Tác giả tác phẩm Tảo phát bạch đế thành (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Tảo phát bạch đế thành Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 56 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Tảo phát bạch đế thành - Ngữ văn 11

I. Tác giả Lý Bạch

Tảo phát bạch đế thành - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

- Lý Bạch (701 - 762) quê ông ở Lũng Tây, nay thuộc Cam Túc

- Đến khi lên 5, gia đình ông chuyển về sống ở Tứ Xuyên

- Ông xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có

- Tài năng văn chương của ông phong phú được bộc lộ từ khi còn nhỏ

- Đặc điểm nghệ thuật:

+ Lý Bạch nổi bật với phong cách thơ hào phóng, tuy nhiên lại rất tự nhiên và rất đỗi giản dị

+ Cao cả và đẹp đẽ là những nét chính trong tác phẩm của Lý Bạch.

- Tác phẩm chính: Ông để lại hơn 1000 bài thơ ở nhiều các thể loại: Trong đó nổi bật là các tác phẩm: Thanh Bình Điệu, Tương Tiến Tửu…

II. Đọc tác phẩm Tảo phát bạch đế thành

Phiên âm

Triều từ Bạch Đế thái vân gian

Thiên lí Giang Lăng nhất nhật hoàn

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú

Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.

Dịch nghĩa

Ra đi sớm từ thành Bạch Đế

Sáng từ biệt thành Bạch Để trong sắc mây rực rõ

Một ngày vượt ngàn dặm về đến Giang Lăng.

Hai bên bờ tiếng vượn kêu không dứt,

Thuyền nhẹ tênh vượt núi non muôn trùng.

Dịch thơ

Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang,

Một ngày ngàn dặm, đến Giang Lăng

Bên bờ tiếng vượn kêu không dứt,

Rùng núi muôn trùng thuyền nhẹ băng.

III. Tìm hiểu tác phẩm Tảo phát bạch đế thành

1. Thể loại Thơ thất ngôn tứ tuyệt

2. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm

3. Xuất xứ

- Tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” được sáng tác năm 759 in trong Thơ Đường ở Việt Nam.

Tảo phát bạch đế thành - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

4. Ý nghĩa nhan đề

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch trên con đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.

5. Tóm tắt bài Tảo phát bạch đế thành

Tảo phát bạch đế thành của nhà thơ Lý Bạch mô tả cuộc hành trình của ông từ Bạch Đế đến Giang Lăng, nơi ông rời bỏ để bắt đầu một hành trình mới. Trên đường đi, ông đã trải qua nhiều khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên như con sông Trường Giang rộng lớn và hùng vĩ, đàn khỉ kêu lúc gần lúc xa và núi non trùng trùng. Dù quãng đường đi rất xa và cần phải đi nhanh nhưng tâm hồn nhạy cảm và phóng khoáng của Lý Bạch đã cho ông cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên và tràn đầy cảm xúc khi đứng trước cuộc đời còn nhiều hỗn loạn.

6. Bố cục bài Tảo phát bạch đế thành

2 phần:

+ 2 câu đầu: Hành trình từ Bạch Đế đến Giang Lăng.

+ 2 câu cuối: Bức tranh thiên nhiên trên đường đến Giang Lăng.

7. Giá trị nội dung

- Tảo phát bạch đế thành của nhà thơ Lý Bạch mô tả cuộc hành trình của ông từ Bạch Đế đến Giang Lăng, nơi ông rời bỏ để bắt đầu một hành trình mới. Trên đường đi, ông đã trải qua nhiều khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên như con sông Trường Giang rộng lớn và hùng vĩ, đàn khỉ kêu lúc gần lúc xa và núi non trùng trùng.

8. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, với ngôn từ giản dị, gần gũi khiến câu thơ của Lý Bạch càng gần gũi với người đọc hơn.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tảo phát bạch đế thành

1. Bức tranh thiên nhiên

- Hình ảnh: 'sắc mây rực rỡ, tiếng vượn kêu đôi bờ không dứt, núi non muôn trùng…'

= > Những hình ảnh thiên nhiên thể hiện qua con mắt của chủ thể trữ tình.

=> Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn.

- Từ ngữ:

+ 'Sắc mây rực rỡ ': gợi tảkhung cảnh không gian tươi sáng, nên thơ.

