Tác giả tác phẩm Thuyền và biển (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Thuyền và biển Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 46 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Thuyền và biển - Ngữ văn 11

I. Tác giả Xuân Quỳnh

Thuyền và biển - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

- Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. 

- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

- Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ.

II. Đọc tác phẩm Thuyền và biển

Thuyền và biển

Xuân Quỳnh

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

 

“Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi 

 

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa... còn xa

 

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

 

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

 

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ

 

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

 (Xuân Quỳnh, Không bao giờ là cuối (Tuyển thơ), NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2011, tr. 15 – 16)

III. Tìm hiểu tác phẩm Thuyền và biển

Thuyền và biển - 2sao

1. Thể loại

Thuyền và biển thuộc thể loại thơ năm chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1963 và được in trong tập thơ Chồi biếc (1963).  Sau này, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.

3. Phương thức biểu đạt

Bài thơ Thuyền và biển có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

4. Ý nghĩa nhan đề

Thuyền – Biển trở thành một cặp không thể thiếu trong cuộc hành trình trên đại dương bao la, đúng là khoảng cách bến bờ của biển chỉ có thuyền mới xác định được bao nhiêu hải lý và cũng chỉ có biển mới theo kịp những chuyến rong ruổi của thuyền trên sóng biển bao la. Chúng trở thành đối tượng hướng về nhau như một quy luật tất yếu của cuộc sống. Và không dừng lại ở chuyện “con thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã khai thác những trạng thái, cảm xúc của con người được ẩn hiện trong hình ảnh đó. Điểm đặc biệt, độc đáo trong thơ Xuân Quỳnh khi xây dựng những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng là tính “nửa vời” độc đáo, nửa úp nửa mở một cách có dụng ý của tác giả. Khi mượn hình ảnh để chuyển tải cảm xúc, chủ thể trữ tình vẫn không ẩn đi mà vẫn xuất hiện song song cùng đối tượng so sánh, có khi là soi chiếu, có khi là hòa nhập, hóa thân... tạo thành một sự song hành vừa mơ hồ vừa cụ thể giữa biểu tượng và chủ thể.

5.  Bố cục bài thơ Thuyền và biển

- Phần 1: 3 khổ đầu: tình yêu vừa mới chớm

- Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: khi cả hai đã yêu nhau

- Phần 3: 2 khổ thơ tiếp: khi tình yêu đã trở nên sâu đậm

- Phần 4: khổ cuối: nếu cuộc tình phải chia xa

6. Giá trị nội dung

Mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện nỗi niềm, khát khao được một tình yêu của nhà thơ và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu ấy. Dù có ra sao vẫn không lìa xa nhau.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các phép điệp từ.

- Thể thơ 5 chữ, đặc sắc.

- Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thuyền và biển

1. Tình yêu mới chớm nở (3 đoạn thơ đầu)

Những câu thơ đầu tiên tựa như những lời thủ thỉ ngọt ngào của người con gái đang tâm sự với chàng trai, gợi mở về một câu chuyện lãng mạn.

- Bài thơ bắt đầu bằng hình tượng của thuyền và biển. Thuyền và biển là hai hình tượng sóng đôi với nhau, không thể tách rời, mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình giản dị, đồng thời gắn kết chặt chẽ.

-  “Từ ngày nào chẳng biết. Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ như một lời thú nhận bẽn lẽn, e ấp, rằng từ lâu em đã phải lòng anh, nguyện cùng anh xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Không biết em đã yêu anh từ thời điểm nào, nhưng tình yêu đó là chân thật, là vĩnh cửu. 

“Cánh hải âu, sóng biếc /Đưa thuyền đi muôn nơi”. à Ta có thể thấy câu thơ ngập tràn tiếng sóng lòng, vỗ về trái tim nhỏ bé của người còn gái, ta nghe âm vang của biển cả rộng lớn, đang bảo vệ tình yêu của mình. Câu thơ hiện lên thật yên bình, êm ả như những cảm xúc ban đầu của tình yêu.

=> Như vậy, cứ một câu thơ nói về thuyền thì tương ứng là một lời thơ viết về biển. Sự song đôi này ngầm thể hiện sự gắn bó mật thiết không thể tách rời của hai hình tượng thuyền – biển. Đúng là chỉ có thuyền mới “xô sóng dậy” và sóng mới “đẩy thuyền lên”. Tình yêu tìm đến một không gian, thời gian lãng mạn.

