Tác giả tác phẩm Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một - Ngữ văn 11
I. Tác giả Ngọc Thanh, Hồng Minh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà
- Theo Ngọc Thanh, Hồng Minh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà.
II. Đọc tác phẩm Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một
Theo Ngọc Thanh, Hồng Minh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà
Kể từ khi được phát hiện, hang Sơn Đoòng đã khiến các chuyên gia, những người yêu hang động và đam mê du lịch mạo hiểm ngỡ ngàng, choáng váng vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Không chỉ rất lớn về quy mô, Sơn Đoòng còn sở hữu những điều kì bí, độc đáo và vẻ đẹp có một không hai. Vấn đề của Sơn Đoòng hiện nay là chọn cách khai thác nào cho hiệu quả, mà vẫn bảo vệ và gìn giữ được “báu vật” này.
Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan
Sơn Đoòng bắt đầu được biết đến từ năm 1990. Một người dân Quảng Bình chuyên đi rừng, ông Hồ Khanh, trong một chuyến tìm trầm đi qua khu vực Hang Én, tình cờ phát hiện một cái hang. Đứng trước cửa hang, ông cảm nhận có một luồng gió mát lạnh thổi thốc từ trong hang ra, tiếng gió rít qua vách đá đến lạnh người. Năm 2008, khi Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đến Việt Nam, Hồ Khanh gặp Hao-ot Lim-bo (Howard Limbert), một chuyên gia hang động của Hiệp hội. Ông đã kể cho vị này nghe về của hang mà mình phát hiện ra. Qua miêu tả ban đầu của Hồ Khanh, đoàn thám hiểm nhận định đây có thể là một hang động rất lớn và động viên Hồ Khanh cố đi tìm lại cửa hang. Một mình Hồ Khanh đã vào rừng và mò mẫm kiếm tìm trong suốt hai ngày mới phát hiện ra cửa trước của hang
Khi đó, vì tò mò, ông đã liều mình tụt xuống độ sâu khoảng 80 m, nhận thấy bên trong có suối lớn, nước chảy xiết và lòng hang có vẻ rất sâu. Ông đã cho rằng có thể hang này rất lớn, nhưng lúc ấy ông không thể tưởng tượng được đây lại là hang động lớn nhất thế giới.
Năm 2009, Hao-ot Lim-bo đã cùng với Hồ Khanh tụt xuống của hang, cả hai đã chính thức phát hiện và thám hiểm toàn bộ hang Sơn Đoòng, sau này được tạp chí Địa lí Quốc gia Mỹ (National Geographic) công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam (đơn vị đã thực hiện scan 3D toàn bộ lòng hang vào năm 2014) cung cấp thì chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km. Khoảng cách tính từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất là 203 m. Từ đỉnh cao nhất của hố sụt xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304 m. Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thước đo đạc là 147 m. Và thể tích của toàn bộ hang Sơn Đoòng đạt tới 12,5 triệu mét khối.
Để chuyển tải được vẻ kì vĩ cùng không gian gây choáng ngợp của Sơn Đoòng, những bức ảnh – khuôn hình đều phải dùng con người để đối sánh. Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiến khi đặt trong ma trận nhũ đá cùng vòm hang khổng lồ, chúng ta sẽ thấy khả năng tạo tác thần kì của bà mẹ thiên nhiên quả là không giới hạn!
Sơn Đoòng không chỉ là hang động lớn nhất thế giới, mà còn ẩn chứa rất nhiều điều kì lạ. Muốn đến được Sơn Đoòng phải đi qua Hang Én – “hang động tự nhiên lớn thứ ba thế giới” (chỉ xếp sau Sơn Đoòng và hang Đia (Deer) của Ma-lai-xi-a (Malaysia)). Nguồn gốc của tên Hang Én là vì chim én sống ở đây quanh năm chứ không di cư. Mỗi năm vào khoảng giữa tháng Năm âm lịch, chim én lại ra ràng đồng loạt. Hang dài 1,6 km, trần hang có nơi cao đến 100 m. Hang Én cũng là cái túi nước khổng lồ, nơi thu nước từ nhiều chỗ. Mùa mưa, nước dâng lên trong hang rất nhanh. Trong Hang Én có những khối đá vôi bị hoà tan, rửa lũa tạo thành những hình dạng độc đáo.