+ 'Núi non muôn trùng'…: gợi tả vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ.

+ “Tiếng vượn kêu không dứt: gợi tả âm thanh bi ai, hoang vu.

=> Tâm trạng của chủ thể trữ tình hào hứng, vui tươi, hòa nhập vào cảnh tượng hùng vĩ

=> Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

2. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ

a. Chủ đề: Lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh vật, sự giao hòa giữa con người và sự thay đổi của tự nhiên.

b. Cảm hứng chủ đạo: tinh thần lạc quan, sự ca ngợi và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ. Vì lẽ đó mà Lí Bạch được tôn vinh là nhà thơ sơn thủy đại tài của Trung Quốc.

V. Các bài văn mẫu

Soạn bài Tảo phát Bạch Đế thành | Hay nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài: Phân tích bài Tảo phát bạch để thành

Bài tham khảo 1

Tảo phát Bạch Đế thành” của Lý Bạch là một tác phẩm văn xuôi nổi tiếng trong văn học Trung Hoa. Bài viết tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những tâm sự sâu sắc và cảm xúc chân thành của tác giả. Bài thơ miêu tả một cuộc hành trình đầy màu sắc và tình cảm qua các cảnh vật thiên nhiên.

“Triêu từ Bạch Đế thái vân giang

Thiên lí Giang Lăng nhất nhật hoàn

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú

Khinh chu dĩ quá vạn trùng san”.

Tác phẩm Tảo phát Bạch Đế thành chứa đựng sự tương phản giữa sự thanh thoát của thiên nhiên và những xáo động trong cuộc sống. Tác giả truyền tải cảm xúc của mình với sự kỳ vĩ và trầm lắng của thiên nhiên trước mắt, trong khi trong tâm hồn ông lại chứa đựng nhiều hỗn loạn. Bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm được miêu tả tinh tế và sống động. Từng chi tiết nhỏ như sông nước, non núi, mây trời và hoa lá đều được tác giả mô tả một cách chân thực, tạo nên một cảnh sắc đẹp tuyệt vời của Trung Hoa vào mùa xuân. Sự kết hợp giữa màu sắc tươi tắn và những nét vẽ nhẹ nhàng mang đến cho người đọc một bức tranh sống động và hài hòa.

Tuy nhiên, bên cạnh việc miêu tả cảnh vật, tác giả còn truyền tải một cái nhìn sâu sắc về tình yêu đối với cái đẹp và sự hoài niệm về tuổi trẻ. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm đẹp khi đi qua những cánh đồng hoa, ngọn núi và rừng xanh tươi tốt. Sự say mê với cái đẹp và những cảm xúc trữ tình đọng lại trong từng dòng thơ, tạo nên một tác phẩm đậm chất lãng mạn và tình cảm. Trên chuyến đi của Lý Bạch từ Bạch Đế đến Giang Lăng, khung cảnh trở nên sống động hơn với sự xuất hiện của thiên nhiên và động vật. Trên con thuyền, ông nghe thấy tiếng “vượn kêu không dứt”. Dù đi nhanh nhưng tiếng vượn không chỉ kéo dài ở một điểm mà vô tận và không dứt. Lý Bạch lướt trên mặt nước, vượt qua những núi non hùng vĩ để trở về Giang Lăng. Thiên nhiên trong tác phẩm của ông mang tính thanh tao, đồng thời cảnh vật và con người tự nhiên tồn tại như chính ý thức của ông. Ông không bị cuộc sống vây hãm, mà tận hưởng sự an lạc tự tại trong việc tận hưởng thiên nhiên. Dù đi một ngày đường xa, không hề có sự u ám hay nặng nề, mà thay vào đó là một cảm giác nhẹ nhàng và thảnh thơi.

Bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ đơn thuần là một mô phỏng về vẻ đẹp bề ngoài của cảnh quan, mà còn chứa đựng những giá trị sâu sắc. Tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh tế và tả chi tiết một cách chân thực, tạo nên một không gian yên bình, tĩnh lặng mà đồng thời cũng thể hiện sự thanh lọc và sự thăng hoa tinh thần của chủ thể. Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và cảm nhận sự tương tác đầy cảm xúc giữa con người và môi trường tự nhiên.Sự đơn giản trong ngôn từ không chỉ làm cho bài thơ dễ tiếp cận mà còn thể hiện sự chân thành và tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên và cuộc sống.