2. Khi anh và em yêu nhau (2 đoạn thơ tiếp)

- Thuyền và biển như tình anh và em, đã phải lòng nhau nhưng khi đứng trước nhau vẫn còn đôi chút ngại ngùng.

- Lời khẳng định tình yêu vững bền giữa thuyền và biển, hình ảnh sóng đôi:

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

 Thông thường, biển tượng trưng cho người con trai bởi sự mạnh mẽ của nó, song Xuân Quỳnh lại có sự đảo ngược, nhà thơ dùng hình ảnh biển để ẩn dụ cho người con gái, bởi biển cũng có sự dịu dàng, chân thật, đặc biệt có sự rộng lớn như chính tình yêu của nhà thơ.

- Biển bao la là thế mà nay ví như “cô gái nhỏ” bé bỏng, đáng yêu. Cô đang thầm thì gửi gắm tâm tư, ấp ôm “mạn thuyền sóng vỗ”. Lại bất chợt “vô cớ”: “Ào ạt xô thuyền”:

Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

 Đây là những cảm xúc rất thật khi yêu, mãnh mẽ và ồ át không thể dự đoán được phương hướng. Khi yêu con người ta chỉ tuân theo cảm xúc, để mặc mình cho tình yêu đưa lối.

=> Cảm xúc đôi lứa vận động không ngừng nghỉ, không bao giờ có thể gói gọn trong một vài câu từ mà nó là cả một thế giới đầy sống động và đẹp đẽ. Tình yêu không phải ai cũng có thể miêu tả được nó, vậy mà Xuân Quỳnh đã làm rất tốt công việc đó.

3. Tình nghĩa sâu nặng (2 khổ thơ tiếp)

- Đối với Xuân Quỳnh, tình yêu được định nghĩa bằng sự cảm thông, thấu hiểu và hi sinh:

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

 Tình yêu tất yếu gắn liền với sự khao khát kiếm tìm, mong hiểu lòng nhau. Trong thơ, Xuân Quỳnh khéo léo tách từ “hiểu biết”, đồng thời nhà thơ sử dụng hai lần điệp từ “chỉ có”, khẳng định đúng là chuyện này chỉ riêng của “thuyền và biển”, cũng là riêng “anh và em” chứ không một người thứ ba thấu hiểu.

=> Cảm giác hãnh diện, tự tin trong tình yêu hai ta. Đó vừa là xúc cảm, vừa là khát vọng của mỗi người khi yêu. Hình ảnh thuyền và biển vẫn gắn liền với nhau tượng trưng cho tình yêu không thể tách rời.

- Yêu và khát khao, cuộc đời Xuân Quỳnh trở thành một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Với trái tim sôi nổi lúc bấy giờ Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu lý tưởng, thuỷ chung, duy nhất và thấu hiểu đến trọn vẹn.

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ

 Một lời khẳng định anh tựa như hơi thở, thiếu anh không khác già hoa thiếu nắng, cây thiếu nước cũng như vậy, trái tim em làm sao có thể đập nếu như bắt buộc phải sống thiếu anh? Một tình yêu trọn vẹn thủy chung, chân thành và không kém phần cao thượng.

=> Tình em thì êm đềm, nhẹ nhàng và sâu lắng còn biển thì dữ dội, đôi khi rất hung hãn. Mặc dù vậy thông qua cử chỉ, hành động, ánh mắt đã hiểu lòng nhau như thế nào. Đem lại một cảm giác hãnh diện, tin tưởng khi ở bên nhau.

4. Nếu cuộc tình chia xa (2 đoạn thơ cuối)

- Khao khát được sống một lần trọn vẹn với tình yêu của nữa thi sĩ.  Không thể rời xa nhau dù chỉ trong một giây phút nào, luôn mong muốn được vĩnh viễn bên nhau.

Nếu phải cách xa anh 
Em chỉ còn bão tố

Khi tình đã sâu, nghĩa đã nặng mà vì lý do này, lý do khác phải chia xa thì cả 2 bên đều đau khổ. Nhưng theo Xuân Quỳnh thì bên phía phụ nữ nỗi khổ đau sâu hơn, lớn hơn gấp bội. Hai câu kết:

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố

chính là nỗi đớn đau đã lên đến tột độ, biểu lộ một tình yêu nồng thắm, mãnh liệt. Tác giả đã bước ra khỏi phép ẩn dụ, bôi hết son phấn trên mặt, cởi bỏ hết lớp vỏ hóa trang, không còn Biển Thuyền bóng gió và đã hét thật to, xưng gọi đúng tên hai kẻ yêu nhau say đắm. Bài thơ kết thúc ở đúng cao trào.

