Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 97 lớp 8 (Chân trời sáng tạo)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Tri thức ngữ văn trang 97 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 119 lượt xem


Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 97

1. Hài kịch

- Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người. Lão hà tiện, Tác-tuyp (Tartulfe), Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e (Molière)... là những kiệt tác về hài kịch.

Hài kịch mang đầy đủ các đặc điểm chung của kịch, đồng thời thể hiện đặc điểm riêng qua các yếu tố như: nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại, thủ pháp trào phúng,

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hải kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bảy, phê phán cái xấu.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ...) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng tấn công - phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ, cầu xin – từ chối;

Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột, qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cái thấp kém với cái thấp kém... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém.

Ví dụ: xung đột giữa những kẻ có mưu đồ đen tối với nhau hay xung đột giữa thói keo kiệt, bủn xỉn của một kẻ cho vay nặng lãi với nhu cầu tiêu pha lãng phí của những đứa con hư...

- Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bảng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.

- Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thưởng để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vảo – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật củng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ...

- Thủ pháp trào phúng: Hài kịch thưởng sử dụng các thủ pháp trào phúng như phóng đại tinh phi lô-gíc, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật (hành vi, lời nói, cử chỉ, trang phục...); các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lý...

2. Căn cứ để xác định chủ đề

- Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống.              Để xác định chủ đề của tác phẩm văn học, cẩn dựa trên nhiều yếu tố như: nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu, ngôn tử, thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình (trong tác phẩm thơ), cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột,... (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch).

3. Đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ

- Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay nhỉ, nhé, nha, nghen...

Trợ tử không có vị trí cố định ở trong câu. Có thể chia thành hai loại trợ từ:

– Trợ tử nhấn mạnh (những có, chính, mỗi, ngày...): thưởng đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.

Ví dụ:

Má đưa cho tôi những mười tờ một trăm, bảo mua ngay một chồng và mới.

“Những” trong câu trên là trợ từ, có chức năng nhấn mạnh mức độ về lượng nhiều hơn mức cần có hay mong đợi.

– Trợ từ tình thái (tiểu từ tinh thái) (à, a, nhỉ, nhé, nha, nhen, nghen, đẩy này...) thường đứng ở đầu và cuối câu, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn, câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói.

thản.

Ví dụ: Bác này lí luận hay nhỉ

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

“Nhỉ” trong câu trên là trợ từ tình thái, biểu thị ý mỉa mai, dùng ở cuối câu cảm

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Có thể chia thành hai loại thân từ

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ả, ô, ôi, ối, chà...): dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi...).

Ví dụ:

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

– Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, i...)

Ví dụ: – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.

(Nam Cao, Lão Hạc)

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thưởng dùng kèm theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt... tương ứng với tình cảm, cảm xúc mà thần từ biểu thị.

 
1 119 lượt xem