Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngữ văn trang 20 lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Thực hành tiếng Việt ngữ văn trang 20 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20
Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:
a. Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Chòng chành nhịp võng ca dao
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
b. Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.
(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đáy giếng)
d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Trả lời:
a, Từ tượng hình: chòng chành
Tác dụng: Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gửi gắm tư tưởng tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương, biết ơn sự chăm sóc, yêu thương của mẹ.
b, Từ tượng thanh: thập thình
Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi vất vả và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, khắc họa người mẹ tần tảo, hi sinh và sự biết ơn của người con.
c, Từ tượng hình: Nghênh ngang
Từ tượng thanh; ồm ộp
Tác dụng; Giúp người đọc dễ hình dung ra dáng vẻ, âm thanh của sự vật, hiện tượng được nhắc tới
d, Từ tượng thanh: Phanh phách
Tác dụng: Giúp tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật, miêu tả đúng tính chất của đối tượng được nhắc tới.
Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên.
Trả lời:
- 5 từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của người: mảnh mai, dong dỏng, cao ráo, mảnh dẻ, đầy đặn, bầu bĩnh, vội vàng…
- 5 từ gợi âm thanh của thế giới xung quanh: vo ve, cót két, ồn ào, the thé, khúc khích
Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trống:
a, Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi ….. bên hiên nhà.
b, Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành ….., trơ trụi lá.
d, Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng …… như mạng nhện.
đ, Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá …… ở Hà Giang.
Trả lời:
a, tí tách/ lộp bộp/ rả rích
b, khẳng khiu
c, râm ran
d, chằng chịt
đ, cheo leo
Câu 4 trang 20 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng của chúng trong những trường hợp ấy.
Trả lời:
Ví dụ 1:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)
Từ tượng hình; tẻo teo
Ví dụ 2:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Từ tượng hình: Lom khom
Ví dụ 3:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ tượng thanh: Ầm Ầm
Câu 5 trang 20 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Phân tích nét độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm):
a. Khóm trúc, lùm tre huyền thoại
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
b. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
c. Con nghe dập dờn sóng lúa
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
Trả lời:
a, Tác giả đã dùng từ tượng hình “vấn vít” kết hợp với hình ảnh “dây trầu”, “lời ru” để thấy được sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời và vai trò của lời ru đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ chìm vào giấc ngủ, gợi nhắc khoảng trời cổ tích cùng câu hát dân gian, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm.
b, Từ tượng hình “xao xác” được tác giả Tố Hữu đưa và trong câu thơ đã góp phần diễn tả tâm trạng nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết, tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với quê hương.
c, Từ tượng hình “dập dờn” được tác giả sử dụng rất phù hợp để diễn tả chuyển động lúc lên lúc xuống, lúc gần lúc xa, lúc tỏ lúc mờ nối tiếp nhau liên tiếp và nhịp nhàng của hình ảnh “lúa” trong tâm trí người con gắn với lời ru của mẹ, đã nuôi lớn người con về mặt thể xác và tâm hồn.
Câu 6 trang 20 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.
Trả lời:
Không phải ai trong tất cả chúng ta đều thích mùa hè. Nhưng em lại nghĩ trời đất có bốn mùa luân phiên xuân, hạ, thu, đông để chúng ta có thể cảm nhận được sự diệu kì của thiên nhiên. Mùa hè không mát mẻ như mùa xuân, mùa thu. Nhưng chúng em vẫn rất vui mỗi khi hè về. Từng dấu hiệu chuyển mùa từ xuân sang hạ em đều có thể cảm nhận được. Hè đến là tiếng ve xuất hiện, những tia nắng chói chang, không khí oi bức. Nhưng mùa hè lại là mùa em và các bạn được nghỉ sau một năm học tập và có thời gian để tham gia các hoạt động như tập nhảy, tập bơi, học kì quân đội, đi thiện nguyện. Đặc biệt em thích mùa hè vì gia đình em có nhiều thời gian cùng nhau. Cả nhà em, tất cả các thành viên được đi du lịch, vừa được vui chơi, em vừa học hỏi thêm nhiều điều, biết thêm nhiều thứ mà trước đây em mới chỉ được nghe. Hè năm nay cũng vậy, bố mẹ em tổ chức cho gia đình em đi du lịch Sapa. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm. Điều đầu tiên em cảm nhận được khi đặt chân tới thị trấn Sapa là không khí mát mẻ, người dân ở đây nhiệt tình, mến khách. Đồ ăn cũng rất ngon, nhiều món nghe tên rất là như: Thắng cố, mèn mén..., ai lên đây cũng thích ăn lẩu cá tầm và nướng ngói nghe xèo xèo. Tham gia một số hoạt động của người Tây Bắc, tham quan và bản Cát Cát, bản Tả Phìn, Sín Chải...Cảm giác được lên đỉnh Fansipan mới tuyệt làm sao, từ trên cao mà phóng tầm mắt có thể nhìn thấy mây trời Tây Bắc rất hùng vĩ và nên thơ.
Từ tượng thanh: Xèo xèo