V. Các đề văn mẫu

Tình Thuyền và Biển no5 - Tranh Phong Cảnh

Đề bài: Phân tích bài Thuyền và biển 

Bài tham khảo 1

Phan Huỳnh Điểu, một nhạc sĩ tài năng đã dành thời gian và công sức để phổ nhạc bài thơ “Thuyền và Biển” của Xuân Quỳnh. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất khiến bài hát này trở nên hấp dẫn và đáng chú ý. Lời ca tinh tế và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài hát này.

“Thuyền và Biển” không chỉ đơn thuần là một bài thơ thông thường mà đã trở thành một biểu tượng văn hóa và nghệ thuật quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Với độ sâu và ý nghĩa của nó, bài thơ đã truyền bá và được yêu thích qua nhiều thế hệ.

Trước khi được phổ nhạc, “Thuyền và Biển” đã tồn tại và được truyền bá qua nhiều thế hệ trong các sổ tay và tác phẩm văn học. Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, đã lấy cảm hứng từ những câu ca dao truyền thống và biến tấu chúng thành một tác phẩm thơ cao quý và sâu sắc. Với sự tài tình và sáng tạo của mình, Xuân Quỳnh đã tạo ra một bài thơ có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc.

Với những người yêu thơ, “Thuyền và Biển” không chỉ đơn giản là một nguồn cảm hứng mà còn là một điểm nhấn quan trọng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này đã góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của văn chương nước nhà.

Xuân Quỳnh đã thành công vượt bậc trong việc truyền tải cảm xúc và tình cảm của những người đang yêu, đã yêu và sẽ yêu trong bài thơ “Thuyền và Biển”. Bà đã sáng tạo và biến hóa cách diễn đạt của dân gian một cách đầy tài tình. Không có lẽ người Việt nào không biết đến câu ca dao nổi tiếng: “Như thuyền trôi bể khơi, người theo đời trôi theo đời”, và bài thơ của Xuân Quỳnh đã giúp cho câu ca dao này trở nên gần gũi hơn với nhiều người, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa của chúng ta.

Bài thơ “Thuyền và Biển” của Xuân Quỳnh là một tác phẩm văn học đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Nó đã ghi dấu một trang sử huy hoàng trong văn học Việt Nam và là một niềm tự hào của dân tộc. Sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc, lời thơ và ý nghĩa sâu sắc đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, gửi gắm thông điệp về tình yêu và sự phiêu lưu trong cuộc sống.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền! Những dòng thơ đầu tiên của bài thơ “Thuyền và Biển” đã lấy đi lòng người bằng những hình ảnh đầy sức mạnh và cảm xúc. Như một lời kêu gọi, nó khắc sâu vào trái tim người đọc, gợi lên những suy tư về tình yêu và sự trông chờ.

Người ta nói, tình yêu là thứ không thể diễn tả bằng lời. Chỉ có hai người yêu nhau mới hiểu nhau, họ có thể đọc được những suy nghĩ, những cảm xúc của đối phương. Nhưng những điều đó không chỉ dừng lại ở cảm giác mà còn truyền qua những điện thoại câm, những ánh mắt lấp lánh, những nụ cười tình cảm. Chỉ hai trái tim yêu nhau mới hiểu rõ những dòng suy tư đó, và chúng ta, những người đứng ngoài, chỉ có thể ngẩn ngơ đắm mình trong tình yêu của chính mình.

Những ngày không gặp nhau, sóng bạc đầu thương nhớ. Những ngày không gặp nhau, lòng thuyền đau – rạn vỡ. Những câu thơ này diễn đạt một cách tinh tế những cảm xúc đau đớn và nhớ nhung của người đang yêu. Chúng tạo ra một hình ảnh sâu sắc trong tâm trí người đọc, khiến cho những ngày không gặp nhau trở nên trăn trở và đau đớn.

