Tác giả tác phẩm Sống, hay không sống – đó là vấn đề (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Sống, hay không sống – đó là vấn đề Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 134 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Ngữ văn 11

I. Tác giả William Shakespeare

Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

- Nhà soạn kịch William Shakespeare sinh ngày 23-4-1564 tại Nước Anh. Là Nhà soạn kịch sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) chuột (Giáp Tý 1564). William Shakespeare xếp hạng nổi tiếng thứ 2387 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Nhà soạn kịch nổi tiếng.

- Nhà viết kịch thời đại của Nữ hoàng Elizabeth và nhà thơ người được coi là nhà văn có ảnh hưởng nhất trong văn học Anh. Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được ông sáng tác trong giai đoạn từ 1589 đến 1613. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Sau đó, ông sáng tác chủ yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm HamletVua LearOthello và Macbeth, gồm một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh. Trong giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở kịch buồn (tragicomedies), hay còn gọi là lãng mạn, và hợp tác với một số nhà viết kịch khác.

- Nhiều vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với các chất lượng khác nhau và một cách chính xác trong suốt cuộc đời của ông. Năm 1623, hai đồng nghiệp cũ của Shakespeare, cũng làm việc trên sân khấu kịch, xuất bản First Folio, một tập hợp tất cả các vở kịch được coi là của ông. Nhưng đến nay, chỉ có hai trong tổng số đó được công nhận là của Shakespeare.

II. Đọc tác phẩm Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Sống, hay không sống – đó là vấn đề

(trích Hăm – lét – Hamlet)

Uy- li- am Sếch – xpia (William Shakespeare)

HỒI III

CẢNH 1

Một gian phòng trong lâu đài.

(Vua, hoàng hậu, Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a. Rô-den-craq và Ghin-đơn-xtơn ra.)

VUA - Thế trong khi chuyện trò cùng thái tử, các khanh lại không lựa được cơ hội nào để tìm hiểu tại sao người rối loạn tâm thần, để cho chuỗi ngày xanh êm đẹp bị tan nát vì những cơn điên dữ dội, hiểm nghèo hay sao?

RÔ-DEN-CRAN – Tâu bệ hạ, thái tử cũng biết mình bị mất trí, nhưng duyên do tại đâu thì nhất định người không nói.

GHIN-ĐƠN-XTƠN – Thực ra thì thái tử cũng không để cho tìm hiểu sâu hơn.

Người cử đánh trống lảng bằng những cơn điên khôn khéo, mỗi khi chúng thần tìm cách gợi người tỏ bày thực trạng tâm hồn mình.

HOÀNG HẬU – Thái tử tiếp các khanh có tử tế không?

RÔ-DEN-CRAN– Thật đúng như một người lịch thiệp.

GHIN-ĐƠN-XTƠN - Nhưng bên trong vẫn có vẻ gì gượng gạo.

RÔ-DEN-CRAN – Người hỏi rất ít, nhưng trả lời những câu hỏi của chúng thần thì huyền thuyên dài dòng.

HOÀNG HẬU – Thế các khanh có kiếm cách gì cho thái tử tiêu khiển không?

RÔ-DEN-CRAN – Tâu lệnh bà, trên đường đi tình cờ chúng thần gặp một bọn đào kép. Chúng thần có thưa bày và thái tử tỏ vẻ vui thích lắm. Bọn họ hiện ở quanh quẩn trong cung này và hình như đã nhận được lệnh trình diễn đêm nay hầu thái tử.

PÔ-LÔ-NI-ÚT – Thưa, đúng như vậy. Chính thái tử có khẩn khoản nhờ thần mời bệ hạ và lệnh bà tới ngự lãm đêm nay.

VUA - Trẫm rất vui lòng. Trẫm hài lòng khi biết thái tử tìm được nguồn thích thú như vậy. Các khanh ạ, nên khuyến khích thêm thái tử nữa vào những trò giải trí ấy.

RÔ-DEN-CRAN – Tâu bệ hạ, chúng thần xin tuân thượng lệnh.

(Rô-den-crau và Ghin-đơn-xtơn vào.)

VUA – Ái khanh nữa, xin mời ái khanh cũng tạm lui. Trẫm đã ra mật lệnh cho tìm Hăm-lét tới đây, làm như thể tình cờy bắt gặp Ô-phê-li-a ở nơi này. Trẫm sẽ đích thân cùng tướng công Pô-lô-ni-út, như hai thám tử hợp pháp, ngồi vào một nơi kín, thấy hết mà không ai nhìn thấy mình, để tận mắt quan sát mọi cử chỉ của y qua cuộc gặp gỡ, xem có phải chính bệnh tương tư là nguyên nhân làm y quẫn trí chăng. 

