa Kỳ có đoạn: 'Mọi người sinh ra đều bình đẳng', Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai được xâm phạm; Những quyền này bao gồm quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải ai ở Mỹ cũng được tự do và có những quyền cơ bản, thiêng liêng này. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lâu đời ở đất nước này đã làm đen tối cuộc sống của nhiều người da đen. Để chống lại sự phân biệt đối xử này, Martin Luther King đã viết bài phát biểu 'Tôi có một giấc mơ'.

Tác giả của bài phát biểu này là Martin Luther King (1929 - 1968) là một mục sư và nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi. Ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ và quốc tế. Martin Luther King đã dành cả cuộc đời mình để đại diện cho người da đen và lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền. Năm 1964, ông nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình danh giá. Đoạn trích dẫn 'Tôi có một giấc mơ' từ bài phát biểu nổi tiếng năm 1963 của Martin Luther King trong cuộc Tuần hành ở Washington.

Mở đầu bài phát biểu của mình, Martin mô tả nguyên nhân của cuộc chiến: 'Hôm nay tôi rất vui được tham gia cùng các bạn trong cuộc biểu tình vì tự do, đây sẽ là sự kiện đẹp nhất sẽ đi vào lịch sử đất nước chúng ta'. 'Một cuộc biểu tình vì tự do 'có mục đích chính đáng, không phải là những cuộc bạo loạn hay nổi loạn bất chính. Người da đen xuống đường biểu tình đòi quyền lợi cho mình. Có thể thấy đây là tiền đề hợp lý để tác giả phát triển những quan điểm sau này.

Sau đó tác giả đề cập đến Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ được Tổng thống Lincoln ký hơn một thế kỷ trước. Trong quá khứ, người da đen bị coi là nô lệ và bị buôn bán như hàng hóa. Mặc dù các mệnh lệnh của Lincoln dường như mở ra những thời kỳ tuyệt vời cho người da đen, nhưng trên thực tế, họ vẫn sống 'một mình trên những hòn đảo nghèo đói trong đại dương thịnh vượng vật chất rộng lớn' và 'bên lề' xã hội Mỹ'. Martin công khai chỉ ra rằng đây là một tình huống rất đáng xấu hổ. Đất nước từng treo cờ tự do và giải phóng nô lệ vẫn tiếp tục đàn áp người da đen. Trích dẫn các tài liệu lịchsử nổi tiếng đã trở thành một yếu tố quan trọng và giúp lập luận của Martin trở nên thuyết phục hơn. Từ đó, tác giả cho thấy sự phân biệt đối xử với người da đen là sai trái.

Martin Luther King không chỉ tập trung vào việc chỉ trích sự bất công và phân biệt chủng tộc, mà còn mở rộng tầm nhìn của mình đến tương lai. Ông mơ ước về một xã hội tương đồng và bình đẳng, nơi mọi người không bị đánh giá dựa trên màu da của họ, mà được đánh giá dựa trên nhân cách và năng lực. Ông khẳng định rằng tất cả mọi người, cả người da đen và người da trắng, sẽ cùng sống trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.

Martin sau đó đặt ra một đề xuất đầy ý nghĩa với mọi người rằng đây là thời điểm thích hợp để đứng lên và chiến đấu, đồng thời khuyến khích họ: 'Ngay lúc này!' Đã quá lâu rồi, người da đen đã phải chịu đựng nỗi đau kéo dài và hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Và bây giờ là lúc thực hiện tốt lời hứa dân chủ của nước Mỹ với người dân của mình. Nếu những người dân không lên tiếng, đất nước sẽ đối diện với một tai họa. Trận chiến này thực sự là 'năm của sự khởi đầu'. Martin đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ và can đảm đối với người da đen và tất cả người Mỹ. Mọi người đều chịu trách nhiệm trước Lời hứa Dân chủ, bởi đó là lời hứa của tất cả người Mỹ và là bộ mặt của một quốc gia tự do. 'Và sẽ không có hòa bình hay yên bình ở Mỹ cho đến khi người da đen giành được các quyền công dân,' ông cảnh báo trước hết về quyền lực của người da đen. Cuộc bạo động này tương tự như một cơn bão và sẽ tiếp tục làm rung chuyển đất nước đến tận cùng.

Lối viết của Martin rõ ràng, mạnh mẽ và thể hiện ý chí và quyết tâm mạnh mẽ. Cách mà bạn chiến đấu là yếu tố quyết định kết quả của một trận đấu. Martin đã thiết lập những nguyên tắc chiến đấu rất chính xác. Ông kêu gọi các đồng minh của mình tránh 'hận thù và oán hận' cũng như 'những hành động sai trái'. Để đây thực sự là một cuộc nổi dậy chính đáng, một cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do, thì những người tham gia trước hết phải là những người thực sự yêu chuộng hòa bình. Martin cũng đề cập và khen ngợi những người anh em da trắng ủng hộ cuộc biểu tình. Tôi thấy những lập luận của Martin rất thông minh, khéo léo và rất thuyết phục.

Martin gợi lên sức mạnh và sự quyết tâm rực rỡ của người da đen bằng những từ ngữ như 'luôn tiến về phía trước' và 'không có đường lùi'. Đây là cuộc đấu tranh danh dự của người da đen để phản đối quá khứ, hiện tại và tương lai của họ, và do đó họ sẽ không bao giờ hài lòng cho đến khi nạn phân biệt chủng tộc chấm dứt. Martin nhắc lại những thực tế đau đớn để động viên người nghe. Khi người da đen không thể thuê phòng trọ trên con đường cao tốc, chịu đựng sự tàn bạo của cảnh sát và không có quyềnbỏ phiếu, đó là lúc họ phải đứng lên và chiến đấu. Martin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một cuộc đấu tranh không bạo lực và ông khuyến khích mọi người tìm kiếm sự cộng tác và đoàn kết.

Cuối cùng, Martin tuyên bố rằng cuộc đấu tranh của người da đen không chỉ là vấn đề của riêng họ, mà là vấn đề của toàn bộ xã hội. Ông khẳng định rằng 'chúng ta không thể sống một mình' và rằng tất cả chúng ta đều liên kết với nhau. Martin kêu gọi mọi người, bất kể chủng tộc hay sắc tộc, hãy đứng lên và tham gia vào cuộc đấu tranh cho công bằng và tự do.

Tóm lại, bài phát biểu của Martin Luther King Jr. trong cuộc biểu tình ở Washington D.C. năm 1963 đã mang lại một thông điệp mạnh mẽ về sự công bằng, tự do và đoàn kết. Ông khuyến khích mọi người đứng lên và chiến đấu cho những giá trị này một cách không bạo lực và thông qua sự cộng tác. Bài phát biểu này đã trở thành một biểu tượng của phong trào dân quyền và vẫn được coi là một bài phát biểu lịch sử quan trọng trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ.

1 53 lượt xem