Trong những câu thơ của Xuân Quỳnh, chúng ta thấy sự tinh tế và sắc bén trong cách diễn đạt. Những từ ngữ và hình ảnh được sắp xếp một cách khéo léo, tạo nên một dòng thơ tươi mới và sức sống. Bốn câu thơ trên của bài thơ “Thuyền và Biển” không chỉ đơn thuần là những dòng chữ, mà chúng mang đến cho người đọc một trạng thái cảm xúc đặc biệt.

Trong đó, hai từ “bạc đầu” và “lòng thuyền đau – rạn vỡ” đã gắn liền với những hình ảnh sâu sắc và đầy biểu cảm. Cảm giác của sự lạc lối và đau khổ trong tình yêu được diễn tả qua những từ ngữ này. Từ “bạc đầu” mang ý nghĩa của thời gian trôi qua, của tuổi già và những nỗi tiếc nuối. Còn “lòng thuyền đau – rạn vỡ” thể hiện sự tàn phá và chia lìa. Những hình ảnh này không chỉ là một sự mô tả đơn thuần, mà chúng còn tạo nên một cảm giác mạnh mẽ và sâu sắc.

Bài thơ “Thuyền và Biển” không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học, mà nó còn là một biểu tượng của tình yêu và sự trường tồn. Những hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ đã làm cho câu ca dao trở nên gần gũi và thân thuộc hơn với độc giả. Chúng ta có thể cảm nhận được những cảm xúc và tâm trạng của những người đang yêu, đã yêu và sẽ yêu qua những câu thơ này.

Với sự sáng tạo và tài hoa của Xuân Quỳnh, bài thơ “Thuyền và Biển” đã trở thành một tác phẩm văn học quý giá và sâu sắc. Nó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm viết về tình yêu, mà còn là một tác phẩm truyền cảm hứng và gợi lên những suy nghĩ về tình yêu và sự trông chờ trong cuộc sống. Bài thơ này đã được truyền bá và yêu thích qua nhiều thế hệ, chứng tỏ sức mạnh và tầm quan trọng của nó trong văn hóa và nghệ thuật Việt Nam.

Với những câu thơ như “Thuyền ơi có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!”, Xuân Quỳnh đã thành công trong việc biến “thuyền” và “biển” trở thành những từ quen thuộc trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Bài thơ này không chỉ đơn thuần là một tác phẩm cá nhân của Xuân Quỳnh, mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn học Việt Nam.

Bài tham khảo 2

Phân tích bài thơ Thuyền và biển của tác giả Xuân Quỳnh

Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh, Kiều Vân đã viết: “Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ Đông, Tây, kim, cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của mình trên mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ và cả “sự sống” của người phụ nữ. Vì lẽ đó, thơ của chị hầu hết là thơ trữ tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản ánh vào thơ chị thông qua lăng kính trữ tình đó”. Và một lần nữa, trái tim thơ rất mực nồng hậu ấy đã gửi gắm những suy tư về tình yêu của mình vào câu chuyện “Thuyền và biển”.

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở Hà Đông - thành phố Hà Nội, là nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Chị sáng tác cả trong thời chiến và thời bình. Những vần thơ viết về bom đạn chiến tranh, tình yêu quê hương đất nước trong chiến đấu của Xuân Quỳnh đã góp phần quan trọng vào văn học cách mạng của nước nhà. Tuy nhiên, phải đến khi đất nước độc lập, được trở về với đời sống riêng tư, sống trọn với tình yêu và gia đình thì hồn thơ của Xuân Quỳnh mới thực sự thăng hoa. “Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số” (Nguyễn Đình Thi). Những vần thơ của chị nhận được sự yêu mến từ công chúng bởi sự giản dị, tình cảm, chân thật, tựa như một cuốn nhật kí tự thuật về bản thân và cuộc đời. Bài thơ “Thuyền và biển” là một trong những thi phẩm nổi tiếng nhất của Xuân Quỳnh.

Là một người phụ nữ đa cảm và nhạy bén, Xuân Quỳnh thường rung động trước những cảnh sắc thiên nhiên. Thơ chị có màu xanh hoa cúc ngập tràn thung lung nhỏ, có mùa hạ “mật trào lên vị quả”, có cả hương hoa ngâu ngan ngát trào lên khung cửa,… Có thể thấy, Xuân Quỳnh biến thiên nhiên, sự vật thành những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ để gửi gắm tâm tư, tình cảm. Với bài thơ “Thuyền và biển” cũng vậy. Hai hình tượng thuyền và biển là biểu tượng cho hai con người trong tình yêu.

