Lý thuyết Hình bình hành (Cánh diều 2024) Toán 8

Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 4: Hình bình hành ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 8.

1 139 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 4: Hình bình hành

A. Lý thuyết Hình bình hành

1. Khái niệm

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

Ví dụ: Cho hình vẽ, tứ giác ABCD có phải là hình bình hành không? Vì sao?

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Tứ giác ABCD có: A^+D^=120°+60°=180°

Mà hai góc ở vị trí trong cùng phía

Suy ra AB // CD    (1)

Lại có: C^+D^=120°+60°=180°

Mà hai góc ở vị trí trong cùng phía

Suy ra AD // BC    (2)

Từ (1) và (2) suy ra ABCD là hình bình hành.

2. Tính chất

Trong hình bình hành:

- Các cạnh đối bằng nhau;

- Các góc đối bằng nhau;

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Ví dụ: Cho hai hình bình hành ABCD và BECD, AC cắt BD tại O. Chứng minh:

a) AB = BE;

b) OB=12CE .

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Do ABCD là hình bình hành nên:

AB = CD, OB=OD=12BD .

Do BECD là hình bình hành nên BE = CD, BD = CE.

a) Từ AB = CD và BE = CD, suy ra AB = BE (vì cùng bằng CD).

Vậy AB = BE.

b) Từ OB=12BD  và BD = CE.

Do đó OB=12CE .

3. Dấu hiệu nhận biết

Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.

Ví dụ: 

 (ảnh 2)

Hình a và c là hình bình hành do:

Hình a có các cặp cạnh đối bằng nhau.

Hình b có các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

B. Bài tập Hình bình hành

Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh:

a) BE = DF;

b) BE // DF.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 4: Hình bình hành

Vì E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC nên:

 AE=DE=12AD và BF=CF=12AD

Mà AD = BC nên AE = CF.

Xét ΔABE và ΔCDF có:

AB = DC

EAB^=DCF^ (Vì ABCD là hình bình hành)

AE = CF

Suy ra ΔABE = ΔCDF (c.g.c)

Suy ra BE = DF.

Vậy BE = DF.

b) Xét tứ giác EBFD có: BE = DF và DE = BF

Suy ra tứ giác EBFD là hình bình hành.

Do đó BE // DF.

Bài 2. Cho hình bình hành ABCD, đường chéo BD. Kẻ AH và CK vuông góc với BD lần lượt tại H và K. Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 4: Hình bình hành

Vì tứ giác ABCD là hình bình hành nên: AD = BC và AD // BC.

Vì AD // BC nên ADH^ = CBK^  (hai góc so le trong).

Ta có: AHBD  và CKBD . Suy ra: AHD^=CKB^=90°  và AH // CK.

Xét ΔAHD và ΔCKB có:

AHD^=CKB^=90°

ADH^=CBK^

AD = BC (cmt)

Do đó ΔAHD = ΔCKB (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra AH = CK (hai cạnh tương ứng)

Xét tứ giác AHCK có:

AH = CK và AH // CK

Vậy tứ giác AHCK là hình bình hành.

1 139 lượt xem