HOÀNG HẬU – Xin vâng lệnh bệ hạ, còn Ô-phê-li-a con, ta mong rằng chính nhan sắc yêu kiều của con là nguyên nhân tốt lành của bệnh hoạn của Hăm-lét và ta hi vọng đức hạnh của con sẽ làm cho nó trở lại bình thường; vì danh dự của cả hai con đấy!

Ô-PHÊ-LI-A - Tâu lệnh bà, con cũng mong như thế.

(Hoàng hậu vào.)

PÔ-LÔ-NI-ÚT - Ô-phê-li-a, con cứ đi đi lại lại ở chỗ này – Xin Bệ hạ cùng thần lánh vào đây. (nói với Ô-phê-li-a) Con hãy cầm cuốn sách này và đọc đi. Như thế mới thêm vẻ tự nhiên trong lúc cô đơn. Đời vẫn thường chê trách rằng ta khoác cái vẻ trầm mặc thành kính và bộ điệu chân tu nhiều khi cũng đường mật đánh lừa được cả ma quỷ. Điều đó đã được chứng tỏ quá nhiều rồi.

VUA− Ôi, đúng quá thật! Lời nói như roi quất vào lương tâm ta. Đôi má của gái hồng lâu, rực rỡ vì son tô phấn điểm, cũng không thể xấu xa hơn hành động của ta được điểm phấn tô son bằng những lời hoa gấm mĩ miều. Ôi, gánh nặng của tội ác!

(Vua và Pô-lô-ni-út vào. Hăm-lét ra.)

HĂM-LÉT–Sống hay không sống – đó là vấn đề. Chịu đụng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn? Chết, là ngủ. Không hơn. Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đụng kết liễu cuộc đời như thế, chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ. Ngủ, có thể chỉ là mơ. Hừ! Đây mới là điều khó khăn. Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thể xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm cho ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai hoạ cho cuộc sống dằng dặc này! Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp búc của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục, khi chỉ cần với một mũi dùi là có thể đủ đưa mình đến chỗ yên nghỉ. Có ai đành cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại, nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết tới? Đấy, chính nỗi vướng mắc của tâm tư ấy làm cho chúng ta trở thành hèn mạt tất cả, và ngọn lửa của quyết tâm vừa bùng lên đã mờ nhạt ốm yếu đi trước ánh leo lắt của ý nghĩ đó, bao dự kiến lớn lao, cao quý cũng phải xoay chiều đổi hướng, chẳng thể biến thành hành động – Thôi khẽ chú! Kìa Ô-phê-li-a yêu kiểu! Nữ thần của ta ơi, khi nàng cầu nguyện, xin nàng đừng quên những tội lỗi của ta.

Ô-PHÊ-LI-A – Kính thưa Điện hạ, chẳng hay sức khoẻ của người bấy lâu nay ra sao?

HĂM-LÉT – Xin đa tạ cô em, tôi vẫn được như thường, như thường như thường.

Ô-PHÊ-LI-A - Thưa Điện hạ, thiếp còn giữ những kỉ vật người trao tặng, đã từ lâu thiếp vẫn mong được gửi lại, mong người nhận cho.

HĂM-LÉT - Không không, tôi nào có hề tặng cô em cái gì bao giờ.

Ô-PHÊ-LI-A – Thưa Điện hạ tôn kính, Điện hạ cũng thừa biết là có và Người đã gửi gắm theo những kỉ vật ấy những lời xiết bao tình tứ làm cho chúng càng tôn thêm giá. Nhưng bây giờ hương đã tàn phai, xin chàng giữ lấy; bởi vì đối với một tâm hồn cao quý, quà tặng quý giá đến đâu chăng nữa, nào còn có ý nghĩa gì một khi người trao đã thờ ơ lạnh nhạt. Thưa đây, Điện hạ.

HĂM-LÉT – A ha! Cô em

Ô-PHÊ-LIA – Thưa Điện hạ!... có phải là người đức hạnh không?

HĂM-LÉT – Cô em có phải là người nhan sắc không?

Ô-PHÊ-LI-A - Điện hạ định nói gì?

HĂM-LÉT – Nếu cô vừa là người đức hạnh lại vừa nhan sắc, thì đức hạnh làm sao có thể nói chuyện được với nhan sắc của cô?

Ô-PHÊ-LI-A – Sao, thưa Điện hạ, nhan sắc còn có thể hoà hợp với cái gì hơn là đức hạnh?

