Tác giả tác phẩm Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Ngữ văn 11
I. Tác giả Vũ Hoài Đức
- Vũ Hoài Đức
II. Đọc tác phẩm Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Cung đường của ký ức, hiện tại và tương lai
Vũ Hoài Đức
Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên năm tuyến đường hướng về Bờ Hồ – trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô. Hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi hiện lên trong những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật,... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua.
Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lí giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi:
“Vì sao hệ thống tàu điện tồn tại từ thời Pháp thuộc lại tạo nên dấu ấn sâu đậm như vậy trong lòng người Hà Nội?”.
Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử đô thị, hệ thống tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây, vừa là kết quả có giá trị của giai đoạn đô thị hoá mang tính bản lề ấy. Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá. Phải khẳng định rằng, mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm, với nhà ga trung tâm đặt tại hồ Hoàn Kiếm là thủ pháp quy hoạch đô thị tuyệt vời góp phần làm nên sự đặc sắc của không gian cảnh quan Hồ Gươm. Kì diệu thay, mạng lưới tàu điện cùng với nhiều công trình mang dáng dấp phương Tây bao bọc xung quanh, lại không hề làm mất đi vẻ đẹp của những Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Nhà Thuỷ Tạ,... nhỏ nhắn mà tinh khôi soi bóng trên mặt hồ. Những thành tố mang đậm tinh thần và vẻ đẹp Việt dường như được tôn vinh hơn trong lòng phố Pháp; mọi thứ dường như sống động và giàu giá trị hơn từ góc nhìn trên những chuyến tàu điện dạo quanh.
Dễ dàng nhận thấy mạng lưới tàu điện từ đây hướng ra vùng ngoại ô Yên Phụ, Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, Bạch Mai, Đống Mác khi xưa, lại hoàn toàn dựa trên những tuyến đường bản địa. Đó phải chăng chính là sự giao thoa Đông – Tây? Không thể gọi là ngẫu nhiên khi các tuyến đường tàu điện chỉ đi qua các khu thị dân, kết nối hệ thống chợ truyền thống. Các bến đỗ được tinh tế bố trí không hề xa nhau như ở bên Tây, mà vô cùng hợp lí cho hình thức thương mại dạng tiểu thương bám phố, bám đường như ở Hà Nội. Không những thế, mạng lưới đường tàu điện còn liên kết ga Hàng Cỏ và các bệnh viện với các công trình công cộng khác một cách liên hoàn. Có thể so sánh không cường điệu rằng, nếu Hà Nội thời Pháp thuộc là một cơ thể khá hoàn chỉnh thì mạng lưới tàu điện là những huyết mạch cơ bản.
Đây là những minh chứng rõ ràng cho thấy, hệ thống tàu điện Hà Nội thời Pháp thuộc là một bài học quý giá trong lĩnh vực phát triển giao thông công cộng, cũng là kinh nghiệm về phát triển đô thị gắn với phát triển giao thông dưới góc nhìn hiện đại. Bài học này còn đặc biệt có giá trị khi được nhìn nhận ở góc độ văn hoá. Với tàu điện thời Pháp thuộc, chúng ta không hề thấy sự sao chép nguyên mẫu. Nền tảng công nghệ phương Tây được thiết lập trên không gian và văn hoá bản địa. Đó là nghệ thuật giao hoà! Đây chính là những lí do sâu xa, khiến ngày nay, dù không còn bóng dáng nhưng hình ảnh những đoàn tàu xưa cũ ấy dường như vẫn lung linh trong hồn “Phố Phái” Tiếng “leng keng tàu sớm khuya” vọng về từ quá khứ đã là một thanh âm mang sắc thái riêng của đất Tràng An.
Vì nhiều nguyên do, đến năm 1989 – 1990, thành phố quyết định chấm dứt hoạt động và loại bỏ hệ thống tàu điện sau nhiều nỗ lực đổi thay. Quyết định ấy đã khiến Hà Nội mất đi một thứ rất đáng được xem là di sản đầy tiềm năng để phát huy giá trị. Những thanh tà vẹt được bóc dỡ dần trong day dứt của biết bao người. [...] Tàu điện Hà Nội vì thế chỉ còn là hoài niệm và nuối tiếc.
[...]
