Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67 lớp 8 (Chân trời sáng tạo)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 129 lượt xem


Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67

1. Truyện lịch sử

- Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân ...) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

- Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ...

- Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyển truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

- Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyển truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại ... thường dùng cốt truyện đa tuyến.

- Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyển truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các phẩm tự sự nhiều chương hội như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại ,... thường dùng cốt truyện đa tuyến.

- Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện. Ví dụ trong Hoàng Lê nhất thống chỉ có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh – Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi ...

- Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thưởng do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

- Đối với các nhân vật, sự kiện có thật, gắn với bối cảnh thời gian – không gian xác định trong quá khứ, được các tài liệu lịch sử ghi chép lại hoặc người đời truyền tụng, người viết truyện lịch sử thường tôn trọng, tái hiện một cách chân thực. Nhưng để tái hiện, làm sống dậy các sự kiện, nhân vật ấy, nhà văn phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các chi tiết về ngoại hình, hành vi, tâm lí, lời nói,... của nhân vật chính; tạo ra các nhân vật phụ, cảnh quan, không khí lịch sử bao quanh nhân vật. Vì thể, truyện lịch sử cần đến sự hư cấu.

- Ngôn ngữ Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.

2. Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến

Kiểu câu

Chức năng

 

Đặc điểm

Câu kể

(Câu trần thuật)

Kể, miêu tả, thông báo, nhận định…

Thường kết thúc bằng dấu chấm (.)

Câu hỏi

(Câu nghi vấn)

Hỏi.

- Sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì sao, bao giờ…)

- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)

Câu cảm

Biểu lộ cảm xúc của người nói (hoặc người viết)

- Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi, chao, chao ôi, chà, trời… hoặc các từ chỉ mức độ của cảm xúc như: quá, lắm, thật…

- Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).

Câu khiến)

Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh…)

- Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, nào…

- Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).

3. Câu khẳng định, câu phủ định

Kiểu câu

Chức năng

Đặc điểm

Câu

khẳng định

Khẳng định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc… trong câu.

- Thường không có phương tiện diễn đặt riêng.

- Có thể bắt gặp trong câu khẳng định những cấu trúc: không phải không, không thể không, không ai không…

Câu

phủ định

Phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc… trong câu.

- Thường sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, chẳng, không phải, chẳng phải, chả…

- Có thể bắt gặp trong câu phủ định những cấu trúc: làm gì…, mà…

Ví dụ: Nó làm gì biết.

 
1 129 lượt xem