Qua Hang Én, tụt xuống của sau, đi thêm khoảng hơn 3 km nữa là tới cửa hang Sơn Đoòng Nền hang tụt sâu xuống bên dưới khoảng 80 m. Muốn xuống phải vượt qua một vách đá thẳng đứng, phải dùng dây và bộ đai leo núi chuyên dụng để trèo xuống.
Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt. Đây chính là phần vòm trần hang do những tác động khác nhau bị sập đổ, tạo nên các “giếng trời”. Ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời này rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một khu rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được. Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất chủ yếu là cây thân thảo và dương xỉ, số lượng không nhiều, thường được gọi là Hố sụt Khủng Long. Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai phong phú hơn nhiều, đây chính là khu rừng nhiệt đới có tên gọi là Vườn Ê-đam (Edam). Có những cây cao tới 20 – 30 m, đường kính gốc lên tới 40 cm. Rừng có cả cây cao, tán hẹp, cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan,...
Chuyên gia hang động, Hao-ot Lim-bo cũng cho rằng: [...] “Sơn Đoòng giữ được vẻ đẹp hoang sơ khó có thể tìm được ở nơi nào khác trên thế giới. Việc bảo tồn Sơn Đoòng chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người Việt Nam, từ du khách, chính quyền cho đến người dân sở tại”.
(Theo https://nhandan.ơn/megasfory|2019|3/1, xuất bản: 31/1/2019)
III. Tìm hiểu tác phẩm Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
1. Thể loại
Văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích http://nhandan.vn/megastory/2019/3/1, xuất bản: 31/1/2019.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một có phương thức biểu đạt là thuyết minh
4. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề ' Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một' cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin về đặc điểm và các thông tin liên quan về chiếc hang duy nhất ở thế giới.
5. Tóm tắt bài Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
- Sơn Đoòng bắt đầu được biết đến từ năm 1990 khi một người dân Quảng Bình chuyên đi rừng, ông Hồ Khanh, trong một chuyến tìm trầm đi qua khu vực Hang Én phát hiện. Năm 2009, Hao-ot Lim-bo đã cùng với Hồ Khanh tụt xuống của hang, cả hai đã chính thức phát hiện và thám hiểm toàn bộ hang Sơn Đoòng, sau này được tạp chí Địa lí Quốc gia Mỹ (National Geographic) công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2010. Chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km. Khoảng cách tính từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất là 203 m. Từ đỉnh cao nhất của hố sụt xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304 m. Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thước đo đạc là 147 m. Và thể tích của toàn bộ hang Sơn Đoòng đạt tới 12,5 triệu mét khối. Sơn Đoòng không chỉ là hang động lớn nhất thế giới, mà còn ẩn chứa rất nhiều điều kì lạ. Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt. Đây chính là phần vòm trần hang do những tác động khác nhau bị sập đổ, tạo nên các “giếng trời”. Ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời này rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một khu rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được. Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất chủ yếu là cây thân thảo và dương xỉ, thảm thực vật trong hố sụt thứ hai phong phú hơn nhiều, đây chính là khu rừng nhiệt đới có tên gọi là Vườn Ê-đam (Edam). Chính vì những đặc điểm ấy nên Sơn Đoòng được đánh giá là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới. Có nhiều khuyến cáo bảo vệ nó vì không ít lần hang động rơi vào nguy cơ “mở rộng khai thác thương mại” với những dự án hướng tới phát triển du lịch đại trà. Sơn Đoòng cần phải giữ được vẻ đẹp hoang sơ này, một vẻ đẹp khó có thể tìm được ở nơi nào khác trên thế giới.