Mở đầu bài thơ là lời tâm tình, thủ thỉ của cô gái với người mình yêu:

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

“Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa… còn xa

Cô gái kể về một câu chuyện xa xăm, nhuốm màu huyền thoại. Từ thuở xa xưa lắm, ai biết tự bao giờ, ta đã thấy những con thuyền căng buồm trên biển lớn. Thuyền lướt trên những ngọn sóng, băng qua đại dương muôn trùng, đồng hành cùng cánh chim hải âu để chinh phục những miền đất mới. Lòng biển thẳm sâu như cất giấu điều bí mật của Trái Đất. Và cũng từ khi nào mà ta biết thương, biết nhớ, biết giận hờn và đau đớn vì tình yêu? Câu chuyện tình yêu của anh và em cũng giống như hành trình của thuyền và biển. Thuyền không chịu khuôn mình vào dòng chảy nhỏ bé của sông hồ nên đã chọn đi ra biển lớn. Thuyền “đi hoài không mỏi” dù chẳng biết đâu là bến bờ. Cái bao la của biển hòa hợp với khát vọng khôn cùng của thuyền. Điều này giống với tâm lí thường tình của con người trong đời sống. Tình yêu chỉ thực sự tồn tại giữa những trái tim cùng chung nhịp đập, có cùng chí hướng. Hành trình khám phá tâm hồn một con người sẽ luôn mới mẻ và hấp dẫn, chỉ khi ta yêu người đó. Dấu “…” kết hợp với những từ “vẫn”, “còn” và điệp từ “xa” lặp lại hai lần trong câu thơ diễn tả sự xa xôi của biển và ước mong chinh phục biển lớn của con thuyền, tượng trưng cho khát vọng hạnh phúc ở người con gái. Từ ca dao, dân ca đến văn học hiện đại, có rất nhiều tác phẩm lấy thuyền và biển để ẩn dụ cho muôn vàn những cung bậc tình cảm:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

(Xuân Diệu)

Xuân Quỳnh đã lựa chọn hình tượng chuẩn xác để diễn tả một cách duyên dáng, ý nhị mà không kém phần thiết tha, mãnh liệt về tình yêu.

Nếu hai đoạn đầu của bài thơ kể về những tháng ngày gặp gỡ của thuyền và biển tựa như những ngày đầu tình yêu chớm nở thì hai khổ thơ sau, nhà thơ đã khắc họa những nét tâm lí của người đang yêu qua hoạt động của sóng biển:

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

Nghệ thuật so sánh giữa biển và “cô gái nhỏ” thật đáng yêu và tinh tế. Xuân Quỳnh như đang đối thoại, hòa vào làm một với biển khơi để khám phá con người trong tình yêu. Biển luôn chứa đựng rất nhiều bất ngờ không thể đoán định, giống như người đang yêu cũng khó nắm bắt chính mình. Có những ngày sóng yên biển lặng, êm đềm vỗ về vào mạn thuyền tựa như người con gái dịu dàng, thỏ thẻ lời yêu. Nhưng cũng có khi biển ào ạt, sóng cuộn trào mạnh mẽ. Sự “vô cớ” ấy của biển chính là những giận hờn, âu lo, là sự táo bạo, quyết liệt trong tâm hồn cô gái. Trong “Sóng”, nhà thơ không thể lí giải cội nguồn của sóng, gió và tình yêu, chỉ dành bất lực thú nhận:

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Với “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã tìm ra câu trả lời cho những cảm xúc thất thường, những xáo động nội tâm ấy: “Vì tình yêu muôn thuở/Có bao giờ đứng yên?”. Câu trả lời nằm ở bản chất vốn có của tình yêu. Một tình yêu thực thụ sẽ luôn làm náo động hồn ta, khiến ta trải qua đầy đủ những cung bậc từ nỗi nhớ, sự yêu thương, niềm hạnh phúc đến lo lắng, trách cứ, giận hờn. Câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ càng cho thấy sự ý thức rõ ràng của nhà thơ về tình yêu. Nếu thứ tình cảm ấy “đứng yên” lạnh lẽo, chẳng khiến ta khát khao hay mong đợi thì đó đích thị không phải tình yêu. Khổ thơ cho thấy quan niệm về tình yêu hiện đại, mới mẻ nhưng cũng rất mực đằm thắm, chân thành của Xuân Quỳnh.Là một người đã từng trải qua những đổ vỡ trong hôn nhân, chị không mất đi niềm tin vào chữ “Yêu” mà ngược lại, càng khao khát yêu và được yêu hơn nữa. Với Xuân Quỳnh, yêu và làm thơ là hai phạm trù không thể tách rời. Đọc các tác phẩm khác của chị, ta có thể ý thức về tình yêu chân chính, quyết tâm đến cùng vì tình yêu trọn vẹn được thể hiện rất rõ:

