Tác giả tác phẩm Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 236 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét - Ngữ văn 11

I. Tác giả Su-si Hút-gi

- Su-si Hút-gi sinh ngày 27/11/1960) là một nhà sử học nghệ thuật, tác giả, nhà minh họa và nhà báo với hơn 100 cuốn sách cùng tên. Hodge có bằng Thạc sĩ Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Birkbeck, thuộc hệ thống Đại học London, và là thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh.

- Bà đã cộng tác với nhiều tổ chức nổi tiếng như Bảo tàng Victoria & Albert, Bảo tàng London, Phòng trưng bày Tate và Viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh trong nhiều ấn phẩm, các bài báo, cũng như các lớp dạy về lịch sử nghệ thuật.

- Hodge đã hai lần được nhật báo The Independent vinh danh là cây bút nghệ thuật số 1.

II. Đọc tác phẩm Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét

Từng trải qua một chấn thương tâm lí thời thơ ấu, Ét-va Mun-chơ (1863 – 1944) đã trở thành một hoạ sĩ với sức sáng tác dồi dào, ám ảnh bởi cái chết, sự giả dối và lọc lừa. Sau chuyến đi thăm nước Pháp, phong cách của Gô-ganh(Gauguin), Van Gốc (Van Gogh) và Henri đo Tulu-Lô-trec (Henri de Toulouse-Lautrec) (1864 - 1901) đã mang đến cho ông nguồn cảm hứng đặc biệt. Ét-va Mun-cho bắt đầu vẽ về những đề tài bí hiểm với những đường nét méo mỏ và màu sắc dữ dội. Điều này đã giúp ông vừa trở thành tâm điểm gây tranh cãi giữa các nhà phê bình nghệ thuật đương thời và vừa là một nguồn cảm hứng bất tận đối với rất nhiều hoạ sĩ trẻ.

Sau khi theo học nghệ thuật ở Co-rít-xti-a-ni-a (Kristiania), nay là Ốt-xlô, Ét-va Mun-cho đã đến Đức, Ý và Pháp. Cách lột tả những vấn đề tâm lí một cách đầy xúc cảm của ông được phát triển và mở rộng từ Trường phái Tượng trưng Pháp và ảnh hưởng sâu sắc đến Trường phái Biểu hiện Đức.

Ban đầu, bức tranh được đặt tên là Tiếng thét của thiên nhiên, một trong bốn phiên bản được Mun-cho sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1893 đến năm 1910. Nhân vật chính trong tranh có đôi bàn tay xương xẩu, gầy gò ôm lấy chiếc đầu trông như hộp sọ với đôi mắt mở to và miệng há hốc như thốt lên một tiếng thét câm lặng.

Nhân vật quái dị này với những hình thù uốn éo xuất hiện trong bức tranh mang lại cảm giác ghê sợ và rùng rợn. Sự mơ hồ, dị thường của nhân vật chính và hai người đang đi bộ trên cầu ở đằng sau tạo nên một cảm giác đe doạ khó hiểu. Những đường xoáy và màu sắc chói chang thiếu tự nhiên càng làm tăng thêm cảm giác lo âu. Về sau, Mun-cho đã giải thích về cảm hứng sáng tác của bức tranh này: “Tôi đang đi bộ trên đường cùng với hai người bạn của mình – mặt trời đang dần lặn – đột nhiên bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu – tôi đứng khựng lại, cảm thấy lo lắng và dựa vào thành lan can – tôi thấy máu và những lưỡi lửa lơ lửng phía trên vịnh biển hẹp màu xanh đen và trên thành phố – và tôi bỗng cảm thấy như có một tiếng thét vô cùng tận vang vọng trong thiên nhiên”.

III. Tìm hiểu tác phẩm Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét

1. Thể loại Truyện ngắn

2. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là tự sự.

3. Xuất xứ

- Ét-va-mun- chơ và “Tiếng thét” trích từ “Câu chuyện nghệ thuât” của Su-si Hút-gi.

Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

4. Ý nghĩa nhan đề

Trong văn bản “Ét-va-mun-cho và tiếng thét”, theo chính họa sĩ Munch, bức tranh “The Scream” (Tiếng thét) thể hiện những đường nét trong tâm hồn ông.