Ở các nước trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, những hệ thống tàu điện được xây dựng trước hoặc cùng thời với Hà Nội, hầu hết đều được giữ lại, cải tạo, phát triển phù hợp với từng thời kì và có tính kế thừa cao. Rất nhiều đô thị trong quá trình đổi mới nếu bắt buộc vì một mục tiêu lớn hơn, thành phố chỉ xem xét thay thế bằng một tuyến giao thông công cộng mới; thậm chí một số đô thị hiện nay đang xem xét khôi phục lại các tuyến tàu điện lịch sử, áp dụng công nghệ hiện đại để bổ sung cho hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Nhiều thành phố đã tìm cách lưu giữ lại dấu tích cũ của tàu điện như toa tàu hay những cung đường ray nguyên gốc, để tô điểm thêm cho không gian mới.
Như vậy, việc khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực chứng, khoa học về tình yêu của người Hà Nội. Nên xem xét khôi phục một phần hệ thống tàu điện lịch sử – một đặc trưng văn hoá riêng của Thủ đô, với một phương thức “lưỡng dụng”: vừa phục vụ du lịch, vừa phục vụ phát triển giao thông công cộng Nghiên cứu để đánh giá tiềm năng phục hồi tuyến tàu điện xưa, trong không gian đặc trưng, liên kết các di tích, danh thắng quan trọng với các khu dân cư ở trung tâm của Hà Nội sẽ là một việc làm vừa có tính văn hoá lịch sử, vừa mang hơi thở của thời đại – một cách làm bền vững.
Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị. Một tuyến tàu từ Thuỵ Khuê qua khu vực Ba Đình – Hoàng thành Thăng Long, khu phố cổ để hướng về với Hồ Gươm hào hoa, để rồi kết nối với khu phố Pháp phía nam quận Hoàn Kiếm...
Đó sẽ là một cung đường của kí ức, hiện tại và nối đến tương lai!
(Tạp chí Kiến trúc, số 10/2019, https:||zz tapchikientruc.com.zn|chuyen-muc| cung-duong-của-ky-uc-hien-tai-m-tuong-lai.html)
III. Tìm hiểu tác phẩm Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
1. Thể loại
Văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Theo Tạp chí Kiến trúc, số 10/2009, https://www.tapchikientruc.com.vn/ chuyen-muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-tai-va-tuong-lai.html.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai có phương thức biểu đạt là thuyết minh.
4. Ý nghĩa nhan đề
Cách đặt nhan đề của tác giả trong mối tương quan với nội dung của văn bản đặc biệt ở chỗ: thể hiện được chủ đề, nội dung xuyên suốt văn bản một cách bao quát nhất. Đồng thời thể hiện được cốt lõi, cái hồn của văn bản.
5. Tóm tắt bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
- Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên năm tuyến đường hướng về Bờ Hồ – trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô. Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lí giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi: “Vì sao hệ thống tàu điện tồn tại từ thời Pháp thuộc lại tạo nên dấu ấn sâu đậm như vậy trong lòng người Hà Nội?”. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử đô thị, hệ thống tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây, vừa là kết quả có giá trị của giai đoạn đô thị hoá mang tính bản lề ấy. Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá. Dễ dàng nhận thấy mạng lưới tàu điện từ đây hướng ra vùng ngoại ô Yên Phụ, Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, Bạch Mai, Đống Mác khi xưa, lại hoàn toàn dựa trên những tuyến đường bản địa. Đó phải chăng chính là sự giao thoa Đông – Tây? Tuy nhiên vì nhiều nguyên do, đến năm 1989 – 1990, thành phố quyết định chấm dứt hoạt động và loại bỏ hệ thống tàu điện sau nhiều nỗ lực đổi thay. Quyết định ấy đã khiến Hà Nội mất đi một thứ rất đáng được xem là di sản đầy tiềm năng để phát huy giá trị. Rất nhiều nước Châu Âu họ đều giữ lại, cải tạo, phát triển phù hợp và có tính kế thừa cao. Như vậy, việc khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực chứng, khoa học về tình yêu của người Hà Nội. Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị.
6. Bố cục bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Gồm: 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “Tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”- Những kỉ niệm của tàu điện với người Hà Nội.
+ Phần 2: Tiếp đến “Mang sắc thái riêng của đất Tràng An” – Khẳng định tầm quan trọng và sự hợp lí của hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc đối với giao thông vận tải nước ta.
+ Phần 3: Tiếp đến “Để tô điểm thêm cho không gian mới” – Sự khác biệt giữa việc giữu gìn một di sản dân tộc giữa nước ta và các nước Châu Âu.
