Soạn bài Đại Nam quốc sử diễn ca lớp 8 (Chân trời sáng tạo)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Đại Nam quốc sử diễn ca Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 188 lượt xem


Soạn bài Đại Nam quốc sử diễn ca

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính:

Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn chương, kể chuyện lịch sử bằng thể thơ lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.

Soạn bài Đại Nam quốc sử diễn ca | Hay nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Trả lời:

Điểm tương đồng: Khi sinh ra đều không biết nói, không biết cười nhưng khi nghe vua cầu tướng ra quân thì thoát ngồi, thoát nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi đánh giặc đều bay về trời.

Điểm khác biệt:

Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng

Phù Đổng Thiên Vương trong diễn ca lịch sử

Thánh Gióng khi biết nói thì yêu cầu được ăn để trở lên to lớn càng ăn người càng lớn và yêu cầu vua ban gươm sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt

Khi nghe cầu tướng ra quân thì thoắt ngồi, thoắt nói, yêu cầu thiên đình ban cho gươm vàng, ngựa sắt và binh lính để đi đánh trận.

 

Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Phân tích một số chi tiết làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng qua đoạn diễn ca Hai Bà Trưng dựng nền độc lập.

Trả lời:

Một số chi tiết nổi bật của Hai Bà Trưng là:

- Chị em nặng lời nguyền,

- Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,

- Đuổi ngay Tô Định cho tan biên thành

=> Từ đó để ta thấy được sức mạnh oai hùng và lòng căm thù giặc sâu sắc của Hai Bà Trưng trước quân xâm lược.

Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Từ các văn bản đã học, đã đọc, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc?

Trả lời:

Tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc là:

- Hiểu rõ hơn về quá trình nhân dân ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mới thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do.

- Biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

1 188 lượt xem