HĂM-LÉT – Chứ sao! Vì nhan sắc có mãnh lực biến nào khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngày xưa, đó đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể là điều nghịch lí, nhưng ngày nay thì đã được chứng thực rồi. Có một thời, tôi đã yêu cô em.

Ô-PHÊ-LI-A - Thực thế, thưa Điện hạ, chính Người đã làm cho thiếp tưởng như vậy.

(Theo Uy-li-am Sếch-xpia, Hăm-lét, Bùi Anh Kha – Bùi Ý – Bùi Phụng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr.89 – 94)

III. Tìm hiểu tác phẩm Sống, hay không sống – đó là vấn đề

SỐNG HAY KHÔNG SỐNG - ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ - TÁC GIẢ WILLIAM SHAKESPEARE (Sách Ngữ  văn 11 Kntt) - YouTube

1. Thể loại: Bi kịch   

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bi kịch năm hồi Hăm-lét là sáng tác đỉnh cao của Sếch-xpia, được viết trong khoảng thời gian 1599-1601. Câu chuyện hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Ăm-lét trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử tử cuối thế kỉ XII của Xắc-xơ Gram-ma-ti-cút, được Phơ-răng-xoa đơ Ben-phóc kể lại vào năm 1576. Sếch-xpia có lẽ đã dựa vào bản kể này để xây dựng vở bi kịch của mình với nhiều sáng tạo: Ông đặt nhân vật vào bối cảnh hậu kì Phục hưng, khi lí tưởng nhân văn chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc bởi xung đột với thực tại lịch sử nghiệt ngã. Cảm quan u tối về thực tại và ý chí đấu tranh khẳng định lí tưởng nhân văn chủ nghĩa của nhân vật trong vở kịch bắt nguồn từ đó.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề có phương thức biểu đạt là tự sự & biểu cảm 

4. Ý nghĩa nhan đề

Thông qua những mâu thuẫn xung đột của các nhân vật trong vở kịch, tác giả đã phản ánh chế độ xã hội thời trung cổ mục nát, thực dụng và tàn ác, sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để đạt được lợi ích cho mình.

6. Bố cục bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Ôi, gánh nặng của tội ác”: Sự dò la của nhà vua về tình tình của Hăm-lét.

- Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện của Hăm-lét và Ô-phê-li-a.

5.  Tóm tắt bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề

- Hăm-lét nghi ngờ về cái chết của vua cha có liên quan đến Clô-đi-út – chú ruột của chàng, hiện là nhà vua mới. Chàng đã quyết định giả điên để tìm ra chân tướng. Nhà vua nghi ngờ chàng, vì thế đã trực tiếp cùng Pô-lô-ni-út rình nghe trộm cuộc trò chuyện của Hăm-lét với Ô-phê-li-a – con gái của Pô-lô-ni-út, cũng là người yêu của chàng. Ô-phê-lia trả lại những kỉ vật tình yêu và Hăm-lét nói với nàng những lời tàn nhẫn, cốt để nàng rời xa mình. Lúc này, trong Hăm-lét có những xung đột về nội tâm, chàng băn khoăn “Sống, hay không sống – đó là vấn đề”.

- Đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet. Nội dung chính của đoạn trích cũng chính là nói lên nhân vật có sức chịu đựng hay không để vùng lên phá tan nhà ngục để mang lại sự tự do cho con người. 

6. Giá trị nội dung

-  Đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề được tác giả thể hiện không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà con nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra. 

7. Giá trị nghệ thuật

-   Nhờ tài năng của Shakespeare mà các tác phẩm của ông đã để lại những ấn tượng nhờ tài năng xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch độc đáo, tinh tế, các tình huống kịch hấp dẫn gây nên những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiếp nhận, các tác phẩm kịch của ông sẽ còn mãi trong hiện tại và tương lai.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sống, hay không sống – đó là vấn đề

1. Nhân vật vua Clô-đi-út

- Hành động bên ngoài: Quan tâm, hỏi han tình hình sức khỏe và thể hiện sự lo lắng với tình trạng của Hăm-lét.

- Hành động bên trong: Cho người theo dõi, ngấm ngầm lên kế hoạch muốn trừ khử Hăm-lét.

= > Bên ngoài giả tạo để che đi sự xấu xa của con người bên trong, bản chất độc ác được che đậy bằng con người hiền lành bao dung.

2. Nhân vật Hăm-lét

- Tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng: Hồn ma vua cha hiện về kể cho chàng nghe sự thật về cái chết của mình - kẻ thủ phạm chính là Clô-đi-út, giết vua và chiếm ngai vàng. Hồn ma đòi Hăm-lét phải trả thù. Từ đó lòng chàng đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời nhưng chàng cố gắng làm tròn bổn phận người con trai.

= > Hăm-lét giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cũng cố gắng dò xét xem Hamlet có thật điên khùng hay giả tạo. Hăm-lét bắt đầu điều tra xác minh lại lời báo mộng của vua cha. Qua cơn hoảng loạn, vua khẩn trương hành động. Hắn và tên cận thần Pô-lô-ni-út bố trí cho tiểu thư Ô-phê-li-a, hoàng hậu lần lượt gặp gỡ Hăm-lét để chúng theo rình dò xét chàng. Với Ô-phê-li-a là người yêu của mình, chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng khi gặp mẹ thì Hăm-lét không kìm được nỗi giận hờn, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình

- Bi kịch của Hăm-lét: sự mâu thuẫn đối kháng giữa hiện thực xấu xa với lý tưởng nhân văn. Nhìn nhận về thực tại cuộc sống, về sự bất công tàn bạo và đầy rẫy những thủ đoạn của lòng người, Hamlet đã lựa chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch chàng đã vạch sẵn. Việc phân tích nhân vật Hamlet đã cho chúng ta nhìn nhận được thực tế trong con mắt của Hamlet, để rồi từ đó thấy rằng trong tâm hồn chàng toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở.

* Lời độc thoại nội tâm của Hăm-lét

- Sống hay không sống là hai khái niệm trừu tượng khiến Hăm-lét không biết lựa chọn ra sao giữa hai lựa chọn: Đó là chấp nhận chịu đựng mọi thứ mà người khác gây ra cho hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ mình mà kéo theo đau thương cho bao người khác.

- Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi vì khi chết là hết, là không còn tồn tại cả thể xác lẫn những đau khổ, bất hạnh trong tinh thần, những hận thù cũng theo đó mà chấm dứt. Tuy nhiên Hăm-lét không muốn đem lại tự do cho bản thân mình khi mà những kẻ xấu xa, độc ác vẫn hoành hành ngoài kia, đem đến đau khổ cho người khác. Đó chính là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”, người ta ở đây chính là Hăm-lét với hình tượng trượng nghĩa.

= > Hăm-lét đã tự nhận thức được về nguyên nhân tình trạng do dự và không thể hành động quyết đoán của chính mình vì anh phân vân không biết nên tự chịu đựng những bất hạnh hay là vùng lên đấu tranh, giành lại chiến thắng cho bản thân mà mặc kệ những đau khổ của người khác.

=> Bên ngoài giả khùng nhưng bên trong lại tỉnh táo, suy nghĩ thấu đáo. Mặc dù không muốn nhưng vì hoàn cảnh mà phải đóng giả người điên để có thể bảo toàn mạng sống.

V. Các bài văn mẫu

Bố cục bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề chuẩn nhất - Chân trời sáng  tạo

Đề bài: Phân tích bài Sống, hay không- đó là vấn đề

Bài tham khảo 1

Đoạn trích 'Sống hay không sống? Đó là vấn đề' là một tác phẩm thể hiện sự sâu sắc của tác giả không chỉ trong việc khám phá chủ đề và tư tưởng của tác phẩm mà còn trong việc đặt ra những câu hỏi quan trọng về bản chất của cuộc sống. Nó không chỉ đơn thuần là một câu hỏi về sự tồn tại, mà còn là một thách thức tinh thần mà con người thường phải đối mặt khi cuộc sống đem đến mọi khó khăn, nguy hiểm và thử thách.

Trong câu chuyện, nhân vật chính là Hăm-lét, người nghi ngờ về cái chết của vua cha và liên quan đến Clô-đi-út – chú ruột của anh, người nay là nhà vua mới. Để tìm ra sự thật, Hăm-lét quyết định giả điên. Nhà vua cũng nghi ngờ anh, do đó đã bí mật nghe trộm cuộc trò chuyện của Hăm-lét với Ô-phê-li-a – con gái của Pô-lô-ni-út và người yêu của anh. Ô-phê-li-a trả lại những món đồ kỷ niệm của tình yêu và Hăm-lét đã nói những lời tàn nhẫn, muốn nàng rời xa mình. Trong tâm hồn Hăm-lét, nảy sinh những xung đột nội tâm và anh ta băn khoăn về quyết định 'Sống, hay không sống – đó là vấn đề'.

Tài năng điêu luyện của Shakespeare không chỉ là khả năng kể chuyện mà còn là sự tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sinh động và đẳng cấp. Ông xây dựng những nhân vật sống động, phong phú với những tính cách đa dạng, tạo nên những tình huống kịch tính và hấp dẫn.

Nhìn vào nhân vật Hăm-lét, ta thấy một ví dụ điển hình. Tâm trạng bi ai, mưu mẹo tinh vi, và đau khổ tinh tế của anh ta được thể hiện qua từng từ ngữ, từng hành động. Cách mà Hăm-lét tương tác với các nhân vật khác tạo nên một bức tranh phức tạp về tâm hồn và tình cảm của anh ta.

Những tác phẩm kịch của Shakespeare không chỉ là một phần của quá khứ mà còn là những tác phẩm vĩ đại, sống động và ảnh hưởng đến ngày nay và trong tương lai.

Bài tham khảo 2

Shakespeare không chỉ là một nhà văn, mà còn là một thiên tài viết kịch vĩ đại của nước Anh, tượng trưng cho sự phát triển và đỉnh cao của nghệ thuật kịch phương Tây. Trong tác phẩm nổi tiếng 'Hamlet,' ông mô tả cuộc sống của thái tử Hamlet tại Đan Mạch, nơi anh nhận được tin về cái chết của cha và việc mẹ tái hôn với Claudius, người chú ruột kiêm vua mới, điều khiến anh chấn động và đau lòng.

Linh hồn của vua cha trỗi dậy để báo thù, mở ra một chuỗi sự kiện đầy ly kỳ. Hamlet phải giả vờ điên, lừa dối kẻ thù, và bắt đầu sứ mệnh trả thù cho cha. Trích đoạn nổi tiếng 'Sống hay không sống - Đó là vấn đề' trong hồi III thể hiện sâu sắc những suy nghĩ về sự giả dối và hủy hoại trong cung điện - biểu tượng cho sự suy đồi của quốc gia.

Hồi III mở đầu bằng bầu không khí xa hoa trong căn phòng lớn ở lâu đài, nơi Vua Claudius, Hoàng hậu và những nhân vật khác thảo luận về tình trạng của Hamlet. Mưu toan và âm mưu của từng nhân vật được thể hiện qua đoạn hội thoại. Hamlet, vốn được xem là hình mẫu của sự hoàn hảo, khiến mọi người kinh ngạc và nghi ngờ khi thấy anh trở nên ốm đau. Rosencrantz và Guildenstern được gửi để theo dõi Hamlet, nhưng anh ta khôn ngoan trong việc thể hiện sự bí ẩn và khó đoán của mình. Polonius, một tân hầu cận của nhà vua và cũng là cha của Ophélia - người mà Hamlet yêu - thì giữ vai trò quan trọng. Nhà vua hài lòng khi biết thái tử tìm thấy niềm vui trong sở thích cá nhân, vì ông muốn giữ thái tử xa xa khỏi những trách nhiệm lớn. Tuy nhiên, ngôn từ của nhà vua và Polonius chỉ bộc lộ sự tham lam và độc ác đằng sau vẻ ngoài lịch lãm.

Claudius, mặc dù đứng đầu quốc gia, lại thể hiện sự tinh ranh và hèn nhát như một con chuột. Hoàng hậu, dù quan tâm đến Hamlet, đã mất hết danh dự và phẩm chất khi tham gia vào việc hãm hại vua trước. Đối mặt với sự thực, Hamlet nhận ra cung điện sang trọng nhưng đậm chất bí ẩn. Lời của anh không chỉ là một dòng chảy trong trạng thái hỗn loạn, mà còn là lúc anh biểu lộ hết cảm xúc và sự bất mãn sâu kín.

'Sống hay không sống - đó là vấn đề.' Câu hỏi này vẫn nằm trong tâm trí chúng ta ngày nay. Hamlet, đối diện với những mâu thuẫn và sự thiếu công bằng trong xã hội, mang theo bản lĩnh và sự thất vọng khôn cùng. Tâm trạng và suy nghĩ của anh được phản ánh qua mỗi từ, mỗi câu. 'Hamlet' không chỉ là cuộc diễn tả về nỗi đau trong lòng nhân vật chính, mà còn phản ánh sự rối ren, bất ổn của thế giới xung quanh. Mỗi nhân vật mang đến một góc nhìn riêng biệt, từ phẩm chất và sự đức hạnh cho đến lòng tham và sự tà ác.

 
1 134 lượt xem