Cách nhìn của tác giả về chị Băng-sắt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn

Trả lời Câu 3 trang 30 SGK Ngữ văn 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trong bài Bố của Xi-mông (Simon) sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 68 lượt xem


Soạn bài Bố của Xi-mông (Simon)

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cách nhìn của tác giả về chị Băng-sắt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gọi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

Trả lời:

- Cách nhìn của người dân trong vùng về chị Blăng-sốt và Xi-mông: hà khắc, định kiến, phân biệt đối xử. Chính thái độ này của những người lớn đã khiến lũ trẻ cũng kì thị, trêu chọc Xi-mông thay vì yêu thương, cảm thông với cậu bé.

– Cách nhìn của tác giả dành cho những “người phụ nữ lỡ lầm” như chị Blăng-sốt và những chú bé “không có bố” như Xi-mông là cái nhìn thấu hiểu, yêu thương, nhân văn, khác với cái nhìn nặng nề của xã hội đương thời.

– Cái nhìn của tác giả gọi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về lòng yêu thương con người.

+ Lòng yêu thương cần đi liền với thái độ đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ của mỗi người xung quanh, nhất là với những người đã từng lỡ lầm hoặc những đứa trẻ thiếu may mắn khi không được sinh ra trong một gia đình đầy đủ cha mẹ.

+ Lòng yêu thương sẽ xóa đi mọi định kiến, giúp chúng ta đối xử với nhau nhân văn hơn, biết ghi nhận giá trị của người khác như cách bác Phi-líp đã ghi nhận giá trị của chị Blăng-sốt.

+ Lòng yêu thương cũng đem đến niềm hi vọng, niềm tin vào những điều đẹp đẽ, về sự đổi thay, tiến bộ trong cuộc sống.

 
1 68 lượt xem