6. Bố cục bài Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
Gồm: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lớn nhất thế giới vào năm 2010” - Sơn Đoòng – hang động hùng vũ nhất
+ Phần 2: Còn lại – Sự phát triển bền vững của hang Sơn Đoòng.
7. Giá trị nội dung
- Văn bản ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và thiên nhiên đất nước tươi đẹp. Đồng thời kêu gọi và tuyên truyền về việc bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên.
8. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phong phú, sống động
- Dữ liệu được sử dụng mang tính khách quan, chính xác.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
1. Sơn Đoòng – hang động hùng vĩ nhất
- Được biết đến năm 1990.
- Nguồn gốc hình thành: hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước.
- Những đặc điểm cũng như sự kì lạ của Sơn Đoòng:
+ Đặc điểm: Chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km. Khoảng cách tính từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất là 203 m. Từ đỉnh cao nhất của hố sụt xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304 m. Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thước đo đạc là 147 m. Và thể tích của toàn bộ hang Sơn Đoòng đạt tới 12,5 triệu mét khối.
+ Muốn đến được Sơn Đoòng phải đi qua Hang Én, Hang Én dài 1,6 km, trần hang có nơi cao đến 100 m. Hang Én cũng là cái túi nước khổng lồ, nơi thu nước từ nhiều chỗ. Mùa mưa, nước dâng lên trong hang rất nhanh. Trong Hang Én có những khối đá vôi bị hoà tan, rửa lũa tạo thành những hình dạng độc đáo.
+ Sơn Đoòng là có hai hố sụt. Đây chính là phần vòm trần hang do những tác động khác nhau bị sập đổ, tạo nên các “giếng trời”.
2. Sự phát triển bền vững của hang Sơn Đoòng
- Sơn Đoòng được cả thế giới đánh giá cao không chỉ về vẻ đẹp mà còn về tiềm năng.
+ Tờ Thời báo Niu- Oóc đánh giá Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới…
- Những lời khuyến cáo phải bảo vệ vẻ đẹp hùng vĩ này, khai thác một cách phù hợp.
+ Trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thương mai, sức hấp dẫn của nó khiến không ít lần hang động rơi vào nguy cơ “mở rộng khai thác thương mại” với những dự án hướng tới phát triển du lịch đại trà.
+ Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam, Tạ Hòa Phương cho rằng “hình thức khai thác du lịch mạo hiểm, khám phá Hang Én và động Sơn Đoòng như hiện nay là phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại đến hệ thông hang động độc nhất vô nhị này.
+ Chuyên gia hang động Hao - ót Lim - bơ cho rằng “Sơn Đoòng giữ được vẻ đẹp hoang sơ khó có thể tìm được ở nơi nào khác trên thế giới. Việc bảo tồn Sơn Đoòng chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người Việt Nam, từ du khách, chính quyền cho đến người dân sở tại.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Sơn Đoòng-thế giới chỉ có một
Bài tham khảo 1
Đất nước ta may mắn được tạo hóa ban tặng rất nhiều danh lam thắng cảnh. Trong thời hiện đại, những cảnh sắc thiên nhiên còn trở thành nơi thu hút khách du lịch, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.Hang Sơn Đòong nằm trong quần thể di tích Phong - Nha chính là một kì quan thiên nhiên nổi bật. Bài viết “Sơn Đòong - Thế giới chỉ có một” sẽ cung cấp cho ta những thông tin về đặc điểm tự nhiên và cách khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này một cách đúng đắn.