+ Phần 4: Còn lại – Những mong ước và đề xuất về việc khôi phục tàu điện lịch sử Hà Nội.
7. Giá trị nội dung
- Văn bản đề cập đến việc giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội như làm sống lại ký ức và phát triển du lịch Việt Nam.
8. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn từ trong sáng, mạch lạc và thuyết phục.
- Dẫn chứng chặt chẽ, phù hợp.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phong phú, sắc nét.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
1. Cách trình bày thông tin của văn bản
- Câu chủ đề: Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên năm tuyến đường hướng về Bờ Hồ – trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô.
- Triển khai cụ thể ý của chủ đề:
+ Giải thích: Hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi hiện lên trong những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật ... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua.
+ Chứng minh:
• Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá.
• Kì diệu thay, mạng lưới tàu điện cùng với nhiều công trình mang dáng dấp phương Tây bao bọc xung quanh, lại không hề làm mất đi vẻ đẹp của những Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Nhà Thuỷ Tạ... nhỏ nhắn mà tinh khôi soi bóng trên mặt hồ. Những thành tố mang đậm tinh thần và vẻ đẹp Việt dường như được tôn vinh hơn trong lòng phố Pháp; mọi thứ dường như sống động và giàu giá trị hơn từ góc nhìn trên những chuyến tàu điện dạo quanh.
• Các bến đỗ được tinh tế bố trí không hề xa nhau như ở bên Tây, mà vô cùng hợp lí cho hình thức thương mại dạng tiểu thương bám phố, bám đường như ở Hà Nội. Không những thế, mạng lưới đường tàu điện còn liên kết ga Hàng Cỏ và các bệnh viện với các công trình công cộng khác một cách liên hoàn. Có thể so sánh không cường điệu rằng, nếu Hà Nội thời Pháp thuộc là một cơ thể khá hoàn chỉnh thì mạng lưới tàu điện là những huyết mạch cơ bản.
+ Nhận xét, đánh giá:
• Đây là những minh chứng rõ ràng cho thấy, hệ thống tàu điện Hà Nội thời Pháp thuộc là một bài học quý giá trong lĩnh vực phát triển giao thông công cộng, cũng là kinh nghiệm về phát triển đô thị gắn với phát triển giao thông dưới góc nhìn hiện đại.
• Đó là nghệ thuật giao hoà! Đây chính là những lí do sâu xa, khiến ngày nay, dù không còn bóng dáng nhưng hình ảnh những đoàn tàu xưa cũ ấy dường như vẫn lung linh trong hồn “Phố Phái” Tiếng “leng keng tàu sớm khuya” vọng về từ quá khứ đã là một thanh âm mang sắc thái riêng của đất Tràng An.
• Nên xem xét khôi phục một phần hệ thống tàu điện lịch sử – một đặc trưng văn hoá riêng của Thủ đô, với một phương thức “lưỡng dụng”: vừa phục vụ du lịch, vừa phục vụ phát triển giao thông công cộng…
+ Bộc lộc cảm xúc: Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị.
= > Cách trình bày giúp cho người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu qua thời gian. Đồng thời qua văn bản, tác giả nghiêm túc thể hiện rõ lập trường, trực tiếp, rõ ràng và thể hiện niềm tự hào về Hà Nội, về đất nước, về lịch sử.
2. Nhận định “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”
- Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên 5 tuyến đường hướng về Bờ Hồ - trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hóa thực sự của Thủ đô.
- Hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi tái hiện qua những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua.
- Giá trị của chúng minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hóa.
- Phải khẳng định rằng, mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm, với nhà ga trung tâm đặt tại hồ Hoàn Kiếm thực sự là thủ pháp đô thị tuyệt vời góp phần làm nên sự đặc sắc của không gian cảnh quan của Hồ Gươm. Điều này khiến cho mọi ngả đường đều hướng về Thủ đô, và cùng với nhiều nhân tố khác làm cho Hồ Gươm trở thành trung tâm mới và đặc biệt của Hà Nội.
- Có thể so sánh không cường điệu rằng, nếu Hà Nội thời Pháp thuộc là một cơ thể khá hoàn chỉnh thì mạng lưới tàu điện là những huyết mạch cơ bản.
= > Tất cả hoạt động, vẻ đẹp của chiếc tàu ấy in sâu vào tâm trí, vào kí ức của tất cả người dân thủ đô lúc bấy giờ.
Xem thêm các bài tóm tắt Tác giả, tác phẩm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: