Em được giao nhiệm vụ tham gia cuộc thảo luận về chủ đề Thiên nhiên có vai trò gì
Trả lời Đề bài trang 51 SGK Ngữ văn 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trong bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó trang 51 sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
* Đề bài (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em được giao nhiệm vụ tham gia cuộc thảo luận về chủ đề “Thiên nhiên có vai trò gì đối với cuộc sống con người?” và có trách nhiệm ghi chép nội dung thảo luận để trình bày lại cho các bạn nghe.
* Hướng dẫn:
Bước 1: Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu kĩ về đề tài thảo luận, trao đổi của nhóm.
- Liệt kê những gì em đã biết và muốn biết thêm về đề tài này
- Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
Bước 2: Lắng nghe và nắm bắt nội dung chính
- Tập trung lắng nghe nội dung trao đổi giữa các thành viên trong nhóm
- Tránh ngắt lời người nói
- Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung chính của người nói.
- Quan sát nét mặt, cử chỉ, ánh măt, lắng nghe giọng điệu của người nói để hiểu quan điểm của họ về vấn đề đang trao đổi.
- Ghi ngắn gọn những vấn đề có nhiều ý kiến trao đổi, những vấn đề nhóm đã hoặc chưa thống nhất bằng từ khóa, cụm từ, kí hiệu…
- Ghi tóm tắt ý kiến/ quan điểm cá nhân, những vấn đề cần trao đổi thêm với nhóm.
Bước 3: Trình bày lại những nội dung chính đã trao đổi, thảo luận
- Xác định lại với các thành viên trong nhóm về nội dung đã tóm tắt, ghi chép và điều chỉnh.
- Xác định rõ mục đích, người nghe, không gian và thời gian trình bày lại nội dung của cuộc trao đổi, thảo luận.
- Đọc lại, sắp xếp các nội dung đã ghi chép theo một trình tự hợp lí để thuận tiện cho việc trình bày và phản ánh chính xác, đầy đủ nội dung cốt lõi, mối tương quan giữa các ý kiến của cuộc trao đổi, thảo luận.
Bài nói mẫu tham khảo:
Những điều cần biết về hiện tượng băng tan?
Định nghĩa:
Hiện tượng băng tan trước hết là một hiện tượng vật lý. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự tan chảy của tuyết hoặc các tảng băng trong đó bao gồm sông băng, những tảng băng trôi, và thềm băng trên các đại dương.
Nguyên nhân hiện tượng băng tan
Hiện tượng băng tan diễn ra do các tác nhân tự nhiên và tác nhân con người.
- Tác nhân tự nhiên
+ Thực tế cho thấy băng tan là do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng.
+ Sự nóng lên toàn cầu diễn ra do một lượng khí metan bị thải ra quá mức cho phép từ Bắc cực và các vùng lân cận.
+ Hiện tượng núi lửa phun trào cũng tác động đến việc tan các tảng băng ở 2 cực do hàng tấn tro bụi bị bay vào không khí.
+ Lượng CO2 thải ra khi băng tan cũng làm nhiệt độ trái đất nóng lên và cuối cùng lại lặp lại vòng chu kỳ băng tan → thải khí CO2 → trái đất nóng lên.
- Tác nhân con người
+ Các tác nhân tự nhiên chỉ tác động phần nhỏ vào quá trình xảy ra hiện tượng băng tan. Nguyên nhân chính vẫn nằm ở các hoạt động sống của con người.
+ Khí thải từ các khu công nghiệp và phương tiện giao thông làm tăng lượng khí CO2 trong không khí. Đặc biệt là ngành công nghiệp khí đốt.
Thực trạng hiện tượng băng tan trong những năm gần đây
- Hiện nay tình trạng hiện tượng băng tan đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng băng trên trái đất đang tan nhanh hơn khoảng 57% so với cách đây 30 năm.
- Tính từ năm 1979 đến năm 2020, lượng băng ở Bắc cực đã bị giảm một phần diện tích gấp 6 lần nước Đức.
- Tại Nam cực, mực nước biển trung bình đã tăng thêm 3.5 cm. Nước biển đang dâng lên do lượng băng tan quá lớn. Thực tế cho thấy nhiều vùng đã bị nước biển xâm nhập mặn và gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Tác hại của hiện tượng băng tan
Hiện tượng băng tan tiềm ẩn những mối nguy mà nhân loại sắp phải đối mặt.
- Biến đổi khí hậu trầm trọng
- Mực nước biển dâng cao
- Ảnh hưởng đến việc đi lại trên biển
- Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí, nắng nóng kéo dài
- Tác động to lớn đến con người và động vật
Biện pháp hạn chế hiện tượng băng tan
- Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người gây ra. Do vậy để hạn chế hiện tượng băng tan, cần có biện pháp hạn chế lượng khí thải do hoạt động của con người thải ra môi trường.
- Dùng các biện pháp mạnh với cơ quan xí nghiệp thải trực tiếp chất thải ra môi trường mà không qua xử lý.
- Tăng cường trồng cây, cải tạo cây rừng, hạn chế phá rừng để tăng lượng O2 trong không khí.
- Phân loại rác thải để xử lý đúng tránh gây ô nhiễm cho môi trường