Nhan đề “Sơn Đòong - Thế giới chỉ có một” đã cho thấy nội dung chính của văn bản chính là cung cấp những thông tin về hàng Sơn Đòong để chứng minh đây là kì quan “Có một không hai” và đưa ra hướng bảo tồn, phát huy hang động này. Sơn Đòong đã giấu kín vẻ đẹp của mình trong núi rừng hoang sơ, hùng vĩ để rồi đến khi được phát hiện, khiến các chuyên gia, những người yêu hang động và đam mê du lịch mạo hiểm ngỡ ngàng, choáng váng vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó”. Tác giả bài viết nêu rằng sức hấp dẫn của hang không chỉ nằm ở quy mô lớn mà còn bởi sự kì bí, độc đáo, kích thích trí tò mò và niềm hăng say khám phá của con người. Chính vì thế, “Vấn đề của Sơn Đoòng hiện nay là chọn cách khai thác nào cho hiệu quả, mà vẫn bảo vệ và gìn giữ được “báu vật” này.” Hệ thống đề mục và bố cục của văn bản rất rõ ràng, mạch lạc, giúp người đọc dễ dàng theo dõi văn bản và nắm bắt được ý chính trong mỗi đoạn.
Ở phần “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan”, người viết nêu quá trình con người phát hiện và khám phá hang Sơn Đoòng. Hệ thống hang động kì vĩ như hiện nay chính là sự chắt chiu những tinh chất quý giá của tạo hóa trong hàng ngàn năm. Mãi đến năm 1990, Sơn Đoòng mới được biết đến. Ông Hồ Khanh - một người dân Quảng Bình khi đi qua khu vực Hang Én đã vô tình phát hiện một cái hang. Năm 2008, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đến Việt Nam, Hồ Khanh có cơ hội gặp chuyên gia Howard Limbert. Sau đó, một mình ông Hồ Khanh đã vào rừng tìm kiếm, đến hai ngày mới tìm được của hang. Những phát hiện của Hồ Khanh được tác giả đưa vào bài viết như: suối nước lớn, nước chảy xiết, lòng hang sâu đã kích thích trí tò mò của người đọc về quy mô của hang động. Năm 2009, chuyên gia người Anh cùng ông Hồ Khanh đã tiến vào chinh phục hang. Và chỉ một năm sau đó, Sơn Đoòng chính thức được công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Sau đó, tác giả tiếp tục làm nổi bật sức hấp dẫn của Sơn Đoòng bằng những số liệu cụ thể, xác thực. “chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km. Khoảng cách tính từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất là 203 m. Từ đỉnh cao nhất của hố sụt xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304 m. Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thước đo đạc là 147 m. Và thể tích của toàn bộ hang Sơn Đoòng đạt tới 12,5 triệu mét khối”. Việc đưa ra những số liệu chính xác đã giúp tăng độ tin cậy ở người đọc, cho ta thấy rõ được quy mô rộng lớn đến không ngờ của hang. Ở đoạn này, người viết đã đưa ra những so sánh, nhận định ấn tượng để thể hiện quan điểm riêng, nhấn mạnh sức hấp dẫn của hang động: “Để chuyển tải được vẻ kì vĩ cùng không gian gây choáng ngợp của Sơn Đoòng, những bức ảnh – khuôn hình đều phải dùng con người để đối sánh. Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiến khi đặt trong ma trận nhũ đá cùng vòm hang khổng lồ, chúng ta sẽ thấy khả năng tạo tác thần kì của bà mẹ thiên nhiên quả là không giới hạn!”.