Dòng sông này, bãi cát, cánh buồm quen

Hoa lau trắng suốt một thời quá khứ

Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở

Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu.

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Gió thổi nơi này không lạnh tới nơi kia

Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo

Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu

Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa.

(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)

Tình yêu khó hiểu, khó ước đoán đến như vậy đấy. Tuy nhiên, chính sự khó nắm bắt ấy lại tạo nên nét hấp dẫn riêng biệt cho tình yêu cũng như cách thuyền và biển gắn bó:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Khổ thơ đã cho ta thấy quy luật tất yếu của cuộc sống và tình yêu. Chỉ những con thuyền lênh đênh trên sóng gió mới biết được biển khơi bao la đến nhường nào. Chỉ có những con sóng mới có thể hướng thuyền đến bến bờ mong đợi, đưa thuyền đi muôn nơi. Biển không nắm bắt được chính mình nhưng luôn sẵn sàng dùng sự mênh mông, rộng lớn của mình để che chở thuyền. Con người trong tình yêu cũng vậy. Giữa hai người đang yêu bao giờ cũng tồn tại một sợi dây linh diệu kết nối hai tâm hồn. Ta có thể không hiểu được mình nhưng luôn chờ đợi được thấu cảm từ đối phương và ngược lại.

Xuân Quỳnh đã đưa người đọc khám phá chuyến hành trình của con thuyền trên biển và cũng là hành trình phát triển của tình yêu. Hai khổ thơ trên chính là tình yêu trong những ngày tháng mặn nồng nhất. Tuy nhiên, đi liền với khát khao hạnh phúc, trái tim nhạy cảm của người phụ nữ bao giờ cũng ngập tràn dự cảm về sự chia ly:

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau - rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

Những tháng ngày xa cách biển, thuyền không còn bến bờ để ngóng trông, hi vọng nên “Lòng thuyền đau - rạn vỡ”. Biển sẽ mãi gầm gào sóng gió vì không còn mạn thuyền để vỗ về những lúc yên bình. Thuyền và biển vốn dĩ là hai sự vật không thể tách rời. Tuy nhiên, dường như soi chiếu vào thuyền và biển, mượn câu chuyện của biển khơi để nói lên lòng mình vẫn là chưa đủ với người con gái. Thế nen, đến cuối bài thơ, cô gái đã tách mình ra, tự bộc bạch thẳng thắn lời yêu: “Nếu phải cách xa anh/Em chỉ còn bão tố”. Hai câu thơ cuối như là lời lo âu, sợ hãi trước tương lai không thể đoán định lại vừa là sự khẳng định sự chung thủy và niềm khao khát yêu thương mãnh liệt.

Như vậy, với thể thơ năm chữ, cặp hình tượng thuyền - biển giàu sức gợi, ngôn ngữ giản dị, giọng điệu tâm tình, kết hợp hài hòa giữa yếu tộ tự sự và trữ tình Xuân Quỳnh đã đem đến những quan niệm cao đẹp về tình yêu hiện đại. Thuyền, hay biển vốn không phải là những hình tượng nghệ thuật lạ lẫm nhưng vẫn mang những đặc sắc riêng khi được cảm nhận bằng nhãn quan của một trái tim phụ nữ nhạy cảm và tinh tế.

Xuân Quỳnh đã đóng góp cho văn học Việt Nam và cho đời sống muôn ngàn những mảnh ghép của tình yêu. Tình yêu, trong thơ chị, dù được thể hiện dưới hình thức nào, vẫn luôn bỏng cháy và đằm thắm hết mực. Niềm khao khát yêu mà chị đã thắp lên trong lòng người đọc sẽ vẫn xanh tươi qua thời gian, kéo dài như hành trình miên viễn của thuyền và biển…

1 46 lượt xem