Lý thuyết Hình vuông (Cánh diều 2024) Toán 8
Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 7: Hình vuông ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 8.
Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 7: Hình vuông
A. Lý thuyết Hình vuông
1. Khái niệm
Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
2. Tính chất
- Hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc ở đỉnh.
3. Dấu hiệu nhận biết hình vuông
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
- Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.
Ví dụ:
Hình d là hình vuông
B. Bài tập Hình vuông
Bài 1. Cho hình vuông ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AD và DC.
a) Chứng minh rằng BI ⊥ AK.
b) Gọi E là giao điểm của BI và AK. Chứng minh rằng .
Hướng dẫn giải
Xét ∆BAI và ∆ADK có:
AB = AD
Suy ra ∆BAI = ∆ADK (c.g.c)
Suy ra (góc tương ứng bằng nhau)
Mà
Suy ra
• Xét ∆ABE có
Suy ra
Hay AK ⊥ BI (đpcm)
• Xét tứ giác EBCK có
Suy ra
Mà .
Do đó .
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Phân giác trong AD của góc A (D ∈ BC ). Vẽ DF ⊥ AC, DE ⊥ AB. Chứng minh tứ giác AEDF là hình vuông.
Hướng dẫn giải
Xét tứ giác AEDF có:
Suy ra AEDF là hình chữ nhật (1)
Theo giả thiết ta có: AD là đường phân giác của góc .
Suy ra .
Xét ΔAED có:
Suy ra .
Suy ra ΔAED vuông cân tại E nên AE = ED (2).
Từ (1) và (2) suy ra AEDF là hình vuông.
Vậy AEDF là hình vuông.