Soạn bài Ôn tập trang 98 lớp 8 (Chân trời sáng tạo)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ôn tập trang 98 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 141 lượt xem


Soạn bài Ôn tập trang 98

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Nêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.

Trả lời:

- Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,...) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

- Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,...

+ Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

+ Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyến truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

+ Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại,... thường dùng cốt truyện đa tuyến.

+ Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện. Ví dụ trong Hoàng Lê nhất thống chỉ có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh – Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi,...

+ Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

+ Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo bảng sau (làm vào vở)

Văn bản

Đặc điểm

về cốt truyện

 

Đặc điểm

về nhân vật

Đặc điểm

về bối cảnh

Đặc điểm

về ngôn ngữ

Hoàng Lê nhất thống chí.

       

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.

       

Bến Nhà Rồng năm ấy…

       

Trả lời:

Văn bản

Đặc điểm

về cốt truyện

Đặc điểm

về nhân vật

Đặc điểm

về bối cảnh

Đặc điểm

về ngôn ngữ

Hoàng Lê nhất thống chí.

- Là chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian.

- Là cốt truyện đa tuyến về sự kiện, nhân vật.

Nhân vật lịch sự, có nhân vật cao cả - anh hùng, có nhân vật thấp kém – đê hèn.

Thời suy thoái của Vua Lê – chúa Trịnh; thời Quang Trung đại phá quân Thanh.

Viết bằng chữ Hán, ngôn ngữ cổ kính, theo lối truyện chương hồi.

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.

Là chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian; đa tuyến về nhân vật.

Nhân vật lịch sự, hiện thân cho những phẩm chất anh hùng.

Thời quân – dân nhà Trần ba lần đánh tan quân Mông – Nguyên xâm lược.

Viết bằng tiếng Việt hiện đại.

Bến Nhà Rồng năm ấy…

Sự kiện diễn ra trong một thời điểm quan trọng; đơn tuyến về nhân vật, sự kiện.

Nhân vật lịch sự, lãnh tụ cách mạng giải phóng dân tọc, hiện thân cho ý chí độc lập, tự do.

Thời trẻ của Bác Hồ, lúc Bác ra đi tìm đường giải phóng dân tộc.

Viết bằng tiếng Việt hiện đại.

 

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử.

Trả lời:

Giống nhau

Khác nhau

Về nội dung, cảm hứng:

- Đề tài lịch sử.

- Dựa vào các ghi chép, truyền tụng về nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Tinh thần tôn vinh nhân vật anh hùng trong lịch sử và tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.

- …

Về hình thức thể hiện:

- Văn bản thơ kể chuyện lịch sử dùng văn vần (lục bát) hàm súc, chủ yếu kể sự việc, hành động; văn bản truyện lịch sử dùng văn xuôi (chữ Hán hoặc tiếng Việt hiện đại).

- Văn bản thơ kể chuyện lịch sử; cốt truyện, nhân vật khá đơn giản, văn bản truyện lịch sử: cốt truyện, nhân vật đa dạng, phức tạp hơn.

- …

Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

STT

Kiểu câu

Nội dung

Hình thức

Ví dụ

1

Câu hỏi

- Dùng để hỏi về những điều chưa biết.

- Bày tỏ thái độ khen, chê, yêu cầu…

- Có từ để hỏi: ai, gì, nào, sao…

- Kết câu có dấu chấm hỏi “?”

- Ai vừa để xe trước cửa nhà vậy?

2

Câu cầu khiến

- Nêu đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác.

- Có các từ cầu khiến:

+ Hãy, đừng… trước động từ.

+ Lên, đi, thôi…. ở cuối câu.

+ Mong, đề nghị… ở đầu câu.

- Kết câu có dấu chấm than “!”.

- Cậu đừng đi!

- Các bạn nhanh lên!

- Mong em bé luôn ngoan ngoãn!

3

Câu cảm thán

- Bộ lộ cảm xúc của người nói, người viết.

- Có các từ cảm thán: ôi chao, trời, quá, lắm…

- Kết câu có dấu chấm than “!”

- Ôi chao, bông hoa đẹp quá!

4

Câu kể

Kể, miêu tả, thông báo, nhận định…

- Thường kết thúc bằng dấu chấm “.”

Mùa xuân có khí hậu ấm áp.

Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Khi viết một bài văn kể lại một chuyển đi, cần đặc biệt lưu ý những điều gì?

Trả lời:

- Khi viết bài văn kể lại một chuyến đi, cần lưu ý những điều sau:

+ Cần phải sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.

+ Thuật lại được diễn biến của chuyển đi cũng như các sự việc quan trọng.

+ Tạo được điểm nhấn để tránh dàn trải, dài dòng.

+ Kết hợp tự nhiên các yếu tố miêu tả, biểu cảm....

Câu 6 (trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Nêu một vài kinh nghiệm rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính sau khi nhóm đã trao đổi về một vấn đề lịch sử, xã hội.

Trả lời:

- Một vài kinh nghiệm rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính sau khi nhóm đã trao đổi về một vấn đề lịch sử, xã hội là:

+ Sắp xếp và triển khai các ý lần lượt theo một trình tự (không gian, thời gian).

+ Thống nhất lựa chọn các dẫn chứng, dấu mốc lịch sử quan trọng.

+ ….

Câu 7 (trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Lịch sử dân tộc khi được thể hiện qua các tác phẩm văn học có gì độc đáo, thú vị?

Trả lời:

- Tái hiện lại quá khứ để người đọc, thế hệ sau hiểu rõ quá trình, giá trị, thành quả mà cha ông đã vất vả hi sinh để giành về độc lập tự do.

- Giúp người đọc thấy rõ, tường tận hơn quá trình vất vả dựng nước, giữ nước.

- …

 
1 141 lượt xem