5. Tóm tắt

Từng trải qua một chấn thương tâm lí thời thơ ấu, Ét-va Mun-chơ đã trở thành một họa sĩ với sức sáng tạo dồi dào, ám ảnh bởi cái chết, sự giả dối và lọc lừa. Chuyến đi thăm nước Pháp đã mang đến cho Ét-va Mun-chơ nguồn cảm hứng đặc biệt, với những đề tài bí hiểm và những đường nét méo mó và màu sắc dữ dội. Sau khi theo học nghệ thuật ở Kristiania, Mun-chơ đã đến Đức, Ý và Pháp, cách lột tả những vấn đề tâm lí đầy xúc động của ông được phát triển và mở rộng từ Trường phái Tượng trưng Pháp và ảnh hưởng sâu sắc đến Trường phái Biểu hiện Đức. Bức tranh “Tiếng thét của thiên nhiên” là một trong những bản được Mun-chơ sáng tác từ năm 1893 đến năm 1910. Nhân vật chính trong tranh với đôi bàn tay xương xẩu, gầy gò ôm chiếc đầu trông như hộp sọ với đôi mắt mở to và miệng há hốc như thốt lên một tiếng thét câm lặng. Nhân vật quái dị với những hình thù uốn éo mang lại cảm giác ghê sợ và rùng rợn, nó tạo ra một cảm giác đe dọa khó hiểu.

6. Bố cục

2 phần

- Phần 1 (Từng trải... Trường phái Biểu hiện Đức): Phong cách vẽ của Ét-va-Mun-chơ.

- Phần 2 (Còn lại): Cảm nhận về bức tranh của họa sĩ Ét-va-Mun-chơ.

7. Giá trị nội dung

- Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng sâu trong bức tranh 'Tiếng thét'. Qua đó, người đọc cảm nhận một cách rõ nét hơn những dụng ý của người họa sĩ ẩn sau bức tranh. Đồng thời thấu hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật chính và nghệ thuật vẽ tài tình của người họa sĩ.

8. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản ngắn gọn, súc tích, cô đọng, cung cấp đầy đủ thông tin.

- Văn phong, ngôn từ rõ ràng, mạch lạc.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét

Soạn bài Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét | Hay nhất Soạn văn 11  Chân trời sáng tạo

1. Bức tranh “Tiếng thét

- Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh 'Tiếng thét'

+ Nhân vật chính trong tranh có đôi bàn tay xương xẩu, gầy gò ôm lấy chiếc đầu trông như hộp sọ với đôi mắt mở to và miệng há hốc như thốt lên một tiếng thét câm lặng.

+ Hai người đang đi bộ trên cầu ở đằng sau

+ Những đường xoáy và màu sắc chói chang thiếu tự nhiên càng làm tăng thêm cảm giác lo âu.

- Cảm giác đối với người xem:

+ Nhân vật quái dị với những hình thù uốn éo xuất hiện trong bức tranh mang lại cảm giác ghê sợ và rùng rợn.

+ Sự mô hồ, dị thường của nhân vật chính và hai người đang đi bộ trên cầu ở đằng sau tạo nên một cảm giác đe dọa khó hiểu.

+ Những đường xoáy và màu sắc chói chang thiếu tự nhiên càng làm tăng thêm cảm giác lo âu.

- Giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh 'Tiếng thét':

+ Nhân vật chính trong tranh có đôi bàn tay xương xẩu, gầy gò ôm lấy chiếc đầu trông như họp sọ

+ Hai người đang đi bộ trên cầu

+ Những đường xoáy và màu sắc chói chang thiếu tự nhiên: bầu trời đột nhiên chuyển sang màu đỏ như máu, những lưỡi lửa lửng lơ phía trên vịnh biển hẹp màu xanh đen và trên thành phố.

2. Cơ sở để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật

- Ngữ cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong thời điểm tác phẩm được sáng tác.

- Các yếu tố nghệ thuật như phong cách, kỹ thuật, màu sắc, âm nhạc, hình ảnh, biểu tượng và sử dụng ngôn ngữ tượng trưng.

- Nội dung của tác phẩm, bao gồm các sự kiện, nhân vật, đối tượng và mối liên hệ giữa chúng.

- Cách tác giả truyền đạt thông điệp của mình thông qua các yếu tố tượng trưng.

= > Từ những cơ sở này, ta có thể giải mã những yếu tố tượng trưng trong tác phẩm nghệ thuật và hiểu rõ hơn về ý đồ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét

Bài tham khảo 1

Có thể nói, thông qua văn bản ‘Ét va mun cho và tiếng thét’, chúng ta thấy được rằng Bức tranh tiếng thét của Edvard Munch là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Bức tranh thể hiện sự hoảng loạn và đau khổ của một người đàn ông đứng trên một cây cầu, trong khi bầu trời và mặt nước phía sau anh ta có màu sắc rực rỡ và biến dạng cùng với hai bóng người thấp thoáng xuất hiện một cách kì dị trong bức tranh. Tác phẩm này được coi là biểu tượng của thời kỳ hiện đại, khi con người phải đối mặt với những khủng hoảng tâm lý và xã hội.

Nhưng bí mật ẩn giấu sau bức tranh này là gì? Theo nhiều nhà nghiên cứu, bức tranh tiếng thét có thể là kết quả của một hiện tượng tự nhiên đặc biệt xảy ra vào năm 1883, khi núi lửa Krakatoa ở Indonesia phun trào và gây ra những cột khói và tro bụi cao hàng chục km. Những vật liệu này đã lan rộng khắp bầu trời và tạo ra những màu sắc rực rỡ và kỳ lạ, đặc biệt là vào lúc hoàng hôn. Munch có thể đã chứng kiến những cảnh tượng này khi đang đi dạo ở Oslo, Na Uy, vào năm 1892, và đã lấy cảm hứng để vẽ bức tranh tiếng thét. Lý giải này của các nhà nghiên cứu hoàn toàn trùng khớp với ý tưởng sáng tác của bức tranh này do chính Edvard Munch đã nói đến trong văn bản.

Tuy nhiên, các nguồn tham khảo khác còn cho biết về một bí mật khác liên quan đến bức tranh là nguồn gốc của người đàn ông đang thét lên. Một số người cho rằng đó là chính Munch, vì ông ta đã viết trong nhật ký của mình rằng bản thân đã cảm thấy một cơn ám ảnh kinh hoàng khi đi trên cây cầu. Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng người đàn ông đó là một người bạn của Munch, là nhà văn Axel Jensen, người đã chết vì lao vào năm 1896. Munch có thể đã vẽ bức tranh để tưởng niệm người bạn đã qua đời.

Nguyên nhân khiến cho Edvard Munch có những bức tranh đầy kì dị, gây ám ảnh cho người đọc như vậy là do ông đã phải chịu chấn thương lớn từ thời thơ ấu. Tuổi thơ không hạnh phúc khi mẹ và chị đều mất vì bệnh lao, bị bố bạo hành trong nhiều năm đã khiến cho tâm lý của Munch bị chấn thương nặng nề và mắc phải các bệnh về sức khỏe tâm thần.

Dù có bất kỳ bí mật nào ẩn giấu sau bức tranh tiếng thét, điều không thể phủ nhận là bức tranh này đã tạo ra một ấn tượng sâu sắc và bất diệt trong lòng công chúng. Bức tranh đã được sao chép, trưng bày và bị đánh cắp nhiều lần, và đã trở thành biểu tượng của nghệ thuật hiện đại.

Bài tham khảo 2

Là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng trong nghệ thuật hội họa, bức tranh 'Tiếng thét' của Edvard Munch cũng gây ám ảnh cho người đọc bởi sự kỳ dị, sợ hãi cũng như bí mật ẩn giấu đằng sau bức tranh này,

Trong văn bản 'Ét-va-mun-cho và tiếng thét', theo chính họa sĩ Munch, bức tranh “The Scream” (Tiếng thét) thể hiện những đường nét trong tâm hồn ông. Thay vì đi theo phong cách nghệ thuật đương thời là khắc họa tỉ mỉ chủ thể trong tranh và chú ý đến từng chi tiết, Munch chọn thể loại non-fiction (vô thực) thể hiện cảm xúc cá nhân mà không tập trung quá nhiều vào chủ thể hay phong cách chủ nghĩa hiện thực và sự hoàn hảo. Munch giải thích rằng bức tranh đại diện cho một thời điểm khủng hoảng hiện sinh. Lúc này ông đang đi dọc theo con đường giống như trong hình, cũng là lúc hoàng hôn rất rực rỡ. Munch đang đi dạo với một số người bạn, và khi họ bước đi, họ dừng lại và nhìn bầu trời trước mặt. Ông mô tả cảm giác mà ngày nay chúng ta gọi là cơn hoảng loạn. Đột nhiên ông cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi những không gian chật hẹp, suy sụp dưới sức nặng của thiên nhiên và thế giới, và tất cả những cảm xúc này ập đến với Munch cùng một lúc.

Điều gì đã gây ra phản ứng dữ dội trong trái tim Munch ngày hôm đó? Nhiều người có thể trải qua các cơn hoảng loạn một cách thường xuyên. Hầu hết mọi người đều trải qua cảm giác này ít nhất một lần trong đời. Nhưng cơn hoảng loạn của Munch đi kèm với một cuộc khủng hoảng hiện sinh. Có sự kiện nào trong cuộc đời Munch khiến tinh thần suy sụp hay giây phút xa rời thực tế này không? Câu trả lời là có. Trong văn bản chỉ ghi chép một câu ngắn gọn, Munch ‘từng trải qua chấn thương tâm lý thời thơ ấu’. Nhưng thực tế, quá khứ ấy của ông khốc liệt hơn rất nhiều. Trước khi nghệ sĩ suy sụp, một người chị gái của ông đã phải nhập viện tâm thần do mắc bệnh tâm thần nặng. Ngoài ra, ông còn phải chịu đựng cái chết của mẹ khi mới 5 tuổi và chị gái khi mới 13 tuổi. Cả hai đều chết vì bệnh lao. Trên thực tế, quá khứ của Munch đầy đau buồn, điều này có lẽ đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng hiện sinh của người họa sĩ và góp phần trở thành ý tưởng xuyên suốt toàn bộ quá trình vẽ nên bức tranh ‘Tiếng thét’.

