Soạn bài Ôn tập trang 65 lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ôn tập trang 65 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Ôn tập trang 65
Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trình bày đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim.
Trả lời:
Đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim
Bước 1: Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói:
- Đề tài của cuốn sách
- Giới thiệu cuốn sách
- Chú ý tới đối tượng nghe
Bước 2: Trình bày luận điểm và ý trình bày của cuốn sách
Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tóm tắt các đặc điểm của những văn bản đã học vào bảng sau (làm vào vở).
Phương diện tóm tắt |
Chuyến du hành về tuổi thơ |
“Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh |
“Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương |
Mục đích viết |
|||
Nội dung chính |
|||
Cấu trúc |
|||
Cách thể hiện thông tin |
Trả lời:
Phương diện tóm tắt |
Chuyến du hành về tuổi thơ |
“Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh |
“Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương |
Mục đích viết |
Khơi ngợi về hành trình trưởng thành của một đứa trẻ. |
Những đứa trẻ sống trong thời gian chiến tranh. |
Khao khát tình yêu thương. |
Nội dung chính |
Kể về hành trình trưởng thành của một đứa trẻ. |
Kể về những ngày chiến tranh bọn trẻ sống xa mẹ. |
Sự thấu hiểu của thầy cô về ước mơ, khát vọng của những đứa trẻ. |
Cấu trúc |
3 phần: + Phần 1: Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách với cách dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của em bé Mùi. + Phần 2: Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày. + Phần 3: Cậu bé tự chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành |
3 phần: - Phần 1 (đoạn 1,2) nội dung: giới thiệu thông tin chung về bộ phim: tên phim, tên và thành tích của đạo diễn, giải thưởng mà bộ phim đạt được; nhận xét khái quát về bộ phim. - Phần 2 (đoạn 3,4,5,6) nội dung: Tóm tắt nội dung, nhận xét về những thành công về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh phim, diễn xuất của diễn viên…trong bộ phim. - Phần 3 (đoạn 7) nội dung: Khẳng định giá trị của bộ phim. |
3 phần: + Phần 1: giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. + Phần 2: tóm tắt nội dung cuốn sách, nêu ấn tượng của người viết về cuốn sách + Phần 3: sự phổ biến của cuốn sách trên toàn thế giới và ý kiến của người viết về giá trị của cuốn sách. |
Cách thể hiện thông tin |
Trân trọng thời gian khoảnh khắc đã qua và thời gian trưởng thành của một đứa trẻ. |
Sự trưởng thành, dũng cảm của những đứa trẻ sống trong thời gian chiến tranh loạn lạc. |
Hãy thấu hiểu và đặt mình vào những đứa trẻ để thấy chúng thật đáng yêu và ngoan, đứa trẻ nào cũng có ước mơ và suy nghĩ của riêng mình. |
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định thành phần biệt lập và nêu chức năng của chúng trong các trường hợp sau:
(Truyện cổ tích Hàn Quốc, Non-bu và Heng-bu)
b. Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt - cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
(Giấc Can-phiu & Mác Vích to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
c. Thầy Phu đã qua đời. Loạt đã rất lâu rồi chưa gặp lại mặc dù lần nào và bây giờ đã quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp ở phương xa.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
Trả lời:
a. Thành phần cảm thán: Trời ơi
→ Chức năng: dùng để biểu lộ cảm xúc của người nói.
b. Thành phần phụ chú: cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
→ Chức năng: bổ sung chi tiết cho thông tin “một cuộc trò chuyện thật đặc biệt”.
c. Thành phần tình thái: Nghe nói
→ Chức năng: thể hiện sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim như thế nào để hấp dẫn người đọc?
Trả lời:
Bài văn tham khảo
Em thích đọc sách, đọc truyện từ hồi còn học lớp 2, những cuốn sách, cuốn truyện của em chất cao trên giá sách theo năm tháng. Có những cuốn em đã tặng hoặc cho đi, nhưng có những cuốn sách em vẫn luôn muốn giữ lại. Một trong số đó là cuốn 'Hachiko chú chó đợi chờ'.
Lần đầu tiên em đọc cuốn sách này đã rất xúc động và ấn tượng, sau đó em lại được xem phim về chính chú chó trong cuốn sách, chính vì thế mà cảm xúc của em về cuốn sách là rất sâu đậm. Tác giả của cuốn sách là Luis Prat (nằm trong danh mục sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế). Trang bìa cuốn sách chính là hình vẽ minh họa về chú chó Hachiko, Hachiko là một giống chó akita của Nhật Bản. Với cách trình bày bằng màu nước rất đẹp chắc chắn sẽ đọng lại trong người đọc những sắc màu khó phai. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, khi chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông đến nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại đến nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư qua đời, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm công việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng không thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở đất nước Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất thế giới. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn không thể kìm được mỗi lần đọc sách.
Em tin dù là người mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ phải rung động khi đọc cuốn sách này. Sau khi đọc cuốn sách em đã nuôi một chú chó, em rất yêu quý nó và cũng đặt cho nó cái tên Hachiko, đến nay chú chó đã gần 5 tuổi.
Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Ghi vào thẻ những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
- Kĩ năng xác định những cuốn sách có nội dung hay, ý nghĩa.
- Xác định được thông điệp và giá trị mà cuốn sách mang lại.
- …
Câu 6 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, vì sao việc đọc một cuốn sách, xem một bộ phim được ví như “chuyến du hành vào vùng đất mới”?
Trả lời:
- Theo em, việc đọc một cuốn sách, xem được bộ phim cũng giống như tích lũy tri thức qua việc đọc sách. Vì việc đọc những cuốn sách thực sự chất lượng, thực tế và giá trị để đọc, nghiền ngẫm và học thì nó sẽ đưa người đọc đến nhiều thế giới mới, vùng đất mới, vùng đất của tri thức, vì vậy việc đọc một cuốn sách, xem một bộ phim được ví như “chuyến du hành vào vùng đất mới”.