Tác giả tác phẩm Đồ gốm gia dụng của người Việt (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Đồ gốm gia dụng của người Việt Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 73 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Đồ gốm gia dụng của người Việt - Ngữ văn 11

ĐỒ GỐM GIA DỤNG CỦA VIỆT NAM - Ngữ văn 11 - Trần Ngọc Ngoan - Thư viện Bài  giảng điện tử

I. Tác giả Phan Cẩm Thượng

- Theo Phan Cẩm Thượng

IV. Đọc tác phẩm Đồ gốm gia dụng của người Việt

Đồ gốm gia dụng của người Việt

Theo Phan Cẩm Thượng

Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi. Chỉ riêng cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau.

Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời,[...]. Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng'. Tuy nhiên, trừ cái bát thuyền ra, mọi cái bát khác đều có thể tích cơ bản là hai lòng bàn tay chụm lại, mà con người đã từng làm như thế để uống nước. Đó chính là chiếc bát ăn cơm thông thường ngày nay. Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần tuý như thế, những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón, khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hon vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Cái bát cong đều như thế có trong gốm hoa lam thời Trần và chúng có chân rất cao. Một cải tiến nữa kết họp giữa bát hình nón và bát chân cao sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVII − XIX!

Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng.

Những chiếc chậu, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi. Ở nông thôn, những gia đình trung bình đều có một chạn bát đĩa thường dụng và một vài rổ bát đĩa cất trong buồng dùng khi có cỗ bàn. Bát ăn cơm, bát chiết yêu, ang và âu, đĩa lòng nông vài cỡ, đũa cả, đũa ăn, muôi bằng gỗ, còn thìa thì hầu như không có, và thế là đủ cho một bữa ăn gia đình, tối bắc chõng nhỏ ra sân đặt mâm cơm lên, mọi người ngồi xung quanh bằng ghế đẩu. Những đồ gốm này thường có men trắng đục, trắng xanh, ít hoa văn, mỏng manh, dễ võ, cấu tạo đơn sơ, chất lượng đất không tinh, nhưng giá rẻ. [...] Ngay từ cuối thời Trần, làng Bát Tràng đã sản xuất những loại gốm gia dụng men lam như thế, một số đồ đẹp dâng cho triều đình, còn lại, bán ra cho dân. Từ sau thế kỉ XV, xu hướng đồ dân gian và cung đình ngày càng tách biệt, thậm chí triều đình còn mở những lò riêng hoặc đặt những lỗ hàng riêng có đề chữ Nội phủ, hơn nữa là sang Trung Hoa đặt mua đồ gốm sứ cho hoàng triều.

[..] Dân thành thị cũng có xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ, tạo ra sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị trong thị trường đồ gốm. Loại hình gốm sử gia dụng Trung Hoa và Nội phủ cũng phong phú hơn. Đĩa to có thể đựng được cả con gà hay cá chép lớn rán giòn, bát và âu múc canh có thể đụng đến nửa nồi canh riêu cua, bát ăn com, bát nhỏ đựng nước mắm chấm, đĩa nhỏ đựng chanh ớt, hạt tiêu, nậm hay lục bình đựng rượu, chén tống uống rượu và trà, thìa nhỏ, muôi lớn. Rồi nào ang, liễn, bát quả, tô,... nghĩa là bữa com không còn giản dị tương cà mà nhiều món khác nhau đòi hỏi nhiều đồ ăn, đồ đựng khác nhau. Bàn ăn  gốm gia dụng trong xã hội mài như bức tranh trừu  tượng với bốn hoặc sáu ghế.

(In trong Văn minh vật chất của người Việt, NXB Thế giới, 2018, tr. 228 – 230)

II. Tìm hiểu tác phẩm Đồ gốm gia dụng của người Việt

1. Thể loại

Văn bản thông tin   

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

-   In trong Văn minh vật chất của người Việt, NXB Thế giới, 2018, tr228-230)

Đồ gốm gia dụng của người Việt - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt có phương thức biểu đạt là thuyết minh

4. Tóm tắt bài Đồ gốm gia dụng của người Việt

Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi. Ở mỗi thời, mỗi khác chỉ riêng cái bát cũng phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau. Tiền thân của cái bát do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn sau đó là những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời. Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần tuý như thế, những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón, khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hon vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Cái bát cong đều như thế có trong gốm hoa lam thời Trần và chúng có chân rất cao. Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng. Những chiếc chậu, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi. 

5. Bố cục bài Đồ gốm gia dụng của người Việt

Gồm: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “tập tục ăn ở khác nhau” - Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh

+ Phần 2: Từ “Tiền thân của cái bát” đến “thế kỉ XVIII – XIX” - Nói về tiền thân của chiếc bát

+ Phần 3: Từ “Đồ gốm gia dụng thời Lý-Trần” đến “chất lượng không tình, nhưng giá rẻ”- Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần.

+ Phần 4: Từ Còn lại - Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng.

6. Giá trị nội dung

- Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt nói về nguồn gốc và quá trình phát triển cũng như cách sử dụng đồ gốm qua từng thời kì.

7. Giá trị nghệ thuật

-  Hình ảnh, chú thích rõ ràng, mạch lạc theo từng thời kì.

-  Dẫn chứng chi tiết, phù hợp.

- Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu. 

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đồ gốm gia dụng của người Việt

Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt - Chân trời sáng tạo

1. Hình thức văn bản

- Sử dụng hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình ảnh minh họa.

= > Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

2. Quá trình phát triển của đồ gốm gia dụng

Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi:

+ Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời.

+ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng

+ Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần tuý như thế, những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón, khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hon vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Cái bát cong đều như thế có trong gốm hoa lam thời Trần và chúng có chân rất cao.

+…

- Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần:

+ “quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng”

+ ' Những chiếc chậy, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi'

+ …

= > Thái độ ngạc nhiên, khó tin.

= >> Nhận xét chung:

- Văn hóa dân tộc ta thật hào hùng. Văn hoá đồ gốm sứ xưa của Việt Nam mở ra cho mọi người một giá trị mênh mông, thoáng đãng vô cùng vô tận về đời sống xã hội xa xưa.

- Đồ gốm sứ xưa là những đồ vật câm lặng, nhưng chúng lại hàm chứa nội dung văn hoá, mỹ thuật trang trí dân tộc phong phú.

V. Các bài văn mẫu

Nội dung chính Đồ gốm gia dụng của người Việt (chuẩn nhất 2024) – Ngữ văn  11 Chân trời sáng tạo

Đề bài: Phân tích bài Đồ gốm gia dụng của người Việt

Bài tham khảo 1

Văn hóa của một đất nước có thể được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau từ ngôn ngữ, trang phục đến ẩm thực, âm nhạc,... Bài viết “Đồ gốm gia dụng của người Việt” cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích, chứng minh rằng những đồ dùng trong gia đình cũng phản ánh nề nếp sinh hoạt, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ,.. của dân tộc.

Văn bản “Đồ gốm gia dụng của người Việt” có cấu trúc của bài viết logic, có thể chia làm bốn phần. Phần một, tác giả giới thiệu về vấn đề thuyết minh. Phần hai tập trung giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của chiếc bát. Phần ba nêu lên đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần. Phần bốn nêu lên xu thế sử dụng của đồ gốm gia dụng.

Ở phần đầu, tác giả nêu lên quan điểm về sự phát triển riêng của đồ gốm sứ để phân biệt nó với những đồ sành như chum, vại, nồi niêu. Chỉ riêng chiếc bát ăn cơm là có sự thay đổi theo từng thời đại, từ đó cho thấy tập tục ăn ở mỗi thời, mỗi vùng. Cách giới thiệu vấn đề thuyết minh rất rõ ràng, rành mạch, thể hiện được tầm quan trọng của đối tượng được thuyết minh.

Sang phần hai, tác giả tập trung nói về lịch sử của những chiếc bát. Người viết đưa ra một phỏng đoán: “Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời”. Một chiếc bát gắn liền với nền ẩm thực, phong tục, nét văn hóa của mỗi thời đại và cho thấy con mắt thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp thay đổi theo thời gian. Cái bát thuyền thời Hán rất đơn giản, “có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng”. Điều này làm nên nét đặc biệt của chiếc bát thuyền so với những loại bát khác “có thể tích cơ bản là hai lòng bàn tay chụm lại, mà con người đã từng làm như thế để uống nước. Đó chính là chiếc bát ăn cơm thông thường ngày nay”. Sự đơn giản , tiện lợi của những chiếc bát ấy đã được lưu truyền và tận dụng trong xã hội hiện đại. Đến thời Lý - Trần, ta lại bắt gặp những chiếc bát có hoa văn cầu kì, trang nhã. “những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón, khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hon vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Cái bát cong đều như thế có trong gốm hoa lam thời Trần và chúng có chân rất cao”. Đoạn văn có cách trình bày thông tin rõ ràng, giúp người đọc nắm bắt tường tận nguồn gốc hình thành, xuất xứ của đồ gia dụng.

Ở phần ba, tác giả đã thể hiện thái độ ngạc nhiên, thú vị khi nói về đồ gốm thời Lý - Trần: “Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế (..) Những chiếc chậu, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi”. Không chỉ nghiên cứu những chiếc bát dựa trên tiến trình lịch sử, người viết còn tìm hiểu chúng trên bình diện văn hóa sinh hoạt hằng ngày. Điều này làm cho bài viết được toàn diện và sâu sắc hơn. “Bát ăn cơm, bát chiết yêu, ang và âu, đĩa lòng nông vài cỡ, đũa cả, đũa ăn, muôi bằng gỗ, còn thìa thì hầu như không có, và thế là đủ cho một bữa ăn gia đình, tối bắc chõng nhỏ ra sân đặt mâm cơm lên, mọi người ngồi xung quanh bằng ghế đẩu. Những đồ gốm này thường có men trắng đục, trắng xanh, ít hoa văn, mỏng manh, dễ võ, cấu tạo đơn sơ, chất lượng đất không tinh, nhưng giá rẻ”. Bài viết chứa nhiều hình ảnh để minh họa sinh động. Những vấn đề được đề cập đến trong bài vừa mới mẻ lại vừa gần gũi nên tác giả không cần đưa ra số liệu thống kê mà vẫn tạo được sự tin tưởng ở người đọc.

Xu hướng sử dụng bát còn cho thấy sự giao thoa giữa văn hóa của các cuộc gia và sự phát triển trong kinh tế, văn hóa. “Từ sau thế kỉ XV, xu hướng đồ dân gian và cung đình ngày càng tách biệt, thậm chí triều đình còn mở những lò riêng hoặc đặt những lỗ hàng riêng có đề chữ Nội phủ, hơn nữa là sang Trung Hoa đặt mua đồ gốm sứ cho hoàng triều”. Người ta thường nói, “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Nhân dân ta rất coi trọng văn hóa trên bàn ăn nên cũng rất chăm chút, kĩ lưỡng trong việc sử dụng bát: “Dân thành thị cũng có xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ, tạo ra sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị trong thị trường đồ gốm. Loại hình gốm sử gia dụng Trung Hoa và Nội phủ cũng phong phú hơn. Đĩa to có thể đựng được cả con gà hay cá chép lớn rán giòn, bát và âu múc canh có thể đụng đến nửa nồi canh riêu cua, bát ăn com, bát nhỏ đựng nước mắm chấm, đĩa nhỏ đựng chanh ớt, hạt tiêu, nậm hay lục bình đựng rượu, chén tống uống rượu và trà, thìa nhỏ, muôi lớn. Rồi nào ang, liễn, bát quả, tô,... nghĩa là bữa com không còn giản dị tương cà mà nhiều món khác nhau đòi hỏi nhiều đồ ăn, đồ đựng khác nhau. Bàn ăn gốm gia dụng trong xã hội mài như bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”.

Bài viết “Đồ gốm gia dụng của người viết” đem lại cho người đọc những tri thức bổ ích về lịch sử, công dụng của những chiếc bát truyền thống. Các thông tin trong văn bản được liên kết với nhau mạch lạc, cấu trúc logic, hình ảnh minh họa phong phú, có sự kết hợp với thái độ của tác giả. Từ đó, bài viết cho ta thấy sự phong phú trong vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.

 

 

1 73 lượt xem