Sau quy mô hoành tráng, điểm hấp dẫn tiếp theo của Sơn Sơn Đoòng nằm ở “nhiều điều kì lạ”. Người viết đã đưa người đọc vào bước vào hành trình phiêu lưu, khám phá hang động trong từng chặng. Đầu tiên là khi đi qua Hang Én để tới được cửa hang. Cách nhấn mạnh Hang Én là “hang động tự nhiên lớn thứ ba thế giới” đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc về “Kì quan đứng cạnh kì quan”, làm tăng sự tự hào về cảnh sắc Việt Nam. Tác giả giải thích nguồn gốc của cái tên “Hang Én” xuất phát từ thực tế tự nhiên. “Mỗi năm vào khoảng giữa tháng Năm âm lịch, chim én lại ra ràng đồng loạt. Hang dài 1,6 km, trần hang có nơi cao đến 100 m. Hang Én cũng là cái túi nước khổng lồ, nơi thu nước từ nhiều chỗ. Mùa mưa, nước dâng lên trong hang rất nhanh. Trong Hang Én có những khối đá vôi bị hoà tan, rửa lũa tạo thành những hình dạng độc đáo”. Hang Én đẹp và đặc sắc đến như vậy nhưng mới chỉ là hang động lớn thứ ba thế giới. Vậy Sơn Đoòng - hang động lớn nhất hẳn phải chứa đựng rất nhiều điều kì bí và thú vị!.
Ở đoạn văn ngắn miêu tả cửa hang, tác giả miêu tả rất tỉ mỉ: “Qua Hang Én, tụt xuống của sau, đi thêm khoảng hơn 3 km nữa là tới cửa hang Sơn Đoòng Nền hang tụt sâu xuống bên dưới khoảng 80 m. Muốn xuống phải vượt qua một vách đá thẳng đứng, phải dùng dây và bộ đai leo núi chuyên dụng để trèo xuống”. Giữa rất nhiều những đặc điểm của hang, người viết đã chọn lấy điểm đặc biệt nhất để đưa vào bài viết, chính là hai hố sụt. Tác giả lí giải hai hố sụt này tạo nên các “giếng trời”. Người viết vận dụng những kiến thức đa dạng về địa lí, sinh học được vận dụng nhiều để tái hiện sinh động quang cảnh độc nhất ở đây. Ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc. Người viết ưu ái gọi đây là “một khu rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được” và miêu tả kĩ hai thảm thực vật. Nếu thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất đa phần là cây thân thảo và dương xỉ, thường được gọi là Hố sụt Khủng Long thì thảm thực vật trong hố sụt thứ hai lại phong phú hơn nhiều, gọi là Vườn Edam. Độ cao của cây (20 - 30m), đường kính gốc cây (40cm) và các chủng loại cây (cây cao, tán hẹp, thực vật biểu sinh),... đều được người viết đề cập nhằm tái hiện đầy đủ và chân thực những nét đặc sắc của hang. Và để kết thúc chuyến hành trình, Sơn Đoòng dành tặng du khách “Bức tường Việt Nam”. Những khối thạch nhũ ngàn năm cao xấp xỉ 100m, chăn hết chiều rộng cuối hang và nối với hành lang chính bằng một hồ nước dài cỡ 500m.
Cuối cùng, sau khi đã cung cấp những thông tin đầy đủ, đa dạng để miêu tả vẻ đẹp của Sơn Đoòng, bài viết đã đưa ra hướng phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới này. Sự kì vĩ, tráng lệ của hang được cả thế giới đánh giá cao, nhiều du khách đổ về đây nên rất dễ xảy ra tình trạng “thương mại hóa”. “Thiên đường dưới lòng đất” cần được khai thác dưới hình thức du lịch mạo hiểm, hiệu quả kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ta cần bảo vệ cả quần thể di tích hang động. “Một khi đã bị tổn hại thì không chỉ Sơn Đoòng, Hang Én mà toàn ngành du lịch Việt Nam sẽ mất đi vị thế trên bản đồ du lịch mạo hiểm thế giới và khó có khả năng hồi phục”.
Với nhan đề, cấu trúc bố cục rõ ràng, các dữ liệu chân thực và đa dạng, kết hợp giữa nhiều nguồn kiến thức, bài viết “Sơn Đòong - Thế giới chỉ có một” đã cung cấp cho người đọc những thông tin về sự hùng vĩ của hang động và cách bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Từ đó, tác giả thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến dành cho danh lam thắng cảnh Việt Nam.