“Tảo phát Bạch Đế thành” là một tác phẩm văn xuôi đáng đọc và suy ngẫm. Từ việc miêu tả cảnh vật đẹp đến truyền tải tình cảm trữ tình của tác giả, nó mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về tình yêu đối với thiên nhiên và sự khao khát của con người trong cuộc sống.

Bài tham khảo 2

 Lý Bạch được mệnh danh là thiên tài thơ ca, ông đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển thơ Đường. Thơ ông mang mang nét phóng khoáng, tự do nhưng rất giản dị. Thơ của ông phong phú ở rất nhiều chủ đề khác nhau như thiên nhiên non nước hữu tình, tình yêu, quê hương đất nước. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” được sáng tác năm 759 in trong Thơ Đường ở Việt Nam. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên bao la hùng vĩ trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.

“Triêu từ Bạch Đế thái vân giang

Thiên lí Giang Lăng nhất nhật hoàn

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú

Khinh chu dĩ quá vạn trùng san”

      Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, với ngôn từ giản dị, gần gũi khiến câu thơ của Lý Bạch càng gần gũi với người đọc hơn. Hai câu đầu là hình ảnh chia ly, từ biệt Bạch Đế để đến Giang Lăng. Dù chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây. Từ Bạch Đế đến Giang Lăng sẽ phải đi qua con sông Trường Giang chảy xiết với muôn trùng núi non hùng vĩ. Trong con mắt của Lý Bạch chia ly không có nghĩa là kết thúc mà khởi đầu cho hành trình mới. Chính vì thế thiên nhiên hiện nên cũng thật hùng vĩ tươi mới. Con đường đi rất xa cả ngàn dặm, nhưng chỉ mất một ngày để đến nơi thì thật vô lý. Nhưng khi nhìn những hình ảnh, nghe những âm thanh qua ngòi bút của Lí Bạch thì nó hoàn toàn có thể xảy ra. Hai câu sau như vẽ ra một bức tranh thiên nhiên, mà ở đó con người và cảnh vật như hòa vào nhau, nó sinh động và thật hùng vĩ. Lý Bạch không nhắc gì đến thác nước và núi non xung quanh, nhưng qua nét vẽ tài hoa của tác giả ta vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó. Muốn vượt ngàn dặm trong một ngày, thì con thuyền phải đi rất nhanh và không dừng lại. 

        Lúc này khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật. Thuyền vừa đi vừa nghe thấy tiếng “vượn kêu không dứt”. Vì đi nhanh nên không nghe thấy tiếng vượn kêu ở một nơi, mà nó kéo dài bất tận và không dứt. Lý Bạch đi trên con thuyền lướt băng băng trên mặt nước, nó rẽ nước, vượt qua núi non hùng vĩ để về với Giang Lăng. Con thuyền nhẹ nhàng đi trên mặt nước như không có bất kì cái gì cản trở và vướng bận được nó. Đó cũng là nét đặc trưng trong miêu tả thiên nhiên, non nước hữu tình của Lý Bạch. Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông. Ông không vướng bận sự đời, an nhiên tự tại cảm nhận thiên nhiên. Đi một ngày đường dài, nhưng lại không hề u ám, nặng nề mà nó nhẹ nhàng tại. Cùng thời với Lý Bạch, Đỗ Phủ cũng có những bài thơ hay về non nước hữu tình. Họ có những nét sáng tạo độc đáo riêng trong từng bài thơ. Đọc những bài thơ của cả hai tác giả đều vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tráng lệ, nhưng xây dựng hình ảnh lại rất giản dị và phóng khoáng. 

       Một nhà phê bình văn học đã nhận xét “Thơ Lý Bạch mang đến cái hồn của người viết, vừa phóng khoáng giản dị nhưng cũng rất màu sắc”. Qua tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” của Lý Bạch ta càng thấy câu nói trên là đúng. Một bức tranh thiên nhiên trùng điệp, phóng khoáng cùng với một tâm hồn người thi sĩ giàu tình cảm. Đọc thơ Lý Bạch ta như được thả hồn vào từng con chữ, từng bức tranh thiên nhiên mà ông vẽ ra thật đẹp và cuốn hút.

 
1 56 lượt xem