Khi còn nhỏ, Munch gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và thường xuyên phải nghỉ học. Vì bệnh tật nên thậm chí không thể ra ngoài vào mùa đông. Cha của Munch thường xuyên xúc phạm Munch và thậm chí còn dùng người mẹ quá cố của ông để chỉ trích Munch, cho rằng bà không hề tự hào về các con mình. Sau đó, ông phải chịu đựng thêm sự hành hạ thể xác từ cha mình vì người bố không thích công việc của Munch. Những tác phẩm đầu tay của Munch vấp phải nhiều chỉ trích từ khán giả. Chấn thương thời thơ ấu của ông ấy rõ ràng đã gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, và bạo lực và căng thẳng lặp đi lặp lại trong suốt sự nghiệp của người họa sĩ chắc chắn không giúp ích được gì.

Ngoài ra, còn có nhiều phân tích cho rằng “The Scream” và cách họa sĩ Munch miêu tả cuộc khủng hoảng hiện sinh đằng sau bức tranh là những dấu hiệu rõ ràng của chứng rối loạn phi nhân cách hóa. Căn bệnh này tạo ra cảm giác tách biệt với bản thân và môi trường, như thể người bệnh chợt nhìn thấy cơ thể mình từ bên ngoài và không còn mối liên hệ nào với nó nữa. Rối loạn giải thể nhân cách được cho là do bị lạm dụng thời thơ ấu. Nó có thể gây ra căng thẳng và hoảng loạn cực độ. Những gì họa sĩ mô tả là một cuộc khủng hoảng hiện sinh trên một cây cầu cách xa bạn bè của ông được cho là rất giống với các triệu chứng của chứng rối loạn nhân cách hóa.

Xét đến việc Munch có nhiều dấu hiệu suy sụp tinh thần nghiêm trọng và cũng thừa nhận bị cha mình bạo hành bằng lời nói trong suốt thời thơ ấu, rất có thể thực tế ông đang mắc phải căn bệnh nói trên. Munch cũng đề cập đến chứng lo âu và có dấu hiệu trầm cảm nên đây có thể không phải là căn bệnh tâm thần duy nhất mắc phải. Dù người nghệ sĩ mắc phải căn bệnh nào, nó gần như chắc chắn đã ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng hiện sinh của ông ta trên cây cầu. Tiếng hét này không chỉ đơn giản là sản phẩm của sự căng thẳng hay sự hoảng loạn trong một thời điểm bất thường. Bức tranh này thể hiện những khoảnh khắc đen tối mà Munch đã trải qua khi chiến đấu với bệnh tâm thần và chấn thương, đồng thời cũng thể hiện nỗ lực của Munch trong việc giải thích và hợp lý hóa những trải nghiệm của mình thông qua thứ mà ông nổi tiếng nhất: hội họa.

Tôi nghĩ lý do bức tranh ‘The Scream’ (Tiếng thét) trở nên nổi tiếng như vậy là vì mọi người đều có thể liên tưởng đến nó. Bức tranh này chắc chắn sẽ có ý nghĩa vượt thời gian. Sợ hãi là điều mà nhiều người phải đấu tranh, và dù chúng ta đang sống ở thời đại nào thì cũng không có gì thay đổi. Chúng ta là con người. Khi chúng ta bước đi trong cuộc sống, chúng ta gặp phải những sự kiện bất ngờ. Tiếng hét đó vẫn khiến người đọc sợ hãi, nhưng vì một lý do khác. Khuôn mặt ma quái đầy sợ hãi không còn làm bận tâm nữa. Điều khiến người ta sợ hãi là bản thân bức tranh này đã quá quen thuộc đến nỗi 100 năm sau nó vẫn nổi tiếng. Sự nổi tiếng của Edvand Munch vẫn không hề suy giảm. Khi nhìn vào bức ảnh này, chúng ta thấy mình bị mắc kẹt trong tiếng hét sợ hãi không ngừng. Đây là những nỗi sợ hãi, đau đớn, đau khổ và bệnh tâm thần của chúng ta. Bản thân chúng ta phải chịu đựng nỗi cô đơn.

Bố cục Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất (ảnh 1